Báo Cáo Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN​
    Information
    LỜI NÓI ĐẦU

    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu không thể tách rời trong tiến trình phát triển của bất cứ quốc gia nào. Nó chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại; để từ đó các quốc gia tiến hành xây dựng nền kinh tế xã hội phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của mình. Trong lịch sử 300 năm của CNH, với rất nhiều biến đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta đã được chứng kiến nhiều mô hình công nghiệp hoá diễn ra ở các nước. Nó bắt đầu ở Anh (với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào giữa thế kỷ XVIII), tiếp đó là Bắc Mỹ, rồi Liên Xô (với mô hình công nghiệp hoá hướng nội), và các nước NICs (với mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu).
    Không nằm ngoài quy luật phát triển chung của lịch sử nhân loại, các nước Asean cũng đã xây dựng cho mình một con đường công nghiệp hoá mang những đặc điểm riêng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và những mục tiêu đặt ra.
    Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Asean. Với những điểm tương đồng cả về lịch sử, địa lý cũng như xuất phát điểm của nền kinh tế, những đặc điểm và bài học mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Asean mang lại sẽ có một tác động nhất định và thực sự có ích cho chúng ta trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng đất nước tiến lên CNXH.Với những lý do như trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN”.
    Trong khuôn khổ bài tiểu luận, tác giả cố gắng trình bày những hiểu biết của mình, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy giáo và bạn đọc để bài tiểu luận được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn.



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. TỔNG QUAN VỀ CNH - HĐH VÀ ASEAN 2
    1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 2
    1.1. Khái niệm công nghiệp hoá-hiện đại hoá 2
    1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa 2
    2. Asean (Association of the south east Asian nations) 4
    2.1. Điều kiện tự nhiên-văn hoá 4
    2.2. Hoàn cảnh kinh tế 5
    II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CON ĐƯỜNG CNH- HĐH CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
    1. Các nước ASEAN tiến hành CNH-HĐH từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu 7
    2. Thực hiện CNH từ xây dựng các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động đến sử dụng nhiều chất xám và công nghệ hiện đại 8
    3. Từ chiến lược CNH thay thế nhập khẩu (Import Substituation Industrialization-ISI) đến hướng vào xuất khẩu (Export Oriented Industrialization- EOI) 9
    4. Vốn và công nghệ của nước ngoài là yếu tố then chốt thực hiện CNH
    5. Thực hiện CNH-HĐH dưới sự điều tiết của nhà nước và gắn liền với tăng cường mở cửa, hội nhập quốc tế 15
    6. Kết hợp giữa CNH với HĐH, thực hiện đi tắt đón đầu, tiếp nhận công nghệ mới tiên tiến 16
    7. Kết hợp HĐH kinh tế với HĐH xã hội 17
    8. Kết hợp HĐH kinh tế với ổn định chính trị 18
    III. HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CNH-HĐH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM DÀNH CHO VIỆT NAM 18
    1. Hạn chế 19
    2. Một số bài học cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam 21
    KẾT LUẬN 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...