Chuyên Đề Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Nông Cống ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và thu nh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Nông Cống ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và thu nhập
    1.1. Điều kiện tự nhiên
    a. Vị trí, địa hình, khí hậu
    Nông Cống là huyện thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Nam. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Đông Sơn, Phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 28.656,53 ha. Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính gồm 32 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Chuối là trung tâm văn hoá của huyện.
    Nông Cống có quốc lộ 45 trục giao thông chính và tuyến đường Bắc – Nam chạy qua, cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng đều, nối các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh như: đô thị trung tâm thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, Nghi Sơn – Tĩnh Gia với các vùng miền trong tỉnh và cả nước là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của huyện Nông Cống phát triển.
    Là huyện đồng bằng nhưng địa hình của Nông Cống tương đối đa dạng: vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn, địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên. Tổng thể bị nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắc huyện và từ Tây Nam xuống Đông Bắc ở phía Nam huyện. Có thể chia ra thành 2 vùng:
    - Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã Tây Bắc của huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa có đỉnh cao nhất 414 m, là mái nhà của huyện hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như: quặng Crôm, Secfentin, nguyên liệu làm phân bón và phụ gia xi măng.
    - Vùng đồng bằng có diện tích chứng 21.156 ha (chiếm 74 % diện tích toàn huyện), vùng có những quả đồi độc lập, thỉnh thoảng có núi đá vôi, có thể chia thành các tiểu địa hình.
    Sự đa dạng của địa hình đã tạo điều kiện cho việc phát triển nông lâm đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tổ choc sản xuất, đặc biệt là sản xuất với quy mô lớn. Vì thế, cho đến nay cây trồng chiến lược của Nông Cống vẫn là cây lúa nước, bên cạnh đó chũng trồng một số cây công nghiệp, chăn nuôi lợn và gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trên cá nước ngọt và nước lợ nhưng chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình.
    Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Trung bộ, với đặc trưng chủ yếu như sau:
    Tổng nhiệt trung bình trong năm khoảng 8500-860­0[SUP]0[/SUP]C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 2[SUP]0[/SUP]C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,5[SUP]0[/SUP]C. Có 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình dưới 20[SUP]0[/SUP]C, có 5 tháng nhiệt độ trung bình lớn hơn 25[SUP]0[/SUP]C (từ tháng 5 đến tháng 9). Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1658 giờ, bức xạ tổng cộng hàng năm là 225-230 Kcal/cm[SUP]2[/SUP].
    Lượng mưa trung bình hàng năm tại huyện là 1500-1900 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9, xấp xỉ 400 mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12.
    Độ ẩm không khí trung bình là 85-86%, mùa đông, thường vào khoảng tháng 12 độ ẩm không khí có ngày tụt xuống 50%, mùa xuân, vào những ngày mưa phùn, độ ẩm không khí lên đến 89%. Mỗi năm có 4 tháng có nguy cơ xảy ra hạn hán, đó là tháng 1 đến tháng 4 cần phải có kế hoạch đảm bảo nước cho cây trồng, vật nuôi.
    Nông Cống cũng là một huyện phải chịu nhiều thiên tai như bão, lũ, úng, hạn cục bộ.
    Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thời tiết một mặt đã tạo cho Nông Cống điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mặt khác cũng gây nhiều trở ngại cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
    b. Tài nguyên thiên nhiên
    - Tài nguyên đất đai: Tài nguyên quan trọng nhất của huyện là đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 28.656,53 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 62,37 %, tương ứng với 17.861,50 ha, trong đó có 2275,58 ha ding cho nông nghiệp và 2275,58 ha dùng cho lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp chiếm 27,75% tương ứng với 7952,94ủtong đó đất chuyên dụng chiếm 3592,86 ha, đất ở chiếm 2197,82ha. Hiện còn 9,85% đất chưa sử dụng, tương ứng với 2824,27 ha.
    Đất đai của Nông Cống bao gồm các loại: phù sa không được bồi hàng năm, đất mặn ít và đất đồi núi. Nhìn chung đất đai của Nông Cống thích hợp với cây trồng nông nghiệp hàng năm và lâu năm, tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển một nền nông nghiệp trồng cây đa canh.
    Theo bản “Điều tra, nghiên cứu bổ sung xây dung bản đồ thổ nhưỡng”, đất đai của huyện Nông Cống có các loại như sau:
    - Đất phù sa bão hoà bazơ: có diện tích là 820 ha, nằm ngoài triền đê của các con sông, thuộc địa bàn các xã: Tân Thọ, Tân Khang, Tế Tân, Tế Thắng, Tế Nông, Minh Khôi, Thăng Thọ, Trường Minh. Địa hình cao, độ xốp khá, thành phần cơ giới nhẹ, mùa đông thường hay bị khô hạn. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, đậu đỗ, ngô, khoai lang.
    - Đất phù sa bão hoà bazơ kết von nông: Có diện tích là 420 ha, nằm dọc theo sông hoặc các dải đất cao trong đồng, địa hình vàn, vàn cao. Đây là loại đất thịt và đất thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá, phù hợp với một số loại cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu đỗ và rau màu.
    - Đất mặn điển hình glây nông: Có diện tích 400ha, phân bố dọc theo sông Yên và sông Thị Long thuộc đại bàn xã Trường Giang, Trường Sơn, Tượng Văn , Địa hình thấp trũng, bị nhiễm mặn bởi nước ngầm, thuộc loại đất thịt từ trung bình đến nặng, thường bị lầy thụt khi ngập nước, phù hợp với các loại cây cói, sú, vẹt và nuôi trồng thuỷ sản.
    - Đất phù sa lầy bão hoà bazơ: diện tích 700 ha, phân bố tại vùng thấp trũng, độ no bazơ cao, thường dùng để cấy một vụ lúa chiêm, tiêu nước kém. Là loại đất thịt từ trung bình đến nặng, hàm lượng đạm và lân giàu nhưng nghèo kali. Phân bố tại các xã: Thọ Bình, Trường Minh, Trường Giang, Tượng Văn, vùng đầm lầy Minh Thọ.
    - Đất phù sa chua glây nông: Có diện tích 8300 ha, phân bố ở vùng địa hình thấp và vàn thấp. Hàm lượng mùn đạt khá, lân nghèo, Kali trung bình đến nghèo. Cây trồng chủ yếu trên loại đất này là lúa, trồng 2 vụ/năm.
    - Đất phù sa chua kết von nông: Diện tích vào khoảng 2800 ha, nằm ở địa hình cao, thoát nước tốt, thành phần cơ giới là thịt nhẹ đến cát pha, kết cấu kém, rời rạc. Đất này thường bố trí 3 vụ: 2 lúa 1 màu, hoặc 2 màu 1 lúa.
    - Đất phù sa biến đổi cơ giới li mon: Diện tích 2500 ha, có nguồn gốc là đất phù sa hình thành trên vùng tiếp giáp giữa trung du với đồng bằng, lớp mặt rời rạc khi khô và chặt khi gặp nước. Rất nghèo dinh dưỡng, thiếu vi lượng. Đất này cần bố trí trồng các cây họ đậu trong cơ cấu mùa vụ, các giống cây trồng cạn có quả, củ để tăng độ phì cảI tạo đất.
    - Đất xám frtalit kết von sâu: Diện tích 1070 ha, hình thành vùng đồi phù sa cổ, tiếp giáp vùng núi, đồng bằng, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dầy trên 50 cm, kết von trên 15%. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như: dứa, chè, hoặc các loại cây chịu hạn giỏi như ngôn, kê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...