Chuyên Đề Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở
    Việt Nam.
    * Đặc điểm chung
    Đặc điểm địa mạo. 2/3 Diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi. Địa hình chung có hướng nghiêng từ Tây Bắc sang Đông Nam. Với chiều dài bờ biển là 3260 Km trải dài từ Nam ra Bắc qua các vùng cửa sông tạo thành các đồng bằng trũng thấp, trong đó Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là hai vùng ĐNN đại diện cho địa mạo vùng châu thổ sông Hông và sông Cửu Long. So với diện tích tự nhiên của tùng vùng, ĐNN chiếm một diện tích lớn và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế xã hội của đất nước: Vùng Đồng bằng Bắc bộ diện tích ĐNN chiếm khoảng 55.71%, đồng bằng sông Cửu Long chiềm tới 65,64%. Như vậy điều kiện địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc tích, trữ nước. Dây là cơ sở để hình thành các vùng ĐNN chính ở Việt Nam.
    Đặc điểm khí hậu: Thuộc vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nhiêth độ trung bình hằng năm khá cao (hơn 20[SUP]0[/SUP]C), độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn (hơn 80%), lượng lưa dồi dào (1.700 – 2.200 mm/năm). Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng đặc biệt là chế độ nhiệt và chế độ ẩm sẽ ảnh hưởng rất rõ đến chế độ chế độ thuỷ văn của các vùng nhu thời gian ngập nước, độ sâu ngập, chế độ nhiệt của nước. Từ đặc điểm trên dẫn đến dự khác nhau giữa các loại hình ĐNN theo mùa và theo từng vùng sinh thái.
    Đặc điểm thuỷ văn: Hệ thổng dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày . Tổng số các dòng sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500 trong đó những con sông dài trên 10 Km là 2.360 con sông trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích 10.000 Km2 trở lên như sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, Sông Hồng, sông Thái Bình (Phan Nguyên Hồng, 1996). Trong các hệ thống trên thì hệ thống sông Cửu Long có nguòn nước chảy vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4 % tổng lượng dòng chảy sông ngòi vào cả nước. Các dòng sông này chạy ra biển tạo thành các cửa sông, đây là các loại hình ĐNN quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay cả nước có trên 3 500 hồ chứa nước nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn. Các hồ chứa nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23.400 ha, hồ Hoà Bình có diện tích 218 Km[SUP]2[/SUP], Hồ Dầu tiếng có diện tích 35 000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, 2003).
    Thổ nhưỡng: Có 15 nhóm đất chính trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến các đặc trưng của vùng ĐNN, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất glây, đất xám và đất cát. Do dặc điểm khác nhau về địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng đã hình thành các đặ trưng về thực vật của các vùng ĐNN với 2 dạng điển hình là là thực vật vùng ĐNN mặn và thực vật vùng ĐNN ngọt. [3].
    2.1 Đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng Sông Hồng.
    a. Đặc điểm tự nhiên.
    Vùng đồng bằng Sông Hồng có diện tích 65.326 Km2, dân số là 9 triệu người trong đó dân số đô thị là 1,7 triệu. Đây là vùng đất màu mỡ được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông nhánh cận Bắc và cận Nam của sông Hồng và một hệ thống phức tạp chảy ra vịnh Bắc Bộ qua 9 cửa sông [1].
    Theo bản đồ ĐNN của vùng cửa sông ĐBSH (Phân viện Điều tra quy hoạch Rừng Nam Bộ và hội Khoa học đất Việt Nam, 2004), diện tích ĐNN ở vùng này là 229.762 ha (chiếm 76.01% diện tích tự nhiên). Trong đó diện tích ĐNN mặn là 125.389 ha gồm 22.487 ha ĐNN ven biển và 102.482 ha ĐNN ven sông, phân bố chủ yếu ở các cửa sông: Nam Triệu, sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Ba Lạt, Lạch Giang, Cửa Đáy và loại hình sử dụng đất chính ở đây là sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích ĐNN ngọt là 103.373 ha với các loại hình sử dụng đất chính là canh tác nông nghiệp.
    ĐNN vùng cửa sông Hồng giới hạn bởi cửa Lân ở phía Bắc và cửa Phú Hải ở phía Nam, qua các xã Xuân An, Giao Thiện (Nam Định) và xã Nam Phú (Thái Bình). Cửa sông có các bãi triều rộng lớn có rừng ngập mặn phát triển và là nơi cư trú của các loài chim nước vào mùa đôn, là nơi cung cấp các nguồn giống, tôm cá và là nguồn lợi thuỷ sản rất lớn.
    Trong giai đoạn 1938 – 1992, bãi triều cao được bồi tụ ngang là 5 350 ha (trung bình 28 – 46 m/năm), bãi triều thấp khoảng 1.518 ha (3 - 9 m/năm) ở phía Nam. Phần phía Bắc cửa sông Hồng bị xói mất 472 ha, tốc độ xói đạt 1 – 6 m/năm. D vậy, vùng cửa sông Hồng có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam.[3]
    b. Đa dạng sinh học.
    Đến nay đã thống kê được 971 loài thuộc các nhóm động thực, vật chính sống trên cạn và dưới nước, trong đó chim là nhóm đa dạng nhất (21,3 % tổng số), sau cùng là côn trùng (18%), chân khớp thuộc nhóm Zooplankton (13,8%) và cá (13,4%).
    - Động vật đáy khá đa dạng, gồm tôm, cua (153 loài), thân mềm chân bụng (30 loài), hai vỏ (25 loài). Cá gồm 130 loài trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế về số họ (23 họ) và số loài (74 loài), tiếp đến là Gobiidae (12 loài), Engralidae (9 loài), Carangidae Leiognathidae (7 loài),
    - Động vật trên cạn với hai nhóm chiếm ưu thế là: Chim với 113 loài di cư chiếm 54,1% và côn trùng gồm Lepidotera (13 họ và 41 loài), Coleoptera (13 họ và 40 loài), Diptera (5 họ và 21 loài), Hemiptera (10 họ và 18 loài), Hymenoptera (9 họ và 15 loài) còn các nhóm khác ở mức đa dạng rất thấp.
    - Thành phấn các loài thực vật gồm: 12 loài cây ngập nước mặn và 31 loài đi theo (thuộc 29 họ), đã tạo nên thảm thực vật quan trọng, không chỉ là công cụ bảo vệ bờ biển mà còn là nơi quần tụ của chim trời cá nước. Cây ngập mặn chính là Mắm (Avicennia lantana), Giá Biển (Excoecaria agallocha), Sú (Aegiceras corniculata), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Trang (Kandedia candel), bần chua (Sonnneratia caseolaris). [3].
    * Đa dạng sinh học ở vườn Quốc Gia xuân Thuỷ.
    Theo kết quả điều tra của TS.Phan Kế Lộc & TS. Nguyễn Tiến Hiệp và phát hiện bổ sung của VQG Xuân Thuỷ trong thời gian gần đây, các loài thực vật bao gồm 101 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ trong đó có 5 loài 5 chi 3 họ thuộc ngành ráng số còn lại thuộc ngành hạt kín trong đó có 25 họ, 57 chi, 68 loài thuộc lớp hai lá mầm.
    Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt tạo nên trên 3000 ha rừng ngập mặn trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100 ha rừng phi lao.
    - Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ.
    - Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ ,bộ Hạc ,bộ Sếu và bộ Sả . Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài . Nếu so sánh với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có:
    + 219 loài bằng 26,5 % của tổng số loài chim cả nước 828 loài
    + 41 họ bằng 50,61 % tổng số họ chim cả nước 81 họ
    + 13 bộ bằng 68,42% tổng số bộ chim cả nước 19 bộ
    Như vậy sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là tương đối cao nếu so sánh với Vườn quốc gia khác .
    - Các sinh cảnh chính thường gặp là : rừng ngập mặn (64,6% ), bãi sậy và cói ( 67,4 %), bãi bồi và cồn cát trống (55,1%) ,rừng phi lao (42,2%).
    - Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là : Cò thìa ( Platalea minor,P.leucorodia) ,Bồ nông (Penecanus philippensis) ,Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes) ,Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt đầu đốm ( Tringa guttifer ) ,Choi choi mỏ thìa ( Erynorhynchus pygmeus),Choắt chân màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus)
    - Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới . Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm ,hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể . Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.
    - Trong số 219 loài chim , có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước . Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ; Vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con ( Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là 20.000 con )
    Hàng năm vào mùa đông ( Từ tháng 11 , 12 ) chim di trú từ Xibêri , Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía nam, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim. Đến VQG XT chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn km của mình. Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam ( Australia, Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản ( khoảng tháng 3,4 ) lại dừng chân ở VQG Xuân Thuỷ. Có những loài đã trú đông ở Xuân Thuỷ thời gian khá dài như Cò Thìa ( Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) . VQG XT cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư .Chính vì vậy VQGXT có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim , bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế .
    Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài : Dơi, chuột, cầy, cáo . , ở dưới nước có ba loài quí hiếm là :
    Rái cá ( Lutra lutra ), cá Heo ( Lipotes vexilifer ) và Cá Đầu ông sư ( Neophocaera phocaenoides ). Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão ( Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm ).
    Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ,đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQG XT tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái . Số liệu về ĐDSH của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài .
    Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển . Các loài rong có giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh,tiêu biểu là Rong câu chỉ vàng ( Gracilaria bodgettii ) . Trong các thuỷ vực của vùng cửa sông có lau sậy, cói và rong tảo. Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thuỷ sinh khác .
    Theo số liệu của Sở thuỷ sản, mùa khô 1996 có kết quả thu mẫu của 37 loài thuộc 4 ngành tảo như sau :
    Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) : 15 chi, 27 loài , chiếm 73%
    Ngành tảo Giáp ( Pirophy) : 2 chi, 4 loài, chiếm 10,8 %
    Ngành tảo Lam (Cyanophyta) : 2 chi; 3 loài, chiếm 8 %
    Ngành tảo lục ( Chlorophyta) : 3 chi, 3 loài, chiếm 8 %
    Hai chi có số loài cao thuộc ngành tảo Silic, các chi còn lại chỉ chiếm từ 1 đến 2 loài .
    Kết quả thu mẫu mùa mưa ( '96) được 40 loài theo tỷ lệ :
    Ngành tảo Silic : 15 chi, 3 loài , chiếm 75%
    Ngành tảo Giáp : 1 chi, 5 loài, chiếm 12,5 %
    Ngành tảo Lam : 2 chi; 2 loài, chiếm 2 %
    Ngành tảo lục : 3 chi, 3 loài, chiếm 7,5 %
    Số tảo Giáp, Lục, Lam không có giá trị làm thức ăn cho thuỷ hải sản chiếm 25 % tổng số loài .
    Mặc dù số loài phát hiện ở trên còn thấp nhưng lại có mặt nhiều loài ưu thế ở vùng cửa sông ven biển , ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn tạo lên sinh khối lớn làm thức ăn phong phú cho các loài động vật thuỷ sinh .
    Mật độ tế bào trung bình trong mùa mưa và mùa khô là : Mùa mưa : 140.370 tế bào /m3 nước, mùa khô : 2.275.644 tế bào /m3 nước . Như vậy có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa .Mùa khô mật độ tế bào cao gấp 16 lần mùa mưa. Đặc biệt là tảo Thalassiothrix có mật độ cá thể cao và xuất hiện phổ biến ở tất cả các Trạm thu mẫu .
    Động vật nổi : Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165 loài của 14 nhóm chính như : Copepoda. Cladocera, Siphonophora, Chaetognatha, Nauphius.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...