Thạc Sĩ Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1. Việt Bắc – Thái Nguyên thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến
    chống Pháp đã trở thành những cái tên đầy tự hào của những người yêu nước
    Việt. Hình ảnh thiên nhiên và con người Thái Nguyên trở thành đề tài, nguồn
    cảm hứng của rất nhiều văn nghệ sĩ như Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Bùi
    Như Lan, Nguyễn Minh Sơn, Hồ Thủy Giang . Những nhà văn, nhà thơ
    thuộc nền văn học địa phương này có đóng góp lớn cho thành tựu chung của
    văn học nước nhà, nhưng không phải nhà văn nào cũng được nghiên cứu đánh
    giá xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình. Bởi vậy, việc tìm hiểu
    những tác giả xuất sắc của văn học địa phương là việc làm cần thiết.
    2. Hiện nay, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo, phần
    văn học địa phương giảng dạy tại các trường Trung học cơ sở bao gồm 24
    tiết. Trong chương trình Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở của trường Đại
    học Sư phạm Thái Nguyên, hai học phần lí luận văn học và văn học Việt Nam
    hiện đại cũng yêu cầu tìm hiểu về văn học địa phương, nên việc thực hiện đề
    tài này góp thêm một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy các phần học ấy.
    3. Từ đổi mới năm 1986 trở lại đây, thể loại truyện ngắn ở Việt Nam có
    rất nhiều cách tân mạnh mẽ và việc tranh luận thế nào là truyền thống, thế nào
    là hiện đại vẫn đang diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thật rõ
    ràng. Việc thực hiện đề tài về một tác giả với những truyện ngắn xuất sắc đã
    đoạt nhiều giải thưởng ở trung ương như Hồ Thủy Giang sẽ góp phần đánh
    giá toàn diện hơn về xu thế vận động và thành tựu của truyện ngắn nói riêng -văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.
    Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn Hồ
    Thủy Giang”.
    2. Lịch sử vấn đề
    Nhà văn Hồ Thủy Giang viết nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện
    ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Nhưng thể loại
    truyện ngắn được nhà văn quan tâm hơn cả và mang lại cho nhà văn những
    thành công trong sự nghiệp văn chương của mình. Khi các tập truyện ngắn,
    Bông hoa cô đơn (năm 1990), Ảo ảnh (năm 1997), Lúc ấy biển hoàng hôn
    (năm 2000), Truyện ngắn chọn lọc (năm 2002) xuất hiện trên văn đàn, một số
    bài báo của nhà văn Vũ Nho, tác giả Đặng Quyết Tiến, tác giả Phạm Đức và
    một đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005 của tác giả Phương Dung – Lệ
    Hằng có những đánh giá nhận xét về các tập truyện ngắn này.
    Các bài viết đã đề cập đến một số phương diện nội dung trong truyện
    ngắn Hồ Thủy Giang.
    Nhà văn Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh của Hồ Thủy Giang
    nhận xét: “Với ngòi bút gần như chuyên chú, độc canh một thể loại, Hồ Thủy
    Giang là ngườicó duyên với giải thưởng. Viết một hồi nhận giải thưởng, lại
    viết, lại nhận giải, lại cặm cụi viết, lại nhận giải . mỗi lần như thế Hồ Thủy
    Giang phấn đấu, tự tin, nhưng cũng gặp khó khăn phải làm sao vượt lên
    chính mình, phải thay đổi, biến hóa để không rơi vào nhàm chán. Vốn là một
    giáo viên văn, những trang viết về đề tài nhà trường, về cuộc sống buồn vui
    của nhà giáo thường là những trang viết hay, sâu sắc nhất của một người
    trong cuộc, một người am tường”.
    Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang “mang nỗi cô đơn, bất an của tâm
    hồn con người, những rung động sâu xa, chân thành trước tình yêu thương,
    lòng nhân hậu của con người. Điều này khiến chúng ta luôn phải ngạc nhiên
    ngỡ ngàng khi tự khám phá ra phần sâu kín trong tâm hồn mỗi con người qua
    từng trang văn”. ( Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên , Phương Dung - Lệ
    Hằng)
    Cũng về nội dung này tác giả Đặng Quyết Tiến khi đọc tập truyện
    ngắn Bông hoa cô đơn nhận xét: “Cả tập truyện . là tấm lòng lo âu nghĩ
    ngợi đầy trách nhiệm của người viết trước cuộc đời. Đọc thấy buồn, nỗi buồn
    thấm thía . Bông hoa cô đơn là một tập sách hay. Khoan hãy nói đến những
    chuyện to tát về nghệ thuật. Theo tôi, giữa cái lúc mà trên các quầy sách thưa
    vắng đến những tác phẩm văn học đích thực thì nó đã từ tốn ra đời. Không ồn
    ào, không được vồ vập một cách giả dối, nhưng những ai còn có nỗi lo âu về
    cuộc đời chắc sẽ đọc Hồ Thủy Giang và chia sẻ cùng anh”.
    Hồ Thủy Giang xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn đề bức xúc
    của đời sống. Trong truyện tác giả còn đưa ra “những chiêm nghiệm, những triết lý
    nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và
    bình thường của cuộc sống”. ( Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên , Phương
    Dung - Lệ Hằng).
    Nhà văn Vũ Nho nhận xét Truyện ngắn chọn lọc Hồ Thủy Giang
    không chỉ là những trang viết đầy nỗi buồn và nước mắt, nhiều trang viết
    còn“đề cao lối sống có tình thần nghĩa hậu, sống đằm thắm có trước có
    sau .của con người Việt Nam”.
    Như vậy có thể thấy, với hơn 200 truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng
    ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống, những câu chuyện về tình yêu lứa đôi,
    hạnh phúc gia đình, những mối quan hệ giữa cha con, mẹ con, bạn bè, đồng
    nghiệp, thầy trò . đã được Hồ Thủy Giang khai thác triệt để. Bên cạnh đó
    những vấn đề bức xúc của xã hội như: đề tài chống tham nhũng, về sự tha hóa
    đạo đức của một số cán bộ nhà nước . cũng được nhà văn quan tâm. Hồ Thủy
    Giang viết nhiều về nỗi buồn, nhất là số phận bất hạnh, kém may mắn trong
    cuộc sống. Nhà văn mong muốn những truyện ngắn của ông “không chỉ phản
    ảnh và tái hiện đời sống, mà chính là để bù đắp vào khoảng trống cuộc đời đã
    vĩnh viễn đánh mất”[19,tr183].
    Các bài viết còn đề cập đến một số phương diện trong nghệ thuật của
    truyện ngắn Hồ Thủy Giang.
    Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh cũng nhận xét. “Truyện nào
    cũng khá ngắn, cốt truyện đơn giản, mỗi truyện chỉ có từ hai đến bốn nhân
    vật bao giờ cũng gắn bó hay liên quan trực tiếp đến một vấn đề nào đó trong
    cuộc sống”.
    Trong tập truyện Lúc ấy biển hoàng hôn, Vũ Nho nhận thấy “Hồ Thủy
    Giang không bình luận nhiều (tuy nhiên trong một vài truyện đã thấy anh
    thích đi ra, xưng danh hoặc cứ lừng lững xen vào câu chuyện). Tác giả chỉ
    đưa ra các tình huống, kể cả các mẩu chuyện, phác thảo đôi nét chân dung để
    bạn đọc suy ngẫm rồi phán xét”.
    Tác giả Phương Dung - Lệ Hằng trong Đề tài nghiên cứu khoa học
    của sinh viên nhận xét. Giọng điệu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang khi
    thì “kín đáo, mỉa mai, lúc công khai thẳng thừng châm biếm, đả kích, lúc lại
    lạnh lùng dồn nén, khi lại ngậm ngùi, xót xa”. Ngôn ngữ của truyện “giản dị,
    dễ hiểu, đời thường, đậm tính khẩu ngữ”.
    Qua các bài viết đó có thể thấy được phần nào nghệ thuật trong truyện
    ngắn Hồ Thủy Giang đó là: Tạo dựng cốt truyện đơn giản, không li kì, gay
    cấn. Nhân vật ít, thường là tầng lớp trí thức và gắn bó với một vấn đề nhân
    sinh của đời sống. Việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày đã tạo cho tác phẩm của
    Hồ Thủy Giang nhiều giọng điệu khác nhau vừa ngậm ngùi xót va vừa mỉa
    mai chua chát.
    Như vậy, các bài viết có nhiều đánh giá nhận xét xác đáng, sắc sảo về
    một số phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Hồ Thủy Giang,
    song chưa tác giả nào có một công trình nghiên cứu chuyên biệt , tất cả chỉ là mang
    tính chất khái quát, sơ lược. Tuy nhiên đó cũng là những tư liệu quý gợi mở
    cho
    chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang”.
    Chúng tôi mong muốn luận văn sẽ lý giải, phân tích sâu hơn một số
    đặc điểm nội dung và nghệ thuật mà Hồ Thủy Giang thể hiện trong truyện
    ngắn của ông. Trên cơ sở đó thấy được vị trí, ý nghĩa và đóng góp những
    truyện ngắn của Hồ Thủy Giang đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và
    khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy
    Giang qua ba tập truyện.
    1. Truyện ngắn chọn lọc – NXB Văn học. 2002
    2. Mùa gió heo may – NXB Lao động. 2005
    3. Người đẹp thường nhiều bí ẩn – NXB Văn học. 2010
    Do khuân khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể tìm hiểu tất cả
    các phương diện của đặc diểm truyện ngắn mà chỉ tập trung xoáy sâu vào một
    số phương diện sau đây:
    - Các kiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật xây dựng nhân vật
    - Không gian và thời gian nghệ thuật
    - Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong các tập truyện ngắn kể trên
    của Hồ Thủy Giang.
    4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số vấn đề đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong
    truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét
    riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo
    độc đáo và những đóng góp của ông vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
    Nếu đề tài thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tư liệu tham
    khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong các trường
    Trung học cơ sở trên địa bàn Thái Nguyên. Đề tài này cũng góp thêm một tư
    liệu tham khảo cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong chương
    trình Ngữ văn của khoa Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, trường Đại học sư
    phạm Thái Nguyên.
    5. phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng và phối hợp các
    phương pháp cơ bản sau
    - Phương pháp hệ thống.
    - Phương pháp khái quát - tổng hợp.
    - Phương pháp đối chiếu - so sánh.
    - Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học.
    - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
    - Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm thi pháp học.
    6. Cấu trúc luận văn
    Luận văn bao gồm ba phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
    luận. Trong phần nội dung bao gồm 3 chương.
    Chương1: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang.
    Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
    Hồ Thủy Giang
    Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
    Hồ Thủy Giang.

    CHƯƠNG 1
    THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG
    1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Thủy Giang
    Hồ Thủy Giang sinh ngày 20/06/1947 tại quận Kiến An thành phố Hải
    Phòng. Hiện ông thường trú tại số nhà 16, tổ 16, phường Trưng Vương, thành
    phố Thái Nguyên. Hồ Thủy Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội
    viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam. Hiện nay, Hồ
    Thủy Giang đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật – Hội Văn học
    Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
    Năm 1960 Hồ Thủy Giang theo gia đình từ Hải Phòng lên Thái Nguyên
    sinh sống. Hồi nhỏ Hồ Thủy Giang rất thích đọc các tác phẩm văn chương và
    làm thơ để tặng bạn bè. Năm 19 tuổi, thơ của ông đã được in. Thành công của
    truyện ngắn đầu tay “Ngàn làm máy”, năm 21 tuổi, in trên báo tạp chí Văn
    nghệ Việt Bắc, với truyện ngắn này, ông là người đầu tiên đưa hình ảnh phụ
    nữ của nền công nghiệp hiện đại vào văn học. Sau đó Hồ Thủy Giang viết tiếp
    một loạt tác phẩm về đề tài “công nghiệp hóa nông thôn” và nhận được giải
    thưởng của Báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 1971 với tác phẩm
    “Cô bánh xích”.
    Từ 1969 – 1980, Hồ Thủy Giang là giáo viên dạy văn ở trường Trung
    học cơ sở Đại Từ. Trong 11 năm vừa dạy học, vừa sáng tác, ông còn tự học
    hết chương trình Đại học, với ông tự học là điều rất quan trọng.
    Năm 1980, Hồ Thủy Giang chuyển về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin
    tỉnh Thái Nguyên. Từ đó ông thực sự dành nhiều thời gian, tâm huyết vào sáng
    tác văn chương và đoạt nhiều giải thưởng của trung ương và địa phương.
    Năm 1983, Hồ Thủy Giang làm Phó phòng Xuất bản Sở Văn hóa Bắc
    Thái. Năm 1987 ông chuyển sang làm Ủy viên Thường vụ Thường trực Hội
    Văn học Nghệ thuật Bắc Thái. Năm 1992 đến nay Hồ Thủy Giang giữ chức
    vụ Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội
    đồng Nghệ thuật- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
    * Những tác phẩm tiêu biểu
    Với bốn mươi năm cầm bút, Hồ Thủy Giang được nhận hơn hai mươi giải
    thưởng của trung ương và địa phương. Sau đây là một số giải thưởng tiêu biểu:
    - Giải thưởng báo văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm1971
    - Giải thưởng báo Giáo viên Nhân dân năm 1976
    - Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm1981, 1990
    - Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt
    Nam năm 1997.
    - Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm
    2002, 2004, 2008, 2009
    - Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tài hoa trẻ năm 2001
    - Giải thưởng kịch bản phim truyện của Bộ văn hóa năm 2007.
    - Giải thưởng liên hoan phim truyện truyền hình toàn quốc năm 2010.v.v.
    Hồ Thủy Giang là người ham học hỏi, có niềm đam mê mãnh liệt với
    văn chương. Đến nay tác giả cho ra mắt độc giả 16 tập truyện ngắn, hai tập
    thơ, một tiểu thuyết, hai cuốn phê bình văn học và ba kịch bản phim truyền
    hình. Các tác phẩm tiêu biểu như:
    - Bạn cùng lớp (truyện vừa) năm 1981
    - Cô bánh xích (tập truyện ngắn) năm 1985
    - Có một cô gái trong đời (tập truyện ngắn) năm 1987
    - Con tàu đến muộn (tập truyện ngắn) năm 1989
    - Bông hoa cô đơn (tập truyện ngắn) năm 1990
    - Biệt li (tiểu thuyết) năm 1994. Tái bản năm 2006 với nhan đề Những
    phương trời lá rụng
    - Ảo ảnh (tập truyện ngắn) năm 1997
    - Truyện ngắn chọn lọc (tập truyện ngắn) năm 2002
    - Văn học Thái Nguyên – Tác giả, tác phẩm (phê bình văn học) năm 2004
    - Mùa gió heo may (tập truyện ngắn) năm 2005
    - Bạn với cỏ cây (tập thơ) năm 2009
    - Dưới cờ phục quốc (kịch bản phim) năm 2010
    2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người và văn chương trong
    truyện ngắn Hồ Thủy Giang
    Văn chương là niềm đam mê, là ước mơ từ bé của Hồ Thủy Giang. Từ
    nhỏ ông ước mơ rằng sẽ trở thành một nhà văn. Và hiện tại Hồ Thủy Giang đã
    thực sự trở thành một nhà văn và đạt được trao nhiều giải thưởng cao ở Thủ đô
    gió ngàn. Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học
    và kịch bản phim nhưng thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất và đạt được
    nhiều thành công nhất là truyện ngắn. Hồ Thủy Giang rất thích đọc truyện ngắn,
    bởi vì theo ông: Truyện ngắn là thể loại có kết cấu ngắn gọn để đưa ra một triết
    lý, mang hơi thở của cuộc sống. Đọc nhiều truyện ngắn, mỗi người sẽ tìm thấy
    một phần cuộc đời và hình ảnh mình trong đó. Với ông, thực tại sống một nửa
    ngoài đời và một nửa là sống trong những tác phẩm văn học, chính vì vậy, Hồ
    Thủy Giang thường đặt ra quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người và văn
    chương trong truyện ngắn của mình.
    Viết về cuộc sống Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút đến những câu chuyện
    tình yêu và hạnh phúc. Khi khảo sát tìm hiểu truyện ngắn Hồ Thủy Giang
    chúng tôi nhận thấy, chiếm hơn nửa tác phẩm của ông là những truyện viết về
    tình yêu. Người ta cứ nghĩ rằng tình yêu là phải đẹp, lãng mạn, ngọt ngào, êm ái,
    mộng mơ. Nhưng cuộc đời đâu chỉ có một chiều như vậy. Để có được tình
    yêu, con người phải vượt qua bao khó khăn, thử thách. Mỗi câu chuyện tình
    yêu trong truyện ngắn của nhà văn đều có những gai góc và chan chứa buồn
    thương, đau đớn, nước mắt, máu, thậm chí cả cái chết. Trong Con tàu đến

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lại Nguyên Ân (1990), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới Hà Nội
    3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định,
    Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
    4. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn
    học số 9/1998
    5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lý luận tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục
    6. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học.
    7. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức , Nxb Hội nhà văn Việt Nam.
    8. Hữu Đạt (1999), Nhà văn sự sáng tạo nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn Việt Nam.
    9. Phan Cự Đệ (1971), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb Văn học nghệ
    thuật Nam.
    10. Phan Cự Đệ (2002), Một số vấn đề về lý luận và lịch sử văn học, Nxb Đại học
    Quốc gia Hà Nội.
    11. Hà Minh Đức (1997 - chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    12. Hà Minh Đức (1998), Chặng đường mới trong văn học Việt Nam, Nxb Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng, Nxb
    khoa học xã hội, Hà Nội.
    14. Phương Dung - Lệ Hằng (2005), Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang,
    Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa ĐT.GV.THCS, ĐHSP Thái Nguyên.
    15. Nhiều tác giả (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    16. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), NxbGiáo dục,
    Hà Nội.
    17. Hồ Thủy Giang (1989), Con tàu đến muộn, Nxb Văn học.
    18. Hồ Thủy Giang (1990), Bông hoa cô đơn, Nxb Văn học.
    19. Hồ Thủy Giang (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học.
    20. Hồ Thủy Giang (2005), Mùa gió heo may, Nxb Lao động.
    21. Hồ Thủy Giang (2010), Người đẹp thường nhiều bí ẩn, Nxb Văn học.
    22 . Hồ Thủy Giang (2004), Văn học Thái Nguyên tác giả - Tác phẩm, Nxb Giáo dục
    23. Đinh Thị Thu Hà (2010), Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong
    truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
    - ĐHTN.
    24. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển Thuật ngữ
    văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    25. Nguyễn Văn Hạnh, Phùng Như Phương (2002), Lý luận văn học – vấn đề
    suy nghĩ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    26. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    27. Nguyễn Thái Hòa (2007), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    28. Ma Văn Kháng (2007), Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Nxb Hội
    nhà văn, Hà Nội.
    29. Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
    học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.
    30. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên
    cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    31. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb
    Giáo dục, Hà Nội.
    32. Phong Lê (1976), Văn và người, Nxb Văn học, Hà Nội.
    33. Phong Lê (1985), Trên hành trình bốn mươi năm văn xuôi: Ngôn ngữ và
    giọng điệu, Nxb Văn học, Hà Nội.
    34. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Văn học, Hà Nội.
    35. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau năm
    1975. Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    36. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau
    Cách mạng Tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    37. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn
    học, Hà Nội.
    38. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Lý luận và phê bình văn học – Những vấn đề
    gì đang đặt ra, Tạp chí văn nghệ Quân đội (số 4).
    39. Mai Thị Nhung(1999), Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn
    Minh Châu sau năm 1975 ,Đề tài NCKH, ĐHSP - ĐHTN.
    40. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    41. Trần Đình Sử (2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học
    Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí văn học.
    42. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học.
    43. Trần Đình Sử (1978 – chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    44. Trần Đình Sử (1998), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ giáo viên,
    Hà Nội.
    45. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và các tính sáng
    tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.
    46. Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma
    Văn Kháng thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP – ĐHTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...