Thạc Sĩ Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề . 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    5. Phương pháp nghiên cứu 7
    6. Cấu trúc của luận văn . 7
    NỘI DUNG . 8
    Chương 1: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH
    TRÌNHSÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO 8
    1.1 Truyện ngắn Việt Nam đương đại 8
    1.1.1. Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội 8
    1.1.2. Sự chuyển biến của văn học . 10
    1.1.3. Diện mạo của truyện ngắn . 10
    1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thụât của nhà văn Võ Thị Hảo . 32
    1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn 32
    1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo . 32
    Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG
    TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO 37
    2.1. Cuộc sống đa chiều và số phận con người trong truyện ngắn thế sự của
    Võ Thị Hảo 37
    2.1.1 Cuộc sống đa chiều trong cái nhìn đậm thiên tính nữ của Võ Thị Hảo . 37
    2.1.2. Số phận con người và vấn đề đạo đức nhân sinh trong truyện ngắn
    thế sự đời tư của Võ Thị Hảo . 45
    2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại qua màu sắc huyền thoại trong
    truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo 58
    2.2.1. Truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo 58
    2.2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại trong truyện ngắn kì ảo của
    Võ Thị Hảo . 60
    2.3. Truyện ngắn giả lịch sử và khát vọng nhân bản về cuộc sống con người
    của Võ Thị Hảo . 64
    2.3.1.Truyện ngắn giả lịch sử của Võ Thị Hảo 64
    2.3.2. Khát vọng nhân bản về cuộc sống con người trong truyện ngắn giả
    lịch sử của Võ Thị Hảo 66
    Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
    NGẮN VÕ THỊ HẢO 70
    3.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo . 70
    3.1.1. Cốt truyện kỳ ảo . 70
    3.1.2 Nhân vật mang yếu tố kỳ ảo . 73
    3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 78
    3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình . 78
    3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý . 84
    3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 89
    3.3.1. Nghệ thuật sử dụng động từ mạnh tạo ấn tượng đặc biệt 89
    3.3.2 Nghệ thuật sử dụng tính từ với những gam màu nóng, lạnh 95
    3.3.3. Nghệ thuật sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến . 98
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Sau năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
    (năm 1986), đời sống xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong
    lĩnh vực văn học. Sự chuyển đổi từ thời chiến sang thời bình, với những quy
    luật của cuộc sống thế sự đời tư đòi hỏi phải có sự nhìn nhận lại văn học và
    vai trò của văn học. Bên cạnh đó, do nhu cầu của thời đại, văn học phải có sự
    thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới, thị hiếu mới của công chúng. Từ đó
    các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động
    sáng tác, lí luận, phê bình đều có sự chuyển biến tích cực.
    Từ sự chuyển biến tích cực ấy, văn học Việt Nam thời kỳ này đã gặt hái
    được những thành công trên nhiều lĩnh vực, thể loại, đặc biệt là truyện ngắn.
    Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình đã nhận ra xu hướng tìm tòi sáng
    tạo, những lối viết hoàn toàn mới mẻ của những nhà văn trẻ đầy tâm huyết với
    những tên tuổi không thể không kể đến như Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà,
    Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Nguyễn
    Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh . Hoà chung vào dòng chảy đó, nhà văn
    Võ Thị Hảo xuất hiện với tư cách là một nhà văn nữ có cá tính độc đáo với
    cách viết mới lạ.
    1.2. Võ Thị Hảo một cái tên rất đỗi bình thường, nhưng chị đã từng gây
    những ấn tượng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thập kỷ trước với
    những truyện ngắn Biển cứu rỗi, Vườn yêu, Chuông vọng cuối chiều và mấy
    năm trở lại đây, chị lại làm cho độc giả sửng sốt và kinh ngạc với các tập
    truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Goá phụ đen, hồn
    trinh nữ trong đó Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm đã đạt được
    giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.
    Với những tập truyện ngắn đặc sắc của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã
    góp phần cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam, thổi vào đó hơi thở của
    cuộc sống và con người với không ít những bộn bề phức tạp. Để làm được
    điều này, nhà văn phải có quan niệm mới mẻ về hiện thực cuộc sống con
    người, cũng như phải táo bạo trong cách viết, cách xử lý vấn đề . Đây là
    những yếu tố quyết định làm nên những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
    trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo.
    1.3. Nghiên cứu truyện ngắn của Võ Thị Hảo lâu nay đã có không ít
    những công trình, nhưng đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của chị để chỉ ra những
    đặc điểm nhằm nhận diện một phong cách mới mẻ đa dạng thì vẫn còn là một
    khoảng trống. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn
    của nhà văn Võ Thị Hảo”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhận diện một gương
    mặt văn xuôi tiêu biểu và có thể làm tư liệu cho những ai nghiên cứu, yêu
    thích văn chương của chị.
    2. Lịch sử vấn đề
    Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và chị từng nghĩ mình sẽ trở
    thành nhà thơ, tuy nhiên chị lại xuất hiện đều đặn trên văn đàn thập kỉ 90 của
    thế kỷ XX ở lĩnh vực văn xuôi. Với 10 tập truyện ngắn, hai tiểu thuyết và ba
    kịch bản phim, các sáng tác của Võ Thị Hảo đã và đang là mối quan tâm của
    nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Sự xuất hiện một gương
    mặt nữ độc đáo trên văn đàn còn có rất nhiều bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn.
    Với thời gian có hạn, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi vào
    một số khía cạnh có liên quan trực tiếp đến đề tài.
    2.1. Về nội dung
    Nguyễn Lương trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo đã nêu những ấn
    tượng tổng quát về truyện ngắn của Võ Thị Hảo. Theo tác giả, truyện của chị
    “Mỏng manh đến điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe, đó là cảm giác ban
    đầu về nữ văn sĩ xứ nghệ này khi mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sau
    những câu chữ trau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con
    người, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Đọc truyện Võ Thị Hảo, người ta
    thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn sự ngọt ngào và cay đắng” [12].
    Với sự phát hiện tinh tế, Phùng Hữu Hải trong bài viết Yếu tồ kì ảo trong
    truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 đã nhìn nhận những sáng tác của
    Võ Thị Hảo ở khía cạnh cảm hứng triết luận về người phụ nữ: “Võ Thị Hảo
    qua chùm truyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Hành trang của người đàn bà
    Âu lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này. Dựa vào cảnh ngộ của những
    người phụ nữ mang nỗi đau của cả thế giới đàn bà, Võ Thị Hảo tìm ra những
    quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ” .
    Bùi Thanh Truyền trong luận án tiến sỹ của mình đã chỉ ra những thông
    điệp mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần
    thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ: Chúng không cần ăn cỏ,
    không cần bài tiết, chỉ cần “nhúm môi, phồng má thổi phù một cái, thế là cả
    đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra như một đàn bóng khổng lồ” đây chính là cái
    nhìn phê phán một thời kì hợp tác không ít những non nớt, tiêu cực người
    viết phần nào lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người hôm
    nay”[ 55].
    Với trái tim nhạy cảm của người cùng giới, trong bài viết Võ Thị Hảo
    giữa những trang viết trang đời tác giả Lương Thị Bích Ngọc nhận xét khá
    đầy đủ và toàn diện về truyện ngắn của Võ Thi Hảo: “Truyện ngắn của Võ
    Thị Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại không
    nhìn thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một
    tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và
    con người”. Lương Thị Bích Ngọc còn nhận xét: Trong truyện Võ Thị Hảo,
    cái tôi của tác giả dường chỉ thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc thấy được
    cái tôi hiện hữu [14].
    Nhìn chung, về phương diện nội dung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy
    những đặc sắc trong truyện ngắn Võ Thị Hảo đó là “những tâm sự day dứt
    khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái”; là “cảnh
    ngộ của những người phụ nữ mang nỗi đau của cả thế giới đàn bà”; là “hiện
    thực .nghiệt ngã” .nhưng “lan toả trên những trang viết là một tấm lòng nhân
    ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người”. Tuy
    nhiên đó mới chỉ là những nhận định khái quát nhưng vô cùng qúy báu để
    chúng tôi thực hiện luận văn của mình.
    2.2. Về nghệ thuật
    Trên báo Thể thao văn hoá, trong bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang
    viết trang đời, tác giả Lương Thị Bích Ngọc rất tinh tế nhận xét: “Đọc truyện
    chị, thấy cuốn hút cứ tưởng mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có
    duyên và lối văn vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ”, “một hiện thực nghiệt
    ngã được chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngột ngào, dịu nhẹ”.
    Tác giả Quang Hải trong Nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải
    thiêng huyền sử lại dẫn dắt người đọc vào thế giới của tập truyện Những
    truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Theo tác giả, Đêm bướm ma là câu
    chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. Có
    hơi hướng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn lục và dĩ nhiên nó được
    cảm nhận bởi con người hiện đại ”.
    Cùng với nó, người viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng
    điệu của hai truyện ngắn Dệt cỏ và Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là
    giọng văn thương cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu
    nhại, phê phán.
    Tác giả Đoàn Minh Tuấn đi sâu nhận xét từng tập truyện của nhà văn, trong
    bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo có nhận xét về đặc trưng
    thể loại và nội dung truyện ngắn của chị: “Võ Thị Hảo đã tận dụng được đặc
    trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại truyện nhỏ này. Mỗi truyện của chị là
    một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời” .
    Và theo Đoàn Minh Tuấn, ở tập truyện Biển cứu rỗi, chị còn tập trung
    vào hai khía cạnh “Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh.
    Cái nhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong
    im lặng”. Qua nhận định, tác giả đã đánh giá chiều rộng, cũng như chiều sâu
    phạm vi phản ánh truyện ngắn Võ Thị Hảo. Tác giả còn nhận xét “Truyện
    ngắn của Võ Thị Hảo còn bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của những cây
    bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện, chị đã
    gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng, mơ hồ về cuộc đời
    biển cả” .
    Đi sâu vào phương diện nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn nhận xét lối viết
    của nhà văn nữ tài hoa này: “Lối viết trữ tình để đạt hiệu quả nhận thức- một
    trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại”, còn về bút pháp
    trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo có những nét riêng “Cốt truyện vững chắc
    với những xung đột được đẩy tới cao trào”.
    Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chim
    viet.free\ tacpham1\stt1\ vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong
    sự so sánh với các nhà văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy trong văn phong
    của Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn
    Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thu Hoài”. Người viết còn cho rằng “Cay độc và
    ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”.
    Trên đây là những bài viết, những ý kiến, nhận xét, đánh giá tiêu biểu về
    đặc điểm truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ
    thuật. Như đã trình bày, đây mới là những nhận xét đánh giá mang tính khái
    quát ở những khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu phê bình. Cho đến
    nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt đặc điểm truyện ngắn của Võ
    Thị Hảo. Chọn đề tài này, chúng tôi sẽ tham khảo những ý kiến, nhận định
    của các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn, từ đó triển khai
    vấn đề để làm nổi bật đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích lý giải đặc điểm truyện
    ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở
    so sánh với một số nhà văn đương đại để khẳng định những nét riêng trong
    sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của chị cho
    nền văn xuôi đương đại Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đặc điểm của truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và
    nghệ thuật.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu vấn đề trong 10 tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo:
    Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb Hà Nội, 1991
    Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993
    101 cái dại của đàn ông (phóng tác),Nxb Văn hoá dân tộc, 1994
    Truyện ngắn chọn lọcVõ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995
    Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ,1998
    Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi,Nxb Kim Đồng,
    2000
    Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ,
    2005
    Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005
    Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005
    Người sót lại của rừng cười tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2006
    Do thời gian có hạn, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào một số truyện ngắn
    đặc sắc để khái quát, phân tích.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số
    phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    5.1 Phương pháp thống kê, hệ thống
    5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm
    5.3 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
    5.4 Phương pháp khái quát tổng hợp
    5.5 Phương pháp so sánh
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận
    văn được triển khai trên 3 chương:
    Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam đương đại và hành trình sáng tạo nghệ
    thuật của nhà văn Võ Thị Hảo
    Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
    Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

    NỘI DUNG
    Chương 1
    TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH
    SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO
    1.1 Truyện ngắn Việt Nam đương đại
    1.1.1. Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội
    Mùa xuân 1975- dấu son lịch sử của dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn
    toàn độc lập, Bắc- Nam sum họp một nhà, cả dân tộc bước vào thời kỳ xây
    dựng cuộc sống mới. Chiến tranh qua đi, cả dân tộc hào hứng, tự hào với tư
    cách là người làm chủ đất nước, hăm hở bước vào công cuộc xây dựng chủ
    nghĩa xã hội. Tuy nhiên sau niềm vui chiến thắng, dân tộc Việt Nam phải đối
    mặt với hàng loạt những khó khăn chồng chất. Đó là sự khủng hoảng sâu sắc
    về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũ bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với
    điều kiện mới, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi cho phù hợp.
    Nhưng sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có lịch sử mấy
    ngàn năm dựng nước và giữ nước lại một lần nữa được thể hiện để đưa đất
    nước khỏi tình thế hiểm nghèo. Đường lối đổi mới đã hình thành từ trong thực
    tiễn, từ những biện pháp cụ thể để “tự cởi trói” của nhiều cơ quan công sở và
    một số địa phương, đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã trở
    thành cương lĩnh để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và bước
    vào thời kỳ phát triển mới. Từ đây sự suy thoái kinh tế đã được chặn đứng,
    tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày một cao và dần dần nền kinh tế thị
    trường được hình thành. Đổi mới cũng có nghĩa là mở cửa, tăng cường giao
    lưu và hội nhập quốc tế trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá . Từ
    đó, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, làm biến
    đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước. Tuy còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn,
    phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn nhưng con đường đi lên
    xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp đã rõ ràng và không thể đảo ngược.
    Đường lối đổi mới của Đảng được thực hiện từ năm 1986. Cùng với
    sự đổi mới về cơ cấu quản lý, trong đại hội VI Đảng đã có sự nhìn nhận và
    đổi mới về văn hoá, văn nghệ, cần phải có cái nhìn đúng đắn đối với văn hoá,
    văn nghệ - “cởi trói tư tưởng” cho các văn nghệ sỹ. Mở đầu là lời kêu gọi của
    đồng chí Nguyễn Văn Linh với lời kêu gọi các nhà văn ủng hộ cuộc cải cách
    kinh tế của nhà nước bằng cách viết về sự thật. Tháng 12 – 1986, Bộ chính trị
    thông qua nghị quyết của ban văn hoá, cho phép các nhà văn được dân chủ
    trong sáng tạo. Từ đây văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển mình rõ rệt, từ nội
    dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật. Các nhà văn có thể thoả sức sáng
    tạo theo năng lực và sở trường ý tưởng của mình trên cơ sở của định hướng tư
    tưởng xã hội chủ nghĩa.
    Như vậy từ 1986 tới nay, bối cảnh lịch sử của Việt Nam có nhiều sự
    thay đổi. Mặc dù còn có nhiều những hạn chế, tiêu cực, nhưng về cơ bản đất
    nước đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ phát triển kinh tế đất nước
    theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đời sống nhân dân ngày một nâng cao
    ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Văn hoá, văn nghệ cũng có
    sự nhìn nhận, phát triển đúng đắn hoà nhập với khu vực và thế giới.
    Nói tóm lại, bối cảnh lịch sử Việt Nam sau 1975 cho tới nay có nhiều
    diễn biến phức tạp. Đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách
    nhưng cũng gặt hái được không ít thành công. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh
    hưởng lớn tới đời sống văn học, đúng như nhận định của nhà văn Nguyễn
    Khải: Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hoà
    bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chứa chấp những sóng ngầm, những
    gió xoáy bên trong. Nhiều người không chết trong nhà tù, trên trận địa trong

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Hà (2005), Nhà văn Võ Thị Hảo – Tôi thích những nhân vật nữ nổi
    loạn, Báo Truyền Hình HN.
    2. Cao Thị Thu Hoài (2009), Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo ( Qua
    tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc
    nửa đêm), Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
    3. Lương Thị Bích Ngọc (2004), Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời,
    Báo Thể thao và Văn hoá.
    4. Bảo Ninh (1991), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội nhà văn.
    5. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn hay 2001, Nxb Hội nhà văn.
    6. Đặng Anh Đào (19910), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện
    hiện nay, Tạp chí văn học số 6.
    7. Nguyễn Minh Châu(2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Đại học và trung
    học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    8. Nguyễn Hoàng Đức (2000), Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ, Nxb Văn học
    Dân tộc.
    9. Hà Minh Đức (Chủ biên)(2000), Lí luận văn học .Nxb Giáo dục, Hà
    Nội.(Tái bản lần thứ 6).
    10. Võ Thị Hảo(1991), Biển cứu rỗi, Nxb Hà Nội.
    11. Võ Thị Hảo(2005), Hồn trinh nữ, Nxb Phụ Nữ.
    12.Võ Thị Hảo(2005), Goá phụ đen, Nxb Phụ nữ.
    13.Võ Thị Hảo(1993), Chuông vọng cuối chiều, Nxb Lao động.
    14.Võ Thị Hảo(2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nxb Phụ nữ.
    15.Võ Thị Hảo(1998), Ngậm cười, Nxb Phụ nữ.
    16. Võ Thị Hảo(2006), Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ.
    17. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học sư pham.
    18. Đoàn Minh Tuấn (1993), Lời giới thiệu Biển cứu rỗi( Võ Thị Hảo), Nxb
    Hà Nội
    19. Đinh Thị Thu (2007), Báo cáo khoa học: Cảm thức cô đơn trong tập
    truyện ngắn Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, trường Đại học sư phạm Hà Nội.
    21. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb GD.
    22. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet.
    23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb GD.
    24. Võ Thị Hảo(2004), “Nhà văn mà nhẵn nhụi thì mất duyên”, VN Epress.
    25. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD(Tái bản lần 2).
    26. Nhiều tác giả(2002), Lý luận văn học tập 1, Nxb Đại học sư phạm.
    27. Nhiều tác giả (1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nxb Hội nhà văn.
    28. Châm Khanh (2000), Phụ nữ và văn chương, Tạp chí Việt, Tienve Org.
    29. Nguyễn Vi Khanh(2002), Bài viết “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”.
    30. Vi Thuỳ Linh(7/10/2005), Những cơn bão tuổi 25 và sự thay đổi, Trang
    Vietnamnet.
    31. Phạm Thị Ngọc Liên ( 25/1/2007), Nhục cảm văn chương, Trang weo
    www e van. Com.vn.
    32. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
    33. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
    văn, Nxb Giáo dục.
    34. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (1993), Hà Nội
    35. Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học
    số 6.
    36. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí
    văn học số 2.
    37. Nghĩ về truyện ngắn (1994), Phỏng vấn các nhà văn, Văn nghệ quân đội
    số 2.
    38. Khánh Phương (2003), Là hạt muối tôi phải mặn ( trò truyện với Võ Thị
    Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53.
    39.Trần Đình Sử ( 2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học
    Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí văn học số 8.
    40. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    41. Trần Đình sử, “ Khái niệm quan niệm nghệ thuật trong văn học Xô Viết”
    (1991), Tạp chí Văn học, (1)
    42. Bùi Việt Thắng (2001), Tuyển chọn giới thiệu, Truyện ngắn bốn cây bút nữ
    Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.
    43.Bùi Việt Thắng (1993), Khi người ta trẻ, tản mạn về truyện ngắn của
    những cây bút trẻ, Báo văn nghệ số 43.
    44.Nguyễn Thành Thắng (2004), Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn
    đương đại và sự góp mặt của một số cây nữ, Tạp chí Văn thành phố Hồ Chí
    Minh số 7.
    45. Bích Thu (1995), “ Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm
    1975 qua hệ thống môtíp chủ đề”, Tạp chí Văn học(4).
    46. Bích Thu (1996), “ những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí
    Văn học, Hà Nội.
    47. Còn điều chi em mải miết đi tìm (6/2005), Báo An ninh Thế giới.
    48. Bùi Thanh Truyền(2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt
    Nam, Luận văn tiến sĩ ngữ văn.
    49. Nguyễn Thị Như Tươi (2007), Giàn Thiêu của võ Thị Hảo, Luận văn
    Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    50. Đỗ Phương Thảo (2006), Nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Ma
    Văn Kháng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 7.
    51. Dương Quỳnh Trang (1994), Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi
    của một cây bút nữ. Văn nghệ quân đội số 6.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...