Thạc Sĩ Đặc điểm truyện Ngắn Cao Duy Sơn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    1.1.Hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan trọng trong văn học hiện đại nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác ở sự phát triển trên bề rộng và sự kết tinh ở không ít tác giả, tác phẩm.

    Trong văn học từ sau Cách mạng, đề tài miền núi luôn có một vị trí đặc biệt. Quá trình cách mạng hoá, “kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến” diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách mạng. Văn xuôi về miền núi, với sức chứa rộng rãi của thể loại, có vai trò như một biên niên sử về cuộc đổi đời vĩ đại của các dân tộc anh em trong cách mạng dân tộc - dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Đã có những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, được dịch ra nhiều thứ tiếng và giảng dạy trong nhà trường. Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng - những nhà văn dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi cũng là những cây bút chủ lực trong văn học hiện đại nước nhà.

    Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn xuôi hiện đại. Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về đô thị, đồng bằng nói như Phong Lê: “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được, không ai bắt
    chước được”.
    1.2. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy

    Sơn là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài viết về người dân tộc miền

    núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tác phẩm của ông đã tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
    Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn dân tộc Tày - sinh năm 1956 tại Thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng). Là hội viên nhà văn Việt Nam, hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí văn hoá các dân tộc. Chánh văn phòng Hội văn hoá nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là một trong số ít nhà văn người dân tộc thiểu số đã thành công khi tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
    Cao Duy Sơn là một cái tên hiện đang được rất nhiều người biết đến khi tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 2008, mang giá trị vượt ra ngoài các giải thưởng văn học trong nước với đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Cao Duy Sơn, nếu có cũng chỉ là một vài bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Cao Duy Sơn với những đứa con tinh thần của ông . Vì vậy việc tìm hiểu sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
    1.3. Là một người làm công tác giảng dạy nơi núi rừng Việt Bắc - quê hương của nhà văn Cao Duy Sơn, việc thực hiện đề tài đối với chúng tôi còn có ý nghĩa tri ân của thế hệ đàn em đối với một người anh- một nhà văn tiêu biểu của quê hương mình đã mang sắc màu riêng của con người, của cuộc sống dân tộc mình đến khắp mọi miền của tổ quốc và thật mừng vui và tự hào hơn khi sắc màu dân tộc là “đặc sản” vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

    Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những người yêu văn học trong cả nước. Từ đó, có thể giúp họ hiểu thêm và yêu quí thêm văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, nhà văn Cao Duy Sơn nói riêng.

    2. Lịch sử vấn đề:

    2.1. Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách riêng và độc đáo trong sáng tác văn chương Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay công trình nghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn còn rất ít. Những tác phẩm của ông mới chỉ được giới thiệu chung chung trên phương tiện thông tin đại chung như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình.

    Có thể kể tên các bài viết sau:

    - Cao Duy Sơn - Từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già tác giả Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và Văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hoá DT , 2003).

    - Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá Dân tộc 2006 tác giả Thạch Linh, thể thao văn hoá, 5/2006

    - Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - tạp chí Văn hoá các Dân tộc số 7/2006.

    - Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy

    Sơn, NXB Văn hoá DT - Hà Nội 2006 - tác giả Nguyễn Chí Hoan.

    Văn nghệ tết Đinh Hợi - 2007

    - Đàn trời cất tiếng ca vang - tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn

    8/2007.



    - Cả đời tôi chỉ đeo đuổi về đề tài miền núi - tác giả Hứa Hiếu Lễ - báo văn nghệ 11/2008.
    - Nhà văn người co xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Báo văn hoá văn nghệ Cao Bằng.
    - Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 - tác giả

    Hà Linh - Báo văn nghệ Quân đội.

    - Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về

    tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối.

    - Viết văn là một cuộc viễn du về với cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo kinh tế đô thị.
    - Viết văn phải có sự ám ảnh - Tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí.

    - Bông hoa sen đang ngát - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Việt Nam net.

    - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa

    bên suối - Tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới.

    - Ban mai có một giọt sương - Tác giả Đỗ Đức - Báo văn nghệ.2008

    Đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên báo chí. Hầu hết là những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, những cảm nghĩ của nhà văn khi viết và khi được nhận giải thưởng, có một số ít bài đi vào nội dung tác phẩm như: Cõi nhân gian như cổ tích của tác giả Nguyễn Chí Hoan viết về tiểu thuyết Đàn trời. Tác giả nhận xét : Chủ đề Hai hàng của cuốn tiểu thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại ( .). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại .? [10; tr17]
    Trong bài phỏng vấn của phóng viên báo Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét . “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong những



    hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương không màu mè. Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”.
    Tác giả Đỗ Đức nhận xét nhà văn Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình” .
    Có lẽ, người nghiên cứu sâu sắc và có nhiều nhận định xác đáng về Cao Duy Sơn hơn cả là nhà phê bình Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn ông viết : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông ( ) Nhân vật của ông thường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp dữ dội, nhưng lại lặng lẽ kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [28; tr151]

    Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Cao Duy Sơn (đề tài : Thi pháp nhân vật tiểu thuyết, trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn) - Tác giả Đặng Thuỳ An (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đưa ra một số nhận xét.
    Cao Duy Sơn đã thực sự kế thừa và phát huy những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học truyền thống, từ đó khẳng định



    phẩm chất tốt đẹp và giá trị tâm hồn của người dân miền núi. Nhưng luận văn khoa học này chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn. Như vậy ngoài các bài báo, bài phỏng vấn nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nhà văn Cao Duy Sơn. Đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn việc tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn vì thế cũng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    - Văn xuôi miền núi đương đại và sáng tác của Cao Duy Sơn

    - Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

    - Một số phương diện nghệ thuật trong tryện ngắn Cao Duy Sơn

    4. Phạm vi nghiên cứu

    - Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB QĐND (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997).
    - Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB VHDT

    (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003)

    - Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB VHDT (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008).

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thống kê

    - Phương pháp phân tích

    - Phương pháp đối chiếu và so sánh




    6. Bố cục của Luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương.





    MỤC LỤC




    A. Phần mở đầu

    Trang


    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 6
    4. Phạm vi nghiên cứu 6
    5. Phương pháp nghiên cứu . 6
    6. Bố cục của luận văn . 7

    Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà 10
    văn Cao Duy Sơn


    1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại . 10
    1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại . 10
    1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại 12
    1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn 12
    1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại . 16
    2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn . 20
    2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn . 20
    2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 22
    3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn 23
    xuôi miền núi đương đại

    3.1. Những nét tương đồng 23
    3.2. Những nét khác biệt 24

    Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao 27
    Duy Sơn

    1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn 27
    Cao Duy Sơn .

    1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy
    Sơn . 27

    1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy
    Sơn . 28


    2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm
    bản sắc văn hoá Tày . 29

    2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu
    dài 29
    2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc . 30
    2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư 30
    2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày . 32
    3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng 37
    3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch 37
    3.2. Con người tha hoá và sám hối 40
    3.3. Con người thánh thiện 42

    Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn 47
    Cao Duy Sơn


    1. Cốt truyện . 47
    1.1. Khái niệm Cốt truyện . 47
    1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn 48
    2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 52
    2.1. Khái niệm nhân vật văn học . 52
    2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 54
    2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng . 56
    2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách . 58
    2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 59
    2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật . 65
    2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 67
    3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn . 73
    3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh . 73
    3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc 79
    Kết luận 84
    Thư mục tài liệu tham khảo 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...