Tiểu Luận Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại
    Giới thiệu chung

    1, Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại
    a) Bối cảnh lịch sử

    Trung Hoa thời cổ đại chính là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ II Tr. CN mà theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống gọi là thời Xuân thu ( 770 – 481 Tr. CN) và Chiến quốc (480 – 221 Tr. CN); cũng còn gọi là thời “Chu mạt”; về lịch sử văn hoá và tư tưởng, cũng còn được gọi là thời “Tiên Tần”. Từ giai đoạn sau nhà Tần trở đi, trải qua lịch sử trên hai nghìn năm với các triều đại lớn: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh lag giai đoạn lịch sử phong kiến Trung Hoa; cũng còn gọi là giai đoạn trung đại của lịch sử tư tưởng Trung Hoa.
    Trung Hoa cổ đại là thời kỳ tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế – xã hội cũ theo truyền thống thị tộc. Đó là mô hình kinh tế “Tỉnh điền” của nhà Chu.
    Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của LLSX. Đó là việc sử dụng công cụ bằng sắt và dùng bò kéo xe ( một phát minh kỹ thuật nông cụ và sực kéo trong sản xuất nông nghiệp). Điều này đã toạ điều kiện thuận lợi cho việc khai khẩn đất hoang và dẫn thuỷ nhập điền trong công việc thuỷ lợi. Hàng loạt những nghề mới ra đời và phát triển nhanh chóng như luyện kim, đúc, rèn, kim loại, mộc, xây cất, thuộc da, nhuộm, gốm . Sự phát triển của các nghề này không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước. Nhưng sự phát triển đó tất yếu dẫn tới sự hình thành sở hữu tư nhân. Đồng thời sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư. Điều đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời cổ đại Trung Hoa.
    Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai nhà Chu. Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chính trị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương.
    Xu hướng chính trị của các thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu. Hệ quả xã hội của xu hướng này thật tàn khốc. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra . Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ ngũ bá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”.
    Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất ghê ghớm. Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con. Còn Mạnh Tử thì nhận xét: “Đánh nhau tranh thành thì giết người thây chất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng.
    Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề về xã hội, về triết học, đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm. Một loạt các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra 1 kế sách quản lý xã hội, tạo nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia Chư tử”. Chính trong hoàn cảnh đó đã nảy sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh.
    b) Đặc điểm triết học
    * Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức. Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệt quan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khác phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại. Từ đó làm xuất hiện nhiều học thuyết chính trị, tư tưởng, đạo đức khác nhau (bách gia chư tử, bách gia tranh minh) như Nho gia, Mặc gia và Pháp gia. Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế vẫn bàn về chính trị và đạo đức như phái Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử thời cổ đại. Học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyết của chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để lý giải những vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người.
    Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tập trung vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào để ổn định xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ. Tuỳ theo lập trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giải đáp khác nhau về 1 vấn đề chính trị đạo đức. Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu sắc của triết học Trung Hoa cổ đại. Chẳng hạn, vấn đề triết lý về bản tính con người. Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con người. Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyết về bản tính tự nhiên của con người. Với những quan niệm khác nhau về bản tính người như thế lại là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết khác nhau.
    * Về nội dung, triết học Trung Hoa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân. Một loạt triết học về con người được đề cập sâu sắc.
    - Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trị rường mối, chuẩn mực đạo đức.
    => đạo làm người
    - Để lại nhiều triết lý về đạo làm người, nhưng có hạn chế trong việc vượt ra thế giới để chinh phục. Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không phát triển, không cổ vũ cho phát triển sản xuất.
    - Để lại triết lý về học: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc
    Học để làm người quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất.
    * Về mặt hình thức, phương pháp tư duy
    - Triết học Trung Hoa không có sự phân biệt rạch ròi giữa CNDV và CNDT, không có đấu tranh biện chứng giữa các học thuyết triết học. Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán. Chăng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động, giữa CNDV và CNDT, giữa CN vô thần và CN hữu thần. Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”. Nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con người, “sống chết có mệnh, giàu snag tại trời”. Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần, kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỉ thần “ quỉ thần thì đáng kính, nhưng có chớ gần”.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...