Luận Văn Đặc Điểm Triết Học Phật Giáo Ấn Độ Cổ Đại

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc Điểm Triết Học Phật Giáo Ấn Độ Cổ Đại
    Nếu gọi Phương đông là chiếc nôi của văn minh nhân loại thì Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hoá và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy - nó có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng của Châu Á. Giống như triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về thế giới, trong đó có vấn đề phạm trù triết học
    Có thể nói, trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò khá quan trọng. Chính vì sự gần gũi đó mà triết học Ấn Độ gắn liền với các tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Radhakrishnan:"Triết học Ấn Độ mang đượm màu sắc chủ nghĩa duy linh, chính chủ nghĩa duy linh đã cho Ấn Độ khả năng chống lại các cuộc chiến tranh của thù trong giặc ngoài. Hết người Hy Lạp, người Mông Cổ, đến người Pháp, người Anh đã muốn tàn phá và huỷ diệt nền văn minh của đất nước này, nhưng người dân Ấn Độ vẫn ngẩng cao đầu. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, đất nước Ấn Độ tồn tại vì một mục đích: Đấu tranh cho chân lý và chống lại mọi sai lầm . Lịch sử tư tưởng Ấn Độ đã và đang minh chứng về những cuộc kiếm tìm vô tận của trí tuệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai".
    Một trong những điểm sáng của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại đó là sự xuất hiện Đạo Phật, sau này được tôn giáo hoá nhưng đạo Phật là một tôn giáo Phật, đây là một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dưỡng dạy cho con người một triết lý sống, một cuộc sống có đạo lý, có lý tưởng cao cả và đầy lòng vị tha. Chính vì vậy mà ngày nay Phật giáo vẫn tồn tại và ngày càng phát triển trên thế giới.
    Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại, nhưng trước hết ta cùng điểm qua một đôi dòng về đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại.
    Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy–Mã-Lạp–Sơn kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế–xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô (nô lệ). Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp v.v Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
    Triết học Ấn Độ cổ đại chia làm hai giai đoạn:
    Giai đoạn thứ nhất: (Từ giữa thiên niên kỷ III tr.CN đến khoảng giữa thiên niên kỷ II tr.CN). Đây là giai đoạn thường được gọi là “Nền văn hoá Harappa” (hay nền văn minh sống Ấn) – Khởi đầu của nền văn hoá Ấn Độ, mà cho tới nay người ta còn biết quá ít về nó ngoài những tư liệu khảo cổ học vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.
    Giai đoạn thứ hai: (Tiếp nối giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ thứ VII tr.CN). Đây là thời kỳ có sự thâm nhập của người Arya (gốc Ấn- Âu) vào khu vực của người Dravida (người bản địa). Đây là sự kiện quan trọng về lịch sử, đánh dấu sự hoà trộn giữa hai nền văn hoá -tín ngưỡng của hai chủng tộc khác nhau. Chính qúa trình này đã làm xuất hiện một nền văn hoá mới của người Ấn Độ: nền văn hoá Véda.
    Giai đoạn thứ ba: Trong khoảng 5 – 6 thế kỷ (Từ thế kỷ thứ VI tr.CN tới thế kỷ I tr.CN) đây là thời kỳ Ấn Độ cổ đại có những biến động lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng, cũng là thời kỳ hình thành các trường phái triết học – tôn giáo lớn. Đó là 9 hệ thống tư tưởng lớn, được chia làm hai phái: chính thống và không chính thống. Thuộc phái chính thống có Sàmkhuy, Mimasa, Védanta. Yoga, Nỳaya và Vasêsika. Thuộc phái không chính thống có Jaina, Lokayata và Phật giáo (Buddha).
     
    nganguyen889 thích bài này.
Đang tải...