Tiểu Luận Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư vận tải xi măng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư vận tải xi măng

    Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư vận tải xi măng
    Lời nói đầu
    Công ty Vật tư vận tải xi măng ra đời ngày 1-7-1981 theo quyết định số 79/BXD-TC với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng – Bộ xây dựng. Trong thời gian này Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng được thiết lập với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng thiết bị vận tải vật tư cho các nhà máy sản xuất xi măng đảm bảo cho chúng hoạt động liên tục và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất của toàn xí nghiệp xi măng.
    Năm 1987 Xí nghiệp được liên hiệp các xí nghiệp xi măng giao thêm một số nhiệm vụ.
    - Vận chuyển clinker vào máy xi măng Hà Tiên nhằm tận dụng hết công suất nghiền xi măng của nhà máy, nhằm tăng thêm về số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thêm của thị trường.
    - Tham gia tiêu thụ sản phảm xi măng theo kế hoạch liên hiệp các xí nghiệp xi măng.
    Ngày 3/12/1990 Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 828/BXD – TCLĐ cho phép thành lập Công ty kinh doanh Vật tư vận tải. Ngày 5/1/1991, Công ty kinh doanh Vật tư vận tải xi măng được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp cung ứng thiết bị vật tư vận tải xi măng với Công ty vận tải xây dựng.
    Ngày 12/3/1993 Công ty kinh doanh Vật tư vận tải đổi tên thành Công ty thiết bị vận tải xi măng theo quyết định số 022A/BXD – TCLĐ. Trụ sở đặt tại 21B – Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội với tên giao dịch là COMATCE.
    Từ tháng 1/1994 đến tháng 5/1998 Công ty không thực hiện kinh doanh tiêu thụ xi măng mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, king doanh vận tải như : Cung ứng than cám và các loại phụ gia cho công ty xi măng, vận chuyển clinker Bắc Nam,vận chuyển xi măng xuất khẩu
    Tháng 6/1998 đến tháng 3/2000 được sự chỉ đạo của tổng Công ty xi măng Việt Nam, công ty lại được giao nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng trên 9 tỉnh phía bắc Sông Hồng và 3 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. ngoài ra tổng Công ty xi măng Việt Nam còn giao nhiệm vụ cho Công ty vận tải chuyển phần lớn khối lượng clinker của công ty xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn cho công ty xi măng Hà Tiên 1.
    Tháng 4/2000, theo quyết định số 97/XMVN – HĐQG của Tổng công ty xi măng Việt Nam (TCTXMVN) về việc chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh công ty vạn tải xi măng sang công ty kỹ thuật xi măng và tập trung vào kinh doanh vật tư đầu vào, vận chuyển theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, vận chuyển climker Bắc Nam theo sự chỉ đạo của tổng công ty, đảm bảo cung cấp nhiên liệu và các khoản phụ gia cho các công ty thành viên, các công ty xi măng liên doanh và một số công trình thuỷ lợi khác.
    Đi sâu phân tích khái quát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong hai năm qua. Doanh nghiệp đã đạt được một kết quả như sau:
    Tổng doanh thu của năm 2003 đã tăng (82005489553) tỉ đồng ( tăng 38.09 %). Đặc điểm của doanh nghiệp là một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, vận tải. Nên trong những năm qua doanh nghiệp đã tích cực mua sắm trang thiết bị vận tải. Tăng cường khả năng hoạt động của phương tiện này nhằm tìm cách nâng cao chỉ tiêu doanh thu.
    Cùng với sự gia tăng của doanh thu là sự gia tăng về các khoản chi phí, giá vốn. Năm 2003 tổng chi phí và giá vốn tăng (82788985984) tỉ đồng, trong đó chủ yếu là sự gia tăng của giá vốn.
    Doanh thu tăng, chi phí tăng đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2003 giảm. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn có lãi đã giúp doanh nghiệp tái sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh : Năm 2002 tổng trị giá tài sản bình quân là (54521285399) tỉ đồng, tính đến năm 2003 trị giá tài sản tăng lên là (61522801218) tỉ đồng (tăng 12.84%). Dựa và bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả thì thấy tình hình sử dụng hiệu quả về TSLĐ, TSCĐ, VKD của Công ty Vật tư vận tải xi măng.
    Trong qua trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Công ty luôn có biến động. Do đó tổ chức bộ máy của công ty cũng có những thay đổi tương ứng. Hiện nay về nhân sự Công ty có 313 người được chia làm 10 phòng ban với 13 chi nhánh, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chứcc năng. Với cơ cấu này, giám đốc công ty được các phòng ban chức năng tham mưu để nghiên cứu, bàn bạc đưa ra những biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề phức tạp và quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên quyết định mọi vấn đề quan trọng vẫn thuộc quyền của giám đốc. Các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra lệnh cho các chi nhánh của công ty. Cơ cấu này giúp giám đốc giải quyết được số lượng lớn các cong việc, đồng thời huy động năng lực trí tuệ của các phòng ban, gắn bó cán bộ công nhân viên với nhau và hoạt động ngày có hiệu quả.
     
Đang tải...