Báo Cáo Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình

    LỜI NÓI ĐẦU
    Thái bình là một tỉnh nằm trên vùng châu thổ Sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta. Đặc điểm nổi bật nhất của tỉnh là sản xuất nông nghiệp nắm vai trò chủ đạo của nền kinh tế tỉnh tập trung phần lớn lao động.
    Là một tỉnh có dân số đông và trẻ nên các vấn đề về kinh tế chính trị xã hội hết sức phức tạp.
    Với các chức năng như quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện các chính sách về lao động thương binh và xã hội Sở lao động thương binh và xã hội được thành lập và đã đi vào hoạt động. Với mục đích của báo cáo là để tìm hiểu một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ này và hướng phát triển trong thời gian sắp tới của Sở LĐTB xã hội.
    Bố cục của Báo cáo tổng hợp này gồm 2 phần
    Phần I: Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình
    Phần II: Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới

    Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thu và ThS. Ngô Quỳnh An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản Báo cáo này.
    - Công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ở các cơ sở chưa thực hiện thường xuyên liên tục.
    - Công tác cải cách hành chính còn chậm, năng lực chuyên môn của một số bộ phận cán bộ còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.
    - Công tác thông tin chưa truyền tải nhiều chính sách cơ chế, mô hình các phong trào đến cơ sở. Công tác báo cáo định kỳ của các đơn vị tuy đã có tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu.
    - Giải quyết việc làm cho người lao động
    - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động
    - Thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động ra tỉnh ngoài và sang nước ngoài
    - Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
    - Giải quyết các tệ nạn xã hội
    - Chăm sóc người và gia đình có công
    - Đổi mới về tổ chức bộ máy và cán bộ
    - Đổi mới về chỉ đạo và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn
    - Đổi mới về phương pháp và lề lối làm việc
    - Chủ yếu đi vào chiều sâu trên cơ sở nâng cao hoạt động các phòng ban chuyên môn của văn phòng Sở và đơn vị
    - Tăng cường phối hợp giữa Sở lao động thương binh xã hội tỉnh với các ngành các tổ chức đoàn thể của tỉnh, với UBND tỉnh, các huyện, thị xã để thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp về lĩnh vực lao động thương binh xã hội trên phạm vi toàn tỉnh và của từng huyện thị xã, phường xã thị trấn và các đơn vị.
    Với việc nghiên cứu những nét chính về hoạt động của Sở LĐTB xã hội tỉnh Thái Bình ta sẽ hiểu một cách tổng quan về tình hình lao động, các chính sách thương bĩnh xã hội của Tỉnh và hiệu quả hoạt động của Sở LĐ TBXH Thái Bình. Qua đó ta sẽ thấy được những vấn đề bức xúc của sở cũng như của tỉnh đang cần giải quyết.
    Với thời gian có hạn cùng với sự hạn chế về năng lực kiến thức tuy đã có sự cố gắng song bài viết vẫn có nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và bạn đọc để bài viết có thể hoàn chỉnh hơn.
    Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: TS. Trần Thị Thu và ThS. Ngô Quỳnh An đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
    Với 1.089.000 người trong độ tuổi lao động chiếm 58% dân số. Số người không có việc làm hàng năm trên 2 vạn, số người không có việc làm ở nông thôn là 22 vạn nên giải quyết việc làm luôn và vấn đề bức xúc của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Và một trong số giải pháp tạo việc làm cho người lao động là xuất khẩu lao động.
    Công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ song nổi lên vấn đề là cơ cấu người đi có nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ thấp hoặc không có trình độ chiếm tỷ trọng cao.
    Điều này gây trở ngại cho việc xuất khẩu lao động cho cả người tổ chức lẫn người đi.
    Đối với tổ chức: Người đi đôi khi không đáp ứng được về trình độ đối với yêu cầu của nơi đến hoặc không đáp ứng được kỷ luật tác phong.
    Đối với người đi: Người đi không đủ trình độ thì chỉ làm được những việc có thù lao thấp như nội trợ làm việc chân tay .
    Vì vậy hơn lúc nào hết công tác đào tạo cho người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.
     
Đang tải...