Thạc Sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề 1
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    6. Bố cục của đề tài 6
    CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT VI HỒNG TRONG DÒNG CHẢY CỦAVĂN
    XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI . 7
    1.1 Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 7
    1.2 Vài nét về nhà văn Vi Hồng. 14
    1.2.1 Quê hương, gia đình, bản thân 14
    1.2.2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. 19
    1.2.3 Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Vi Hồng 23
    CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI
    TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG . 31
    2.1 Hiện thực cuộc sống miền núi 31
    2.1.1. Những xung đột chủ yếu của xã hội miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng. 31
    2.1.2 Những phong tục tập quán của người miền núi Việt Bắc trong tiểu
    thuyết của Vi Hồng. 48
    2.1.3 Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng 58
    2.2 Con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng . 66
    2.2.1 Con người với số phận bi kịch 66
    2.2.2 Con người lí tưởng – con người tận thiện. 69
    2.2.3 Con người xấu xa- con người tận ác . 72
    2.2.4. Con người bản năng . 75
    2.2.5 Con người tha hoá . 77
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
    THUYẾT CỦA VI HỒNG . 80
    3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện 80
    3.1.1 Cốt truyện 80
    3.1.2 Yếu tố ngoài cốt truyện. 92
    3.2. Nhân vật 96
    3.2.1. Khắc hoạ nhân vật qua yếu tố ngoại hình 97
    3.2.2 Khắc hoạ nhân vật qua tính cách, nội tâm . 101
    3.2.3 Khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên 107
    3.3 Nghệ thuật ngôn từ . 115
    3.3.1 Hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi. 115
    3.3.2 Ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ 118
    KẾT LUẬN 122
    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, mảng văn học các dân tộc thiểu số
    tuy chiếm một tỉ lệ khiêm tốn nhưng lại có một vị trí quan trọng, góp phần không
    nhỏ làm nên diện mạo phong phú của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy việc
    nghiên cứu mảng văn học miền núi là một việc làm cần thiết khi dựng lại bức tranh
    toàn cảnh văn hoá, văn học Việt Nam, nhất là trong thời kì hiện đại.
    1.2 Trong đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Vi Hồng là một
    cái tên được nhiều người biết đến. Tác phẩm của ông không chỉ được khẳng định ở
    trong nước mà giá trị của nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia (tác phẩm ***
    Đàng của Vi Hồng được dịch ra tiếng Nga in trong “Tuyển tập chọn lọc 6 nhà văn
    châu Á” được ấn hành tại Liên Xô cũ). Tính từ tác phẩm đầu tay năm 1959 đến lúc
    nhà văn qua đời năm 1997, Vi Hồng đã sáng tác được một số lượng tác phẩm không
    nhỏ, ở nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tiểu luận, phê
    bình, nghiên cứu văn học, kịch. Trong đó, thể loại để lại dấu ấn sâu đậm nhất và cũng
    thể hiện rõ phong cách của Vi Hồng nhất là thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, cho đến
    nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về
    thể loại tiểu thuyết trong sáng tác của Vi Hồng. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm tiểu
    thuyết của Vi Hồng là việc làm cần thiết có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Công trình
    sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho cán bộ và sinh viên khoa Ngữ văn nói riêng và cho
    những người yêu thích văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
    1.3. Là một sinh viên trưởng thành từ ngôi trường Đại học Sư phạm Thái
    Nguyên – nơi nhà văn Vi Hồng công tác suốt một thời gian dài, việc thực hiện đề tài
    này đối với chúng tôi còn là sự tri ân của thế hệ học trò đối với một người thầy, một
    nhà văn tiêu biểu của quê hương mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay - Đất Bằng của Vi Hồng được ấn hành.
    Đây là một cái mốc quan trọng đánh dấu và khẳng định sự nghiệp văn chương của
    Vi Hồng. Đọc bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay này, nhà văn Nguyên Ngọc đã có
    nhận xét : “Tôi thấy cách viết của anh rất khác đối với cách viết của ta - hay ít ra là
    của tôi - vẫn thường quen thuộc Cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật,
    xây dựng nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn tình tiết, tập trung chú ý tình tiết
    này hơn tình tiết kia cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu
    chọn từ ” [Báo Nhân dân ngày 19/4/1980]. Có thể coi đây là ý kiến đáng chú ý
    đầu tiên của một nhà văn có uy tín đánh giá về văn chương Vi Hồng. Từ những
    nhận xét bước đầu của Nguyên Ngọc đến nay đã có một số bài viết về tiểu thuyết
    của Vi Hồng được đăng tải trên báo chí, kỉ yếu hội nghị khoa học và một số luận
    văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học đáng chú ý như:
    1. Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
    Luận văn thạc sĩ.
    2. Ma Thị Ngọc Bích (2004), Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vi
    Hồng, luận văn thạc sĩ.
    3. Phạm Mạnh Hùng (2006), Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tác phẩm Vi
    Hồng, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 4.
    4. Phạm Mạnh Hùng, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng, tạp chí
    Nghiên cứu Văn học số 2.
    5. Ngô Thu Thuỷ (2006), Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết
    của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    6. Lâm Tiến (2006), Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, tạp chí
    Non nước Cao Bằng số 3.
    7. Phạm Mạnh Hùng (2006), Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi
    Hồng, đề tài nghiên cứu KH cấp bộ.
    8. Vũ Tú Anh (2006), Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH
    khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    9. Nguyễn Long (2006), Người trong ống của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa
    Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    10. Dương Thị Xuân (2007), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi
    Hồng, luận văn thạc sĩ.
    11. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết
    của Vi Hồng, luận văn tốt nghiệp đại học.
    12. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đặc điểm văn xuôi Vi Hồng, tạp chí Hội Nhà
    văn Việt Nam.
    Những công trình nghiên cứu về nhà văn Vi Hồng kể trên đã chú ý và phát
    hiện được một số phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết
    của nhà văn.
    Về nội dung:
    Phương diện được nhiều tác giả chú ý nghiên cứu nhất chính là hình ảnh con người
    miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Tuy nhiên các tác giả mới chủ yếu nghiên cứu
    phương diện này trong sự chi phối của tính dân tộc đến tính cách nhân vật. Tác giả
    Hoàng Văn Huyên trong Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã chỉ ra 3 đặc
    điểm cơ bản của con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng là: con người giàu
    sức sống, con người bộc trực thật thà và con người giàu khát vọng tình yêu, chung thuỷ.
    Phạm Mạnh Hùng trong công trình Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng
    lại sử dụng tiêu chí thành phần trong xã hội để phân chia hình ảnh con người trong tiểu
    thuyết của Vi Hồng thành 2 loại: người trí thức và người lao động. PGS Phạm Mạnh
    Hùng khi nghiên cứu về hình ảnh con người trí thức cũng đã chạm đến vấn đề đạo đức,
    lối sống của người cán bộ vùng cao trong giai đoạn cách mạng mới. Qua đó tác giả nhận
    định: “Sáng tạo nhân vật trí thức với sự đan xen giữa những con người thánh thiện và
    những kẻ xấu xa bẩn thỉu, Vi Hồng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những người trí thức
    có tài năng, nhân cách và sự căm phẫn, lên án những kẻ bất tài, bất nhân, bất nghĩa.”
    [32. Tr 52] Tuy nhiên sự nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng còn chưa thật sâu sắc và khái
    quát bởi vấn đề này chỉ được ông đặt ra trong phạm vi rất hẹp (chủ yếu trong tác phẩm
    Người trong ống và trong khuôn khổ hơn 1 trang của công trình nghiên cứu mà thôi).
    Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ nghiên cứu hình ảnh con người ở
    diện khái quát, toàn diện hơn, đặt hình ảnh con người trong tiểu thuyết của Vi Hồng
    trong thế đối sánh với hình ảnh con người trong tác phẩm của những nhà văn miền núi
    khác để chỉ ra nét riêng có, độc đáo của Vi Hồng mà không chỉ bó hẹp cái nhìn con
    người trong phạm vi tính dân tộc hay thành phần xã hội.
    Phương diện phong tục, tập quán và hình ảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết
    của Vi Hồng cũng mới chỉ được nghiên cứu rải rác trong một vài công trình và bài
    viết chứ chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Và nhất là các tác
    giả mới chỉ ra được đóng góp chứ chưa đề cập đến những hạn chế của các phương
    diện này trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Đó sẽ là phần mới và cũng là đóng góp
    chúng tôi trong công trình nghiên cứu này.
    Về nghệ thuật:
    Hai phương diện được các tác giả đi trước chú ý nghiên cứu là ngôn ngữ và
    nghê thuật xây dựng nhân vật.
    Về phương diện ngôn ngữ: Các tác giả (nhất là tác giả Nguyễn Thu Hương trong
    khóa luận tốt nghiệp đại học Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vi Hồng) đã
    nghiên cứu các phương thức tu từ và nghiên cứu trên 2 cấp độ của ngôn ngữ trong tác
    phẩm là từ ngữ và lời văn. Từ đó chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong
    tiểu thuyết của Vi Hồng. Có thể nói đây là phương diện nghệ thuật được nghiên cứu
    một cách toàn diện, sâu sắc nhất trong tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng. Chính vì vậy
    trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ dành một dung lượng nhỏ viết về
    phương diện này trên cơ sở kế thừa và cố gắng phát hiện thêm một vài yếu tố mới khi
    đặt Vi Hồng trong thế đối sánh với ngôn ngữ tiểu thuyết của Triều Ân và Cao Duy Sơn
    để làm rõ thêm đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết của Vi Hồng.
    Phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng đã được Phạm Mạnh Hùng
    chú ý đến. Tuy nhiên tác giả chỉ nhấn mạnh tới những tới những thành công của Vi
    Hồng ở nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình và ngôn ngữ mà chưa khai thác
    những mặt hạn chế (dù không nhiều) về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
    thuyết của Vi Hồng. Các phương diện được tác giả công trình nghiên cứu cũng mới
    chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và khá sơ sài (nghiên cứu phương diện miêu tả
    ngoại hình, tác giả chỉ dừng lại ở chưa đầy một trang viết). Trong công trình của
    mình, chúng tôi không chỉ đi sâu nghiên cứu các phương diện ngoại hình, nội tâm
    mà còn phát hiện ra một đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của Vi
    Hồng là miêu tả, khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên. Đồng thời, bên cạnh
    việc khẳng định những nét độc đáo, đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển
    của văn xuôi miền núi nói chung và của thể loại tiểu thuyết nói riêng, chúng tôi
    cũng chỉ rõ những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của Vi Hồng.
    Nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã chỉ ra một số nét riêng trong cách viết tiểu thuyết
    của Vi Hồng ở các phương diện: nhân vật, kết cấu .[50]. Nhưng nhìn chung đó mới
    chỉ là những nhận xét khái quát, chung chung mà chưa được phân tích làm rõ.
    Ngoài những công trình trên, hầu hết các công trình khác đều chỉ nghiên cứu
    tiểu thuyết Vi Hồng trên phạm vi một phương diện, một tác phẩm cụ thể chứ chưa
    có sự khai thác một cách toàn diện trên phạm vi thể loại. Đặc biệt các phương diện
    như: xung đột chủ yếu của xã hội miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng; cốt
    truyện và yếu tố ngoài cốt truyện; khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên chưa
    được nghiên cứu trong bất cứ công trình nào. Chính vì vậy chúng tôi sẽ tập trung
    nghiên cứu những phương diện ấy và đó sẽ là đóng góp của công trình nghiên cứu
    trong việc tìm hiểu tiểu thuyết của Vi Hồng .
    Điểm lại các công trình, bài báo nghiên cứu về văn chương Vi Hồng nói chung,
    tiểu thuyết của Vi Hồng nói riêng, chúng tôi nhận thấy: Đã có một số công trình
    nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn ở các phương diện nội dung và nghệ thuật.
    Nhưng những công trình này thường chỉ dừng ở một số phương diện cụ thể hoặc một
    vài tác phẩm. Chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu tiểu thuyết Vi
    Hồng một cách có hệ thống, ở diện rộng và khái quát. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên
    cứu đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết của Vi Hồng ở cả 2 phương diện nội
    dung và nghệ thuật, đề tài chỉ ra những đóng góp của Vi Hồng trong tiến trình vận
    động, phát triển của văn học dân tộc thiểu số, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế
    của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết. Từ đó, khẳng định vị trí của Vi Hồng trong đội
    ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, trong đội ngũ các nhà văn
    hiện đại Việt Nam nói chung.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm tiểu thuyết của Vi Hồng ở hai phương diện
    nội dung và nghệ thuật.
    - Phạm vi nghiên cứu: Vi Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch,
    truyện vừa, truyện ngắn Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề
    tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp:
    Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
    Phương pháp thống kê, phân loại
    Phương pháp so sánh, đối chiếu
    Phương pháp khái quát, tổng hợp
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung chính của đề
    tài gồm 3 chương:
    Chương 1. Tiểu thuyết của Vi Hồng trong dòng chảy của văn xuôi các dân tộc
    thiểu số Việt Nam hiện đại.
    Chương 2. Hiện thực cuộc sống và con người miền trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
    Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

    CHƯƠNG 1
    TIỂU THUYẾT VI HỒNG TRONG DÒNG CHẢY CỦAVĂN XUÔI
    CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
    1.1 Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
    Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại còn rất trẻ, và văn xuôi các
    dân tộc thiểu số Việt Nam còn trẻ hơn nữa. Nếu như trước năm 1945, các dân tộc
    thiểu số đã có thơ thì văn xuôi các dân tộc thiểu số chỉ được hình thành và phát triển
    từ sau Cách mạng tháng Tám. Văn xuôi chỉ xuất hiện khi văn học các dân tộc thiểu
    số nói chung và các nhà văn dân tộc thiểu số nói riêng đã phát triển đến một trình
    độ nhất định, ít nhiều đạt được độ chín trong nhận thức cũng như trong sáng tác. Sự
    xuất hiện của văn xuôi các dân tộc thiểu số là sự xuất hiện tất yếu của một thể loại
    trong tiến trình phát triển của một nền văn học- văn học các dân tộc thiểu số. Sự
    xuất hiện ấy là kết quả của 3 nguyên nhân chính (cả nguyên nhân khách quan và
    chủ quan).
    Thắng lợi của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ tháng Tám năm 1945 chính
    là nguyên nhân khách quan đầu tiên. Cách mạng đã đem lại cho các dân tộc cuộc
    sống tự do, dân chủ và bình đẳng, giúp cho các dân tộc thiểu số ý thức được mình là
    một dân tộc như những dân tộc khác. Họ đã có một chỗ đứng để nhìn lại dân tộc
    mình và dân tộc khác, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của bản thân. Từ đó họ có điều
    kiện phát triển không chỉ về mặt kinh tế, xã hội mà còn về cả văn hoá, văn học.
    Những tác phẩm văn xuôi của những nhà văn dân tộc Kinh, nhất là những tác
    phẩm như Ở rừng của Nam Cao, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Đất nước đứng lên
    của Nguyên Ngọc đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảm hứng sáng tác văn xuôi của các
    tác giả dân tộc thiểu số. Họ, những nhà văn dân tộc thiểu số giàu tâm huyết và tài
    năng ý thức được rằng đã đến lúc phải phản ánh cuộc sống, con người của dân tộc
    mình bằng các thể loại văn học khác chứ không phải chỉ phán ánh bằng thơ như
    trước đây nữa. Nhưng muốn làm được điều đó, các nhà văn dân tộc thiểu số cần
    phải có một trình độ văn hoá, một sự hiểu biết về văn học nghệ thuật nhất định.
    Chính các lớp, các trại sáng tác, chính sự dìu dắt của thế hệ nhà văn người Kinh tài
    năng, tâm huyết là nguyên nhân thứ ba, có lẽ cũng là nguyên nhân quan trọng nhất
    cho sự ra đời của văn xuôi các dân tộc thiểu số.
    Trong các thể loại của văn xuôi thì truyện ngắn là thể loại đầu tiên xuất hiện
    trên tiến trình phát triển của văn học dân tộc thiểu số hiện đại. Người ghi công đầu
    trong lĩnh vực này là Nông Minh Châu với truyện ngắn Ché Mèn được đi họp in
    năm 1958, tức là vào những năm mở đầu của công cuộc chống Mĩ cứu nước và xây
    dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tiếp đó vào những năm 50, 60 xuất hiện hàng
    loạt những truyện ngắn Bên bờ suối tiên của Triều Ân, Cuộn chỉ màu hột đỗ của
    Lâm Ngọc Thụ, Đêm giao thừa, Đặt tên của Vi Thị Kim Bình, Mường Nà Pàng
    của Nông Viết Toại, Về nhiệm vụ của Huy Hùng, Nước suối tiên đào của Vi Hồng,
    Ké Nàm của Hoàng Hạc, Hoa trong men của Vương Trung .Bước sang thập kỉ 70,
    80, truyện ngắn của văn học dân tộc thiểu số phát triển một cách mạnh mẽ với sự
    xuất hiện liên tiếp những tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả hoặc của riêng
    từng tác giả: Tiếng hát rừng xa của Hoàng Hạc, Triều Ân (1969), Mây tan của
    nhiều tác giả (1973), Đoạn đường ngoặt của Nông Viết Toại (1973), Tiếng chim
    gõ của Nông Minh Châu (1979), Niềm vui của Vi Thị Kim Bình (1979), Tiếng
    khèn A pá của Triều Ân (1980), Những bông ban tím của Sa Phong Ba (1981),
    Người tạc tượng nhà mồ của nhiều tác giả (1988), Đường qua đèo mây của Triều
    Ân (1988), Đuông thang của Vi Hồng (1988), Xứ lạ mường trên của Hoàng Hạc
    (1989), Số phận đàn bà của Hoàng Thị Cành (1990) .
    Có thể nói sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn trong văn xuôi các dân tộc thiểu
    số đã đem đến một cách cảm nhận con người, cuộc sống vừa giống lại vừa khác với
    những tác phẩm của người miền xuôi viết về miền núi, góp phần làm cho hình tượng
    con người miền núi trở nên có xương thịt, có hồn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng không
    thể phủ nhận rằng, những non yếu ban đầu khó có thể tránh khỏi về mặt nghệ thuật,
    cũng như những hạn chế nhất định về mặt thể loại (dung lượng tác phẩm ngắn) đã làm
    giảm không ít tầm khái quát, diện phản ánh của tác phẩm. Những hạn chế này dần dần
    đã được khắc phục cùng với sự xuất hiện và phát triển của thể loại tiểu thuyết.

    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vũ Tú Anh (2006), Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa
    Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    2. Ma Thị Ngọc Bích (2004), Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng, luận
    văn thạc sĩ.
    3. Hiền Mặc Chất (2006), Tản mạn đôi điều vời bạn đọc Người trong ống, kỉ yếu
    KH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    4. Trần Thị Đoàn- Nguyễn Thị Thu Hà (2006), Hình tượng người phụ nữ trong
    một số tiểu thuyết của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    5. Hồ Thuỷ Giang (2004), Tiểu thuyết Thái Nguyên, văn học Thái Nguyên- tác
    giả và tác phẩm. NXB Văn Hoá Dân Tộc.
    6. Hồ Thuỷ Giang (2006), Nhớ Vi Hồng, nhà văn dân tộc Tày, kỉ yếu HTKH khoa
    Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    7. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
    8. Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng
    của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    9. Nguyễn Thu Hằng (2004), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Đất bằng của Vi
    Hồng, luận văn tốt nghiêp đại học.
    10. Vi Hồng (1980), Bước phát triển mới của văn học các dân tộc ít người Việt
    Nam: Con đường trữ tình đến văn xuôi kịch bản, Tạp chí văn học số 5.
    11. Vi Hồng (1992), Người dân tộc thiểu sô viết văn, Tạp chí văn học số2.
    12. Vi Hồng (1994), Ngả văn chương, Tạp chí văn học số 9.
    13. Vi Hồng (1980), Đất bằng, Tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới.
    14. Vi Hồng (1980), *** Đàng, Truyện vừa, NXB Tác phẩm mới.
    15. Vi Hồng (1984), Núi cỏ yêu thương, Tiểu thuyết, NXB Thanh niên.
    16. Vi Hồng (1985), Thung lũng đá rơi, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc
    17. Vi Hồng (1990), Vào hang, Tiểu thuyết, NXB Thanh niên.
    18. Vi Hồng (1990), Người trong ống, Tiểu thuyết, NXB Lao động.
    19. Vi Hồng (1990), Gã ngược đời, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc.
    20. Vi Hồng (1992), Lòng dạ đàn bà, Tiểu thuyết, NXB Thanh niên
    21. Vi Hồng (1993), Dòng sông nước mắt, Tiểu thuyết, NXB Hội văn học nghệ
    thuật Bắc Thái.
    22. Vi Hồng (1993), Ái tình và hành khất, Tiểu thuyết, NXB Hội văn học nghệ
    thuật Bắc Thái.
    23. Vi Hồng (1993), Tháng năm biết nói, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc.
    24. Vi Hồng (1994), Phụ tình, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc.
    25. Vi Hồng (1994), Chồng thật vợ giả, Tiểu thuyết, NXB Thanh niên.
    26. Vi Hồng (1995), Đi tìm giàu sang, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc.
    27. Vi Hồng (1997), Đoạ đày, Tiểu thuyết, NXB Văn hoá dân tộc.
    28. Vi Hồng (2006), Mùa hoa Biooc loỏng, Tiểu thuyết, NXB Thanh niên.
    29. Phạm Mạnh Hùng (2006), Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tác phẩm Vi
    Hồng, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 4.
    30. Phạm Mạnh Hùng (2006), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng, tạp chí
    Nghiên cứu Văn học số 2.
    31. Phạm Mạnh Hùng (2006), Vi Hồng và con đường đến với văn chương, Báo
    Văn nghệ Thái Nguyên.
    32. Phạm Mạnh Hùng (2006), Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng,
    đề tài nghiên cứu KH cấp bộ.
    33. Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Luận
    văn thạc sĩ.
    34. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của vi
    Hồng, luận văn tốt nghiệp đại học.
    35. Phong Lê (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc.
    36. Nguyễn Long (2006), Người trong ống của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ
    văn trường ĐHSPTN.
    37. Phương Lựu (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
    38. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
    văn. NXB Giáo dục.
    39. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đặc điểm văn xuôi Vi Hồng, tạp chí Hội nhà văn
    Việt Nam.
    40. Phạm Duy Nghĩa (2010), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi,
    luận án tiến sĩ.
    41. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXb Đại
    học và Trung học chuyên nghiệp.
    42. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn.
    43. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm.
    44. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá, NXB Giáo dục.
    45. Dương Thuấn (2002), Nhà văn Vi Hồng như tôi đã biết, TC Văn nghệ Dân tộc
    và miền núi.
    46. Ngô Thu Thuỷ (2006), Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi
    Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
    47. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn
    hoá dân tộc.
    48. Lâm Tiến (1997), Văn học các dân tộc thiểu số, NXB Văn hoá dân tộc.
    49. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, NXB Văn hoá dân tộc.
    50. Lâm Tiến (2006), Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, tạp chí Non
    nước Cao Bằng số 3.
    51. Nông Thị Quỳnh Trâm (2004), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Tháng năm biết
    nói của Vi Hồng, luận văn tôt nghiệp đại học.
    52. Dương Thị Xuân (2007), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng,
    luận văn thạc sĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...