Luận Văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài:
    Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là
    giai đoạn phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói đây là giai đoạn
    nở rộ của những tài năng văn học và đã để lại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng
    giá như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao Bên cạnh những
    gương mặt tiêu biểu ấy, chắc ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi
    chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽ và
    kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845).
    Có mặt ở giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng
    thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học
    hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị
    trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định như Nam Cao.Với số lượng
    sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Với
    hai thể loại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và
    cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng.
    Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết
    những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là
    “lặng lẽ và kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽ ra đi” (Hoài Anh,2001;854) thế nhưng “cái
    công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sự lặng lẽ của văn đàn” (Hoài
    Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình về trào lưu văn học hiện thực
    phê phán 1930 - 1945 chỉ tập trung vào những cây bút tên tuổi chứ không mấy người quan
    tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn như ông. Đặc biệt là đối với
    hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình
    Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình rời rạc trên các tạp
    chí nhận xét về một vài khía cạnh trong tác phẩm.
    Sự lặng lẽ của văn đàn đã khiến cho vợ của nhà văn đã tự cất công sưu tầm và tập
    hợp lại những sáng tác của chồng đem công bố với hi vọng những sáng tác ấy “được phổ
    biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽ nhìn nhận,
    đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố.
    Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm
    tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn
    khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật
    và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm
    lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cả cuộc đời để “làm vợ một nhà văn” (Bạch
    Liên, 2003:879).
    Cuối cùng khi thực hiện đề tài này, khoá luận sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm kiến
    thức giúp ích cho công tác giảng dạy sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...