Báo Cáo Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc & Giải pháp thu hút khách tại chi nhánh công ty Du L

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    ​Theo điều tra của Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, thu hút được rất nhiều khách du lịch quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có ba Di sản văn hoá Thế giới là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và có một Di sản thiên nhiên văn hoá Thế giới là Vịnh Hạ Long, cùng với hàng nghìn tài nguyên du lịch nổi tiếng khác nằm ở khắp mọi miền tổ quốc, làm nổi bật lên hình chữ S xinh đẹp trên bản đồ Thế giới.
    Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với những cố gắng phấn đấu của nhân dân cả nước, đời sống kinh tế cũng như đời sống xã hội của mọi tầng lớp trong xã hội ngày càng được cải thiện, các ngành nghề kinh doanh cũng từ đó mà phát triển tốt hơn. Trong đó ngành du lịch đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, bởi vì ngành du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đổi mới, là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, “xuất khẩu vô hình”, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
    Từ thập niên 90 trở lại đây, du lịch Việt Nam đã phát triển một cách không ngừng và đã phát huy được nội lực vốn có của mình. Số lượng người dân Việt Nam tham gia các chương trình du lịch đã tăng lên đáng kể và số lượng khách quốc tế vào Việt Nam cũng đang không ngừng phát triển. Cụ thể là vào năm 1990 Việt Nam đón được 0,25 triệu lượt người, đến năm 1997 đã đón được 1,716 triệu lượt người (tăng gấp 7 lần), cho đến năm 2000, du lịch Việt Nam đã hân hạnh đón vị khách thứ 2 triệu sang thăm Việt Nam.
    Bước sang thế kỷ 21, Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có chương trình quốc gia hành động vì du lịch, tổ chức các chương trình liên hoan du lịch, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, giúp các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển hơn nữa. Kết quả là lượng khách du lịch quốc tế năm 2001 đã tăng rõ rệt, đạt con số là 2,33 triệu lượt người. Góp phần vào con số đó là một lượng không nhỏ khách du lịch Trung Quốc (29%). Trong thời gian qua, quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ngày càng ổn định, cả hai nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về mọi mặt để hai bên cùng phát triển đi lên. Hiện nay, thị trường khách du lịch Trung Quốc đang là thị trường khách lớn của du lịch Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển hơn nữa thị trường khách du lịch Trung Quốc là một việc làm thiết thực, để phục vụ và đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu mà khách du lịch Trung Quốc khi vào Việt Nam đặt ra. Được sự chỉ bảo của Tiến sĩ Trần Thị Minh Hoà và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam, đặc biệt là Giám đốc Bùi Văn Dũng, em đã mạnh dạn thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam”. Để thực hiện luận văn này, em đã áp dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu, phân tích tình hình dựa trên số liệu thu thập được và phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với quan sát tìm hiểu và khảo sát thực tế.













    Chương I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH DU LỊCH
    VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
    1.1.1. Khái niệm về khách du lịch:

    Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngành Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước trên Thế giới. Việc đi du lịch cũng đã trở nên phổ biến hơn, hoàn thiện hơn và ngày càng có đòi hỏi cao hơn. Có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến du lịch nhằm hiểu biết hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cao cấp này của con người.
    Về khái niệm Khách du lịch, có rất nhiều ý kiến khác nhau, song em chỉ xin trình bày một số ý kiến cơ bản:
    Hội nghị quốc tế về du lịch họp năm 1963 tại Roma - Italy, theo chủ trì của Liên hợp quốc bàn về Khách du lịch quốc tế, khái niệm Khách du lịch được đưa ra như sau: “Khách du lịch là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, ra nước ngoài không nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ) và chỉ lưu lại ít hơn một năm”.
    Theo Nghị định số 27/2001/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
    “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
    “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
    Như vậy, mặc dù có một số người đi ra nước ngoài nhưng lại không được coi là Khách du lịch, đó là những người:
    * Đi làm ở Đại sứ quán, ở các Tổ chức quốc tế do Liên hợp quốc thành lập.
    * Đi với mục đích kiếm tiền, kể cả có hợp đồng lao động hay không.
    * Những nhân viên quân sự của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
    * Đến với mục đích chính trị hoặc di cư tị nạn.
    * Những sinh viên đi du học ở nước ngoài.
    1.1.2. Phân loại Khách du lịch:
    1.1.2.1. Phân loại khách theo quốc tịch và theo khu vực địa lý:

    Việc phân loại khách theo từng quốc tịch sẽ giúp nhà kinh doanh hiểu rõ hơn tâm lý, đặc điểm của từng loại khách đến từ các nước khác nhau trên Thế giới. Bởi vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có đặc điểm riêng, cách sống riêng và cách thể hiện cũng rất riêng.
    Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) năm 1995 đã đưa ra các khái niệm về Khách du lịch để thống nhất chuẩn thống kê cho các nước:
    + Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là tất cả những người nước ngoài hoặc những người định cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đi ra nước ngoài với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian lớn hơn 24 giờ đồng hồ hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ nhưng phải nhỏ hơn 365 ngày.
    Khách du lịch quốc tế bao gồm hai loại: Khách quốc tế chủ động (Inbound tourist) là lượng khách vào một nước; và Khách quốc tế thụ động (Outbound tourist) là lượng khách của một nước ra nước ngoài.
    + Khách du lịch nội địa (Internal tourist): Là tất cả những người đang định cư trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó không quá 12 tháng, với mọi mục đích trừ lao động kiếm tiền.
    + Khách du lịch trong nước (Domestic)
    Domestic = Internal tourist + Inbound tourist.
    Tức là khách du lịch trong nước bằng khách du lịch nội địa cộng với khách du lịch quốc tế chủ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch tại một thị trường cụ thể nào đó xác định tại một thời điểm nào đó.

    + Khách du lịch quốc gia (National tourist)
    National tourist = Internal tourist + Outbound tourist.
    Có nghĩa là khách du lịch quốc gia bằng khách du lịch nội địa cộng với khách du lịch quốc tế thụ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch là người của một quốc gia nào đó đi du lịch.
    *Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:
    Khách du lịch có nguồn gốc Châu Á: Tính tình kín đáo, buồn vui, giận dỗi không biểu lộ trên nét mặt. Khách du lịch có nguồn gốc Châu Âu, tính tình cởi mở, thích tự do, hay nói cười, cử chỉ tự nhiên, phóng khoáng, vui buồn thường hay biểu hiện trên nét mặt. Đối với khách du lịch có nguồn gốc từ Châu Phi thì thường có tính nóng nảy, cuồng nhiệt, đặc biệt rất dễ tự ái dân tộc, nhưng lại chất phác, thẳng thắn Việc phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu về tính cách và tâm lý du khách của từng dân tộc. Để từ đó có những biện pháp tốt nhất nhằm đáp ứng cao nhất những nhu cầu của mọi đối tượng khách.
    1.1.2.2. Phân loại khách theo mục đích chuyến đi:
    Mỗi người tham gia vào chuyến du lịch đều có những mục đích khác nhau, điều này có ảnh hưởng đến đặc điểm tiêu dùng của chuyến đi, chính vì vậy phân loại khách theo mục đích chuyến đi để phục vụ tốt hơn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, sau đây là một số mục đích cơ bản:
    + Khách du lịch công vụ: là khách đi du lịch với mục đích giải quyết công việc, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm, tham dự các hội nghị, hội thảo . Nơi đến của loại khách này thường là các thành phố lớn, thủ đô, các trung tâm thương mại . Họ là các thương nhân, thương gia nên có khả năng thanh toán rất cao, có đòi hỏi rất lớn đặc biệt là đòi hỏi về độ an toàn rất cao.
    + Khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi giải trí: Chủ yếu khách muốn nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh những ồn ào, bụi bặm nơi đô thị, họ muốn tìm đến những nơi thanh bình, yên tĩnh, có không khí trong lành, mát mẻ. Nên tránh những phiền toái thường xảy ra trong chuyến đi.
    + Khách du lịch thể thao: Bao gồm các vận động viên, cổ động viên. Đây là loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao như: Bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao khác . Dòng khách thường đổ về những nơi có các sự kiện thể thao đặc biệt. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch rất nên chú trọng đến các sự kiện thể thao để có kế hoạch thu hút tốt nhất số lượng khách về với doanh nghiệp mình.
     
Đang tải...