Tài liệu đặc điểm thực vật học và đặc tính sinh học cây cao su

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. RỄ
    Rễ cao su có thể được phân thành các loại như mô tả dưới đây:
    - Rễ cọc: Dài từ 3-5m xuất phát từ rễ mầm. Trong đất có cấu trúc tốt, rễ cọc có
    thể đâm sâu đến 10m, làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững, hút nước và khoáng ở
    tầng sâu. Rễ cọc khi bị đứt sẽ không có khả năng tái sinh. Rễ này cũng không thể mọc
    qua tầng đá ong hay xuyên qua mức nước ngầm hay đá mẹ. Khi nhổ cây từ vườn ươm
    đi trồng chóp rễ cọc thường bị đứt, sau đó tại vết cắt sẽ mọc ra một chùm rễ phụ mọc
    sâu xuống đất. Tính chịu hạn của cao su một phần là nhờ vào sự phát triển của loại rễ
    này.
    - Rễ bàng (rễ ngang hay rễ hấp thu): là loại rễ mọc ngang trên tầng đất mặt từ 0-
    30cm. Loại rễ này nhiều và mập có khả năng vươn xa từ 6-10m, có khả năng phân
    nhánh nhiều, khả năng tái sinh tốt. Rễ ngang thường lan rộng theo chiều rộng của tán
    lá. Tuy nhiên, ở những vùng có gió bão thường xuyên như tại Miền Trung và Tây
    Nguyên bề rộng của rễ ngang thường ngắn hơn so với bề rộng tán trong những năm
    mới trồng. Trong thời kỳ sinh trưởng cây con và kiến thiết cơ bản rễ ngang làm nhiệm
    vụ hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất mặt, sau đó các rễ này ngày càng phân nhánh tạo
    nên các rễ tơ tại phần đầu rễ của các rễ ngang. Rễ ngang lúc này chỉ làm giá đỡ và giữ
    cho cây đứng vững
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...