Luận Văn Đặc điểm thạch học, thạch địa hóa granitoid vùng núi Hòn Thùng và Châu Viên, Long Hải, Bà Rịa -Vũng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thành
    phần thạch học gồm granit biotit hạt vừa, granit biotit hạt nhỏ. Đá mạch gồm granit aplit,
    aplit và pegmatoit. Thành phần khoáng vật chính là plagioclas, feldspat kali, thạch anh, biotit
    và ít hornblend. Khoáng vật phụ thường gặp là zircon, orthit, sphen, magnetit. Hầu hết các đá
    bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ, chủ yếu là các quá trình albit hóa và microclin hóa. Các đá
    có hàm lượng SiO2 = 72.68 - 76.06%, Al2O3 = 12.06 - 13.70%, Na2O = 3.24 - 4.06%, K2O =
    4.18 - 5.12%. Các nguyên tố vết thường gặp là Sn, W, Mo, Cu, Pb, Zr, Hf, Y, Yb.
    1. MỞ ĐẦU
    Các thành tạo magma xâm nhập vùng Long Hải đã được đề cập trong nhiều công trình
    nghiên cứu: công trình đo vẽ bản đồ địa chất Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Nguyễn Xuân
    Bao và nnk, 1980), công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000
    nhóm tờ Bến Khế-Đồng Nai (Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1989), công trình đo vẽ bản đồ địa
    chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đông Thành Phố Hồ Chí Minh (Ma Công
    Cọ và nnk, 1994) và nhóm tờ Hàm Tân-Côn Đảo (Nguyễn Văn Cường và nnk, 1998) Tuy
    nhiên mức độ nghiên cứu của các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu khái quát.
    Công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu chi tiết về đặc điểm địa chất, đặc
    điểm thạch học-khoáng vật, đặc điểm thạch địa hóa, từ đó góp phần làm sáng tỏ điều kiện và
    nguồn gốc thành tạo và khoáng hóa liên quan của graniotit vùng Long Hải.
    2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
    Khu vực nghiên cứu gồm núi Hòn Thùng và Châu viên, phân bố ở vùng Long Hải thuộc
    huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cách thị xã Bà Rịa 10km về phía Tây Bắc, thuộc 2 tờ
    bản đồ tỷ lệ 1:50.000 hệ UTM: xã Vũng Tàu (6429IV) và Đất Đỏ (6429I). Theo tài liệu của
    các công trình nghiên cứu trước đây và tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả, granitoit vùng
    nghiên cứu có thành phần chủ yếu là granit biotit hạt vừa và granit biotit hạt nhỏ.
    Trong đó granit biotit hạt vừa lộ ra rộng rãi và là thành phần chính của vùng, granit biotit
    hạt nhỏ lộ ra rải rác ở dạng khối nhỏ, xuyên cắt granit biotit hạt vừa (hình 1). Đá mạch có
    thành phần là granit aplit và pegmatoit. Granit aplit ở dạng những mạch nhỏ có bề dầy từ 10-
    15cm, dài từ vài chục mét đến hàng trăm mét (hình 2). Pegmatoit ở dạng thấu kính, hoặc dạng
    ổ có kích thước vài centimet (hình 3). Trong granit biotit hạt vừa còn gặp các thể đá tù có dạng
    tròn cạnh có thành phần microdiorit porphyric và diorit thạch anh (hình 4).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...