Thạc Sĩ Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Quá trình tăng trưởng của trẻ em bị chi phối bởi nhiều yếu tố: yếu tố di truyền bên trong và môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng, bệnh tật và môi trường sống. Các yếu tố bên ngoài có tác động rất mạnh đến sự phát triển của trẻ em đặc biệt giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh.
    Trẻ em đang là lứa tuổi mà cơ thể phát triển mạnh đòi hỏi nhu cầu Vũ dinh dưỡng rất cao. Nếu cung cấp không đủ trẻ sẽ bị chậm tăng trưởng. Thời gian trong bụng mẹ và hai năm đầu sau khi sinh là thời gian quan trọng quyết định mọi tiềm lực về sức khoẻ, tư duy, sự phát triển bộ não của trẻ.
    Phần lớn các trường hợp suy dinh dưỡng xảy ra trớc khi trẻ được 2 tuổi. Hai năm đầu sau sinh là giai đoạn phát triển cơ thể nhanh nhất, đồng thời cũng là giai đoạn có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất.

    Trẻ em bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc đời thì sau nà y kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Những trẻ em nà y dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, có nguy cơ tử vong cao và cũng có nguy cơ sớm mắc các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hoá và giảm khả năng thích ứng với xã hội. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng trong thời gian nà y sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hởng đến khả năng lao động, học tập, sáng tạo và gây tổn thất lớn về mặt kinh tế trong tương lai [46],[62],[78],[79].

    Mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực trong những năm gần đây, tình hình SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang là một vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thông báo của UNICEF, năm 2009 trên thế giới có tới 129 triệu trẻ em dới 5 tuổi ở các nớc đang phát triển bị SDD thể nhẹ cân (CN/T), trong đó 10% bị suy dinh dưỡng nặng, và có khoảng 195 triệu trẻ em < 5 tuổi bị SDD thấp còi (CC/T), trong đó 90% trẻ em sống ở khu vực châu Phi và châu Á. Đây là hai châu lục có tỷ lệ SDD cao nhất: thấp còi (stunting) là 40% và 36% ; nhẹ cân (underweight) là 21 và 27% [113]. Theo thống kê của WHO và UNICEF, năm 2005 trên toàn cầu có 750 triệu người bị thiếu máu, các vấn đề thiếu vi chất khác như thiếu vitamin A, thiếu kẽm cũng còn tương đối trầm trọng ở những nước đang phát triển, đặc biệt là nước nghèo [50],[111].

    Tại Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm khá nhanh: từ mức suy dinh dưỡng rất cao theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới (51,5% năm1985) xuống mức trung bình (còn 18,9% vào năm 2009). Tuy nhiên tỷ lệ SDD thể thấp còi vẫn còn là vấn đề hết sức nghiêm trọng: năm 2009 tỷ lệ này vẫn ở mức cao (31,9%) [38].

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu còn cao trên 30%, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tính chung trên phạm vi toàn quốc vẫn còn ở mức 32,6% [26]; Thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng (hàm lượng vitamin A huyết thanh và sữa mẹ thấp) vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng: Đến năm 2009 tỷ lệ thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn 14,2% [42].

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF đã khuyến cáo bổ sung vi chất dinh dưỡng nên là một giải pháp cần thiết trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng trong vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang gia tăng trong những năm gần đây và nhiều nước cũng đã tích cực triển khai các chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Bổ sung vi chất dinh dưỡng đã và đang là một giải pháp trung hạn, hiệu quả, bền vững nhằm thanh toán thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, góp phần vào công cuộc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ở nước ta cũng như trên thế giới.
    Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam là một vấn đề then chốt và cấp bách hiện nay. Với thực trạng dinh dưỡng ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu sự tăng trởng của trẻ trong giai đoạn 2 năm đầu và các can thiệp dinh dưỡng sớm trong giai đoạn nà y có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể và o việc thúc đẩy tăng trởng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em để nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam. Chính vì vậy nghiên cứu “Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội” đã được tiến hành.

    Mục tiêu cụ thể:
    1. Mô tả đặc điểm tăng trưởng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi.
    2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...