Luận Văn Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài luận án
    Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam cũng như ở các
    quốc gia khác hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Thực tế này đã trở
    thành mối quan tâm, lo ngại của chúng ta nói riêng và của nhiều quốc gia
    khác trong khu vực cũng như trên thế giới nói chung.
    Hành vi phạm tội của người chưa thành niên có tác hại to lớn. Bởi vì,
    một mặt, nó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặt khác, hành vi đó còn
    hủy hoại nhân cách của chính các em.
    Cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về
    đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội trên bình
    diện tâm lý học. Mặt khác, việc đấu tranh phòng ngừa tình hình phạm tội ở
    nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào các biện pháp xử lý hành chính, biện pháp
    hình sự, biện pháp y học mà chưa chú ý đến những biện pháp tâm lý.
    Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tâm lý của
    người chưa thành niên có hành vi phạm tội” là một yêu cầu cấp bách và cần
    thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực
    trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi phạm tội của người chưa thành
    niên trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội,
    chỉ ra thực trạng của vấn đề. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm
    góp phần vào việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi phạm tội của người chưa
    thành niên đạt hiệu quả tốt hơn.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội và
    tác động của các yếu tố tâm lý này đến hành vi phạm tội của các em.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể điều tra là 266 người gồm:
    3.2.1. Khách thể chính: Người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành
    hình phạt tại trại giam Hoàng Tiến và trại giam Ngọc Lý do Cục V26 - Bộ
    Công an quản lý, gồm: 70 em (điều tra thử); 125 em (điều tra chính thức); 5
    em (phỏng vấn sâu); 5 em (thực nghiệm tác động).
    3.2.2. Khách thể phụ: 61 các cán bộ tư pháp (các điều tra viên, các kiểm sát
    2
    viên, các thẩm phán, các cán bộ quản giáo trong các trại giam do Cục V26 - Bộ
    Công an quản lý).
    4. Giả thuyết nghiên cứu
    4.1. ở người chưa thành niên phạm tội có một số đặc điểm tâm lý cá nhân và
    xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn tới các hành vi phạm tội như (sự
    mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc; Nhu cầu độc lập quá mức kèm theo
    tính tự chủ kém; Nhu cầu khám phá cái mới nhưng thiếu căn cứ khoa học;
    Thái độ tiêu cực đối với học tập; Nhận thức pháp luật ở mức độ thấp; Bầu
    không khí tâm lý trong gia đình thường nặng nề; Sự chi phối khá mạnh của
    quan hệ nhóm bạn bè theo chiều hướng tiêu cực . )
    4.2. Hoạt động tham vấn có thể góp phần giúp người chưa thành niên phạm
    tội đang chấp hành hình phạt tại trại giam do Cục V26 - Bộ Công an quản lý
    bước đầu nhận thức được lỗi lầm của mình, giảm bớt mặc cảm, tự ti, qua đó có
    sự chuyển biến nhất định mang tính tích cực về tư tưởng, yên tâm cải tạo lao
    động, học tập tốt hơn.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm tâm lý của
    người chưa thành niên có hành vi phạm tội (các khái niệm, một số đặc điểm
    tâm lý của người chưa thành niên phạm tội).
    5.2. Khảo sát thực trạng các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có
    hành vi phạm tội, tác động của các yếu tố tâm lý này đến hành vi phạm tội
    của các em.
    5.3. Bước đầu tiến hành thực nghiệm tác động (qua tham vấn tâm lý) và trên
    cơ sở kết quả này đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý góp phần giúp
    người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành hình phạt tại các trại giam do
    Cục V26 - Bộ Công an quản lý cải tạo tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...