Thạc Sĩ Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình ( Qua tư liệu của Đài PT - TH Thái

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    PHẦN MỞ ĐẦU




    1.1. Ngôn ngữ học hiện nay quan tâm nhiều đến ngôn ngữ ứng dụng. Ngôn ngữ ứng dụng trong các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có ngôn ngữ truyền hình có một vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với một đài PTTH địa phương như đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên (PTTH TN).
    Sử dụng ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề được xã hội rất quan tâm hiện nay trước thực tế sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, thậm chí chưa tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, của các nhà ngôn ngữ học và đông đảo các tầng lớp bạn đọc, khán giả.
    1.2. Đài PTTH TN đã có 18 năm hoạt động và phát triển lĩnh vực truyền hình, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách căn bản về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các chương trình của đài, đặc biệt là ngôn ngữ sử dụng trong chương trình Thời sự, một chương trình được nhiều khán giả quan tâm, và được coi như chương trình “đinh”, chương trình “xương sống” của các Đài PTTH. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, việc đánh giá những ưu điểm để phát huy và hạn chế để khắc phục, hoặc từ đó lựa chọn phương án sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong các chương trình của đài dường như còn bỏ ngỏ. Có thể xem việc tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự, để hướng đến chuẩn ngôn ngữ trong chương trình là rất cần thiết với một đài PTTH của tỉnh trung tâm của vùng Đông Bắc nói riêng và các Đài PTTH trong khu vực có điểm tương đồng về địa lý, văn hóa nói chung.
    1.3. Là người đang công tác tại Đài PTTH Thái Nguyên, trực tiếp tổ chức sản xuất và thực hiện các chương trình thời sự, người thực hiện luận văn có điều kiện tìm hiểu về các chương trinh thời sự truyền hình. Từ việc nghiên
    cứu đề tài, chúng tôi hy vọng có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đài PTTH tỉnh Thái Nguyên
    2. Lịch sử vấn đề


    Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí cùng dùng văn tự, từ ngữ làm phương tiện chuyển tải nội dung, nhưng có sự khác nhau cơ bản ở chỗ: Ngôn ngữ văn học được hình thành trên cơ sở tư duy hình tượng, phương pháp sáng tác của văn học nặng về hư cấu. Còn ngôn ngữ báo chí thực hiện mục đích thông tin nên cần đáp ứng yêu cầu: chuẩn xác, phong phú, mới mẻ và hấp dẫn, không được hư cấu.
    Thực tiễn hoạt động báo chí nước ta hiện nay rất phong phú, đa dạng. Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần ra theo từng ngành riêng, trong đó truyền hình được đánh giá là một trong những thể loại báo chí có ưu thế nổi trội bởi nó sử dụng tất cả các dạng thức ngôn ngữ mà báo in, báo nói (phát thanh), mạng Internet và các phương thức tuyên truyền khác sử dụng. Cùng với những hình ảnh thực tiễn sống động, cách sử dụng ngôn ngữ của các chương trình truyền hình có những đặc điểm khác biệt, ngôn ngữ truyền hình cần được xem xét từ góc độ ngôn ngữ viết và cả ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ truyền hình mang đặc điểm của ngôn ngữ báo chí (GS -TS Nguyễn Đức Dân) mang những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nói, dạng thức nói (Luận văn TS của TS Nguyễn Thế Kỷ), có tác động bởi yếu tố tâm lý ngôn ngữ học (GS.TS Nguyễn Đức Tồn). Qua các tài liệu tham khảo chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của chương trình thời sự truyền hình nói chung (đặc biệt là chương trình thời sự truyền hình của một Đài PTTH của một địa phương) nên mạnh dạn tìm hiểu đề tài này. Theo GS.TS Nguyễn Đức Tồn “Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong các phương tiện giao tiếp đại chúng nói chung, phát thanh và truyền hình nói riêng, thuộc loại vấn đề rât có tính thời sự. Gi
    trị của những vấn đề đó đã vượt ra ngoài pham vi ngôn ngữ học thuần túy”.

    (TCNN 12- 1999)

    Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” ( NXB ĐHQG HN, 2001) ở phần Mở đầu tác giả Vũ Quang Hào viết“Nói đến ngôn ngữ báo chí”, nếu hiểu “báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là báo chí được hiểu gồm báo in, báo phát thanh và báo hình thì có thể nói rằng trong tập bài giảng này (Ngôn ngữ báo chí) ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ chúng tôi không xác định được phạm vi khảo sát”. Tìm hiểu “Bài giảng ngôn ngữ báo chí” của Khoa báo chí trường Cao đẳng PTTH trong chương IV Ngôn ngữ báo hình, giáo án này chỉ đề cập đến ngôn ngữ hình ảnh (câu hình) của thể loại này chứ không đề cập đến ngôn ngữ được phát thanh, một phần không thể thiếu của bất kỳ chương tình truyền hình nào.
    Như vậy có thể thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình là việc làm khó khăn. Nếu như Ngôn ngữ phát thanh được nghiên cứu khá sớm (PGSTS Nguyễn Đức Tồn năm 1977, 1989 Nguyễn Đình Lơng 1993) thì các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi thể loại báo chí truyền hình được đánh giá là thành tựu to lớn của khoa học công nghệ hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại nhất của thời đại việc chú ý đến nội dung trong đó có ngôn ngữ trong các chương trình truyền hình sao cho tương xứng với vị trí vai trò của truyền hình là việc làm đáng kể.


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 6
    2. Lịch sử vấn đề 7
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9
    5. Phương pháp nghiên cứu 9
    6. Đóng góp mới . 9
    7. Bố cục luận văn 10
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT . 11
    1. 1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí . 11
    1.1. 1. Báo chí 11
    1.1. 2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí 12
    1.1. 3. Đặc điểm phong cách của ngôn ngữ báo chí 13
    1.1.4. Giới thiệu về truyền hình 15
    1.1.5. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn trong báo chí . 19
    1.2. Giới thiệu về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên 26
    1. 2.1. Về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên 26
    1.2.2. Về Chương trình Thời sự của Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên 27
    Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN
    CÁC VĂN BẢN VIẾT . 37

    2.1. Đặc điểm từ ngữ 37
    2.1.1. Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa gọt giũa 37
    2.1.2. Sử dụng nhiều từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy . 38
    2.1.3. Sử dụng nhiều số từ 41
    2.2.4. Chủ yếu dùng từ một nghĩa ( ít dùng từ đa nghĩa) . 46
    2.1.5.Dùng từ dễ hiều, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần
    chúng 47
    2.1.6. Sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm . 48
    2.1.7. Sử dụng nhiều danh từ riêng - tên riêng 49
    2.1.8. Sử dụng khá nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành 50
    2.1.9. Sử dụng nhiều từ ngữ Hán – Việt 5
    2.2. Đặc điểm câu . 52
    2.2.1. Thường sử dụng câu ngắn 53
    2.2.2. Sử dụng đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. 55
    2.3. Đặc điểm văn bản 61
    2.3.1. Dung lượng của văn bản thường ngắn 61
    2.3.2. Các văn bản đều có nhan đề ( tít) 62
    2.3.2. Các văn bản được liên kết chặt chẽ . 64
    Chương 3: NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN BẢN PHÁT THANH . 74
    3.1. Việc thể hiện văn bản ( phát thanh) bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
    nhau 74
    3.2. Về đặc điểm phát âm . 77
    3.2.1. Các văn bản được phát âm chuẩn so với giọng Hà nội 77
    3.3.2. Ngữ điệu thể hiện các chức năng ngữ pháp . 83
    3.3.3. Thể hiện chức năng biểu cảm 85
    3.3.4. Thể hiện chức năng Lô gic 90
    3.3.5. Thể hiện chức năng dụng học 91
    3. 4 . Ngữ điệu xử lý cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản 93
    3. 5. Chiến lược sử dụng các phương tiện hỗ trợ . 95
    3.6. Tiểu kết . 96
    KẾT LUẬN . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...