Tiến Sĩ Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng phòng chống sâu ăn lá hồng ngọt Hypocala subsatura

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2016
    PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
    1.3 Những đóng góp mới của đề tài 2
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
    2.2 Thông tin về huyện đà bắc, tỉnh hòa bình 5
    2.3 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6
    2.3.1 Cây hồng và vai trò kinh tế 6
    2.3.2 Dịch hại trên cây hồng và sâu hại nói riêng 7
    2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại hồng 11
    2.3.4 Biện pháp phòng chống sâu hại hồng 13
    2.4 Những nghiên cứu ở trong nước 16
    2.4.1 Cây hồng và vai trò kinh tế 16
    2.4.2 Dịch hại trên cây hồng và sâu hại nói riêng 19
    2.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính 20
    2.4.4 Biện pháp phòng chống sâu hại hồng chính 20
    2.5 Những vấn đề cần quan tâm 21
    PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
    3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 22
    3.1.2 Thời gian nghiên cứu 22
    3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 22
    3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 22
    3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu 22
    3.3 Nội dung nghiên cứu 22
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
    3.4.1 Phương pháp xác định thành phần sâu hại hồng, đặc điểm hình thái của
    sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) 23
    3.4.2 Phương pháp xác định đặc điểm sinh vật học của sâu ăn lá hồng
    Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) 28
    3.4.3 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng Hypocala
    subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) trên cây hồng ngọt nhập nội
    MC1 và một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ 33
    3.4.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng
    Hypocala subsatura Guenee theo hướng tổng hợp. 37
    3.4.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 41
    PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
    4.1 Thành phần sâu hại hồng ở việt nam, đặc điểm hình thái của sâu ăn lá
    hồng Hypocala subsatura guenee (lepidoptera: noctuidae) 42
    4.1.1 Thành phần sâu hại hồng ngọt nhập nội MC1 tại Đà Bắc, Hòa Bình 43
    4.1.2 Thời gian xuất hiện gây hại của một số loài sâu hại chính 44
    4.1.3 Cấu trúc thành phần loài sâu hại chính trên cây hồng 46
    4.1.4 Loài ưu thế và chỉ số loài ưu thế 47
    4.1.5 Tần suất xuất hiện của các loài sâu ăn lá hồng tại Đà Bắc, Hòa Bình 48
    4.1.6 Đặc điểm hình thái sâu ăn lá hồng 48
    4.1.7 Phân biệt đặc điểm hình thái hai loài sâu ăn lá hồng 53
    4.2 Đặc điểm sinh vật học sâu ăn lá hồng 56
    4.2.1 Tập tính hoạt động của sâu ăn lá hồng 56
    4.2.2 Thời gian phát dục các pha 61 4.2.3 Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của sâu ăn lá hồng 65
    4.2.4 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống và sức sinh sản của
    trưởng thành 67
    4.3 Diễn biến mật độ sâu ăn lá hồng trên cây hồng ngọt mc1 và một số yếu tố
    ảnh hưởng tới diễn biến mật độ 68
    4.3.1 Thời điểm xuất hiện gây hại và triệu chứng của sâu ăn lá hồng 68
    4.3.2 Tỷ lệ hại của sâu ăn lá hồng trên các bộ phận của cây ký chủ 70
    4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ sâu ăn lá hồng tới tỷ lệ ra hoa, kết quả và thu hoạch 71
    4.3.4 Thời điểm xuất hiện và diễn biến mật độ của sâu ăn lá hồng theo giai
    đoạn sinh trưởng của cây hồng 72
    4.3.5 Diễn biến mật độ của sâu ăn lá hồng qua các năm 74
    4.3.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh phát triển của sâu ăn lá hồng 77
    4.4 Một số nghiên cứu về biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala
    subsatura guenee 81
    4.4.1 Đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu ăn lá hồng 82
    4.4.2 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng theo
    hướng quản lý tổng hợp 86
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
    5.1 Kết luận 89
    5.2 Kiến nghị 90
    Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 91
    Tài liệu tham khảo 92
    Phụ lục 99
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Thời tiết khí hậu miền núi phía Bắc nước ta khá đa dạng, những nơi ở độ
    cao ≥500m so với mặt nước biển, có mùa đông lạnh, mùa hè mát rất thích hợp để
    phát triển cây ăn quả ôn đới với nhiều chủng loại như: mận, mơ, hồng, đào,
    lê .với yêu cầu đơn vị lạnh khác nhau. Đây là một lợi thế để trồng các loại cây ăn
    quả ôn đới mà phần lớn các tỉnh khác trong cả nước, thậm chí kể cả các nước
    trong khối ASEAN, hoặc chỉ trồng ở mức rất hạn chế.
    Trong các loại cây ăn quả ôn đới hồng là cây ăn quả truyền thống, được bà
    con nông dân trồng từ lâu đời ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh
    Tây nguyên, là những nơi có nhiều tiềm năng về đất đai, điều kiện sinh thái thích
    hợp cho phát triển cây hồng (Lê Đức Khánh và cs., 2012). Đây cũng là vùng có
    nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn.
    Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay các giống hồng trồng phổ biến ngoài sản
    xuất gồm các nhóm hồng giấm và hồng ngâm, đều thuộc chủng loại hồng chát địa
    bản địa, chất lượng quả thấp, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng,
    nhất là thời kỳ hội nhập hiện nay, dẫn đến hiệu quả kinh tế trồng cây hồng ăn quả
    không cao, nhiều nơi người dân chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác.
    Giống hồng ngọt Fuyu, có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được đưa vào Việt
    Nam từ năm 2005. Đây là giống hồng thuộc nhóm hồng không chát, không cần
    xử lý sau thu hoạch, có thể ăn ngay khi quả chín, chất lượng quả cao, được xem
    như là những giống cây trồng mới, thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc, có
    tiềm năng và ưu thế thương mại đối với Việt Nam, được Bộ Nông Nghiệp và
    PTNT công nhận tạm thời, quyết định số 3326 QĐ/BNN – TT, ngày 29/10/2007;
    lấy tên là MC1; công nhận chính thức ngày 15/12/2011, quyết định số 735/QĐTT-
    CCN.
    Là giống cây trồng mới, hồng MC1 bị khá nhiều loài sâu hại tấn công làm
    ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của quả hồng đặc biệt là nhóm sâu ăn lá.
    Chúng tấn công gây hại làm giảm quang hợp của cây dẫn đến cây bị suy yếu đặc
    biệt chúng tập trung gây hại vào giai đoạn lộc xuân của cây hồng, đây là giai
    đoạn rất quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng. Trên thế giới, các kết quả công bố và nghiên cứu về loài sâu ăn lá hồng chưa
    nhiều, nhất là những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học. Ở
    Việt Nam, những nghiên cứu về sâu hại hồng còn rất ít, chỉ có một số kết quả
    nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1999), Lê Văn Thuyết (2002), Lê Đức
    Khánh và cs. (2012) về thành phần loài sâu hại hồng ở Việt Nam. Chưa có tài
    liệu nghiên cứu chuyên sâu nào về nhóm sâu ăn lá hồng.
    Việc thu thập, xác định thành phần sâu hại trên hồng, xác định đặc điểm
    hình thái, sinh học, sinh thái và diễn biến tình hình gây hại của loài chủ yếu là rất
    cần thiết, là cơ sở để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp sâu hại chính trên hồng
    một cách hợp lý, an toàn và bền vững, góp phần thúc đẩy sản xuất hồng ăn quả ở
    nước ta nói chung, các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
    1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    1.2.1. Mục đích
    Từ những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của đối tượng
    nghiên cứu, góp phần nâng cao khả năng phòng chống loài sâu ăn lá hồng
    Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp, đạt
    hiệu quả kinh tế, an toàn và thân thiện với môi trường.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây hồng ngọt nhập nội MC1. Bước
    đầu đánh giá vị trí của loài sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenee
    (Lepidoptera: Noctuidae) và tác hại của chúng đối với giống hồng ngọt nhập nội
    MC1.
    - Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu ăn lá
    hồng Hypocala subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae).
    - Xác định được diễn biến mật độ của loài sâu ăn lá hồng Hypocala
    subsatura Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) trong mối quan hệ với các yếu tố khí
    hậu thời tiết, giống, mùa vụ sinh trưởng, kỹ thuật trồng trọt và kẻ thù tự nhiên.
    - Thử nghiệm biện pháp phòng chống sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura
    Guenee (Lepidoptera: Noctuidae) theo hướng tổng hợp.
    1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
    - Bổ sung danh lục 11 loài sâu hại thuộc 3 bộ và 9 họ trên cây hồng ngọt MC1
    nhập nội. Lần đầu tiên phát hiện loài ngài cánh trong hại vỏ Ichneumenoptera sp.
    (Lepidoptera: Sesiidae) trên cây trồng ở Việt Nam.
     
Đang tải...