Thạc Sĩ Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering (Le

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
    NĂM, 2012

    MỤC LỤC
    Ni dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình xi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    3 Mục đích và yêu cầu đề tài 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5
    1.2 Khái quát tình hình sản xuất dong riềng và phòng chống bọ nẹt
    tại Hưng Yên và Hà Nội 7
    1.2.1 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hưng Yên 7
    1.2.2 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hà Nội 8
    1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu, nhện hại và
    thiên địch của chúng trên dong riềng 9
    1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 9
    1.3.2 Những nghiên cứu trong nước 23
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
    2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 30
    2.1.2 Thời gian nghiên cứu 30
    2.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30
    2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
    2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 30
    2.2.3 Dụng cụ nghiên cứu 31
    2.3 Nội dung nghiên cứu 33
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
    2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu, nhện hại và thiên địch
    trên dong riềng 33
    2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của
    bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering 34
    2.4.3 Nghiên cứu sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 39
    2.4.4 Phương pháp xác định thiên địch trên dong riềng tại Hưng Yên,
    Hà Nội 41
    2.4.5 Phương pháp xác định sự ký sinh của loài ruồi giả ong
    S. macer (RGO) trên các pha phát dục của bọ nẹt T. obliquistriga 42
    2.4.6 Phương pháp đánh giá năng suất củ của dong riềng ở các mức
    hại tại các giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 43
    2.4.7 Phương pháp điều tra tỷ lệ nhộng trên tàn dư dong riềng 44
    2.4.8 Đánh giá tính nhiễm bọ nẹt T. obliquistriga của một số giống
    dong riềng 45
    2.4.9 Phương pháp thử hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ bọ nẹt 45
    2.4.10 Mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng 47
    2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 49
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
    3.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 50
    3.1.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và
    Hà Nội 50
    3.1.2 Mức độ phổ biến sâu và nhện hại dong riềng tại Hưng Yên,
    Hà Nội 51
    3.1.3 Đặc điểm gây hại và tác hại của sâu, nhện hại trên dong riềng
    tại Hưng Yên và Hà Nội 54
    3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học cơ bản của bọ nẹt
    T. obliquistriga 62
    3.2.1 Đặc điểm hình thái các pha của loài bọ nẹt T. obliquistriga 63
    3.2.2 Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T. obliquistriga 73
    3.3 Đặc điểm sinh thái cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 82
    3.3.1 Thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt T. obliquistriga 82
    3.3.2 Đặc điểm phân bố của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên các
    lá của dong riềng, tại Hưng Yên 2008 84
    3.3.3 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của bọ nẹt T. obliquistriga trên
    giống dong riềng đỏ tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2008 85
    3.3.4 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của Bọ nẹt T. obliquistriga
    trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 86
    3.3.5 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga và chỉ số hại trên
    dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 88
    3.3.6 Thiên địch sâu hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 93
    3.4 Biện pháp phòng chống bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng 101
    3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ bọ nẹt 102
    3.4.2 Biện pháp vệ sinh đồng ruộng phòng trừ bọ nẹt. 113
    3.4.3 Tính nhiễm bọ nẹt của một số giống dong riềng 125
    3.4.4 Biện pháp hóa học phòng trừ bọ nẹt trên dong riềng 126
    3.4.5 Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga
    trên dong riềng 128
    3.5 Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt trên dong riềng 136
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 139
    1 Kết luận 139
    2 Đề nghị 141
    Các công trình công bố liên quan đến luận án 142
    Tài liệu tham khảo 142
    Phụ lục 148
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Dong riềng (Canna edulis Ker) cây thân thảo, họ dong riềng (Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Trương Văn Hộ và cs. 1993) [8].
    Trên thế giới dong riềng có khá nhiều giá trị sử dụng như tinh bột cung cấp dinh dưỡng cho con người, thân lá làm thức ăn gia súc, phần non có thể làm rau ăn, hạt non được dùng làm nhân bánh, hạt già có thể làm đồ trang sức, (Pulmass, 1985) [57].Ở nước ta, sản xuất dong riềng chủ yếu để chế biến tinh bột làm nguyên liệu sản xuất miến dong (Trương Văn Hộ, 1993b) [7].
    Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, trước đây dong riềng được trồng chủ yếu trên đất cằn cỗi, đất tận dụng, nhưng ngày nay ở một số địa phương tại Hưng Yên, Hà Nội dong riềng đã được trồng thành vùng sản xuất dong riềng trên diện tích lớn tập trung (150 - 300 ha/địa điểm) như Khoái Châu, Văn Giang (Hưng Yên), Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Ba Vì (Hà Nội) hình thành vùng cung cấp nguyên liệu chế biến tinh bột, thay vì trồng lúa hoặc các cây trồng khác hiệu quả thấp.Trên thực tế dong riềng phát triển mạnh trong sản xuất, dong riềng được trồng phổ biến và ở hầu hết các tỉnh từ phía bắc vào phía nam, nhưng kinh phí đầu tư nghiên cứu và phát triển dong riềng rất
    ít, đến nay mới chỉ có duy nhất một giống dong riềng DR1 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và chuyển giao vào sản xuất (theo Quyết định số608/QĐ-TT-CLT ngày 14/12/2010). Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống, biện pháp kỹ thuật canh tác
    và phòng trừ sâu bệnh hại trên dong riềng ở nướcta còn rất nhiều hạn chế.

    Dong riềng trở thành cây trồng độc canh, phát triển nhanh trên diện tích lớn. Sự mất cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất dong riềng trên, điều đó đã dẫn đến sự bùng phát số lượng cao của loài bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering thành loài dịch hại nguy hiểm trên dong riềng và đồng thời xuất hiện một số sâu và nhện hại mới tấn công gây hại dong riềng. Sự gây hại của bọ nẹt đã làm giảm năng suất, giảm hiệu quả đầu tư sản xuất dong riềng và bọ nẹt không những gây hại làm giảm năng suất của dong riềng, mà đối với người sản xuất bọ nẹt gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và gây hại đến sức khỏe người sản xuất bởi lông độc của chúng làm cho người bị ngứa ngáy rất khó chịu.Hiện tại việc phòng trừ bọ nẹt tại các vùng sản xuất dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, khi bọ nẹt xuất hiện và gây hại với mật độ cao được phát hiện, người nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ là chủ yếu mà chưa có sự phối hợp với các biện pháp khác (biện pháp canh tác, giống chống chịu, vệ sinh đồng ruộng ), nên bọ nẹt ngày càng trở thành loài sâu hại khó kiểm soát.Thực tế cho đến nay ở Việt Nam chưa có tài liệu nào công bố về thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên dong riềng. Chính vì vậy việc xác định thành phần sâu hại và nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và quản lý tổng hợp bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering sâu hại chính trên dong riềng là yêu cầu cấp thiết của sản xuất hiện nay.
    Nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng làm cơ sở khoa học xác định các giải pháp hữu hiệu hạn chế tác hại của bọ nẹt, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm độc hại cho người sản xuất và thuận lợi cho quá trình canh tác, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, an toàn cho môi sinh là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt với vùng Đồng bằng Sông hồng nơi tập trung dân cư có mật độ cao, rất dễ gây nên những tổn thất cho cộng đồng khi lạm dụng thuốc hóa học, làm mất cân bằng sinh thái. Với định hướng trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering (Lepidoptera: Eucleidae) hại dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội

    2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa về khoa học: Kết quả điều tra thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên dong riềng đã xác định được 12 loài sâu, nhện hại, 5 loài thiên địch của sâu hại và trong đó 1 loài ký sinh trên bọ nẹt. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering và loài ruồi giả ong Systropus macer Loew ký sinh giai đoạn sâu non - nhộng bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering. Loài S. macer lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và các biện pháp phòng chống bọ nẹt T.obliquistriga hại dong riềng đã xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt, áp dụng tại vùng nghiên cứu đạt hiệu quả cao.
    3 Mục đích và yêu cầu đề tài
    3.1 Mục đích
    Điều tra xác định được thành phần sâu, nhện hại và thiên địch có trên dong riềng (Canna edulis Ker). Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của loài bọ nẹt T. obliquistriga để trên cơ sở đó xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội.
    3.2 Yêu cầu của đề tài
    - Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu và nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội.
    - Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T.obliquistriga hại dong riềng.
    - Xác định được diễn biến mật độ của bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng qua các năm và mối quan hệ của chúng tại Hưng Yên và Hà Nội.
    - Thử nghiệm các biện pháp phòng chống loài bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp chúng tại Hưng Yênvà Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...