Tài liệu đặc điểm sinh vật học của cây chè

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. RỄ CHÈ.
    Hệ rễ chè nếu trồng bằng hạt gồm rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Rễ trụ có
    thể dài tới 2m nhưng thường chỉ dài 1m. Rễ trụ dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất
    đất, chế độ làm đất, phân bón, tuổi chè và giống. Đất tốt sâu, thoát nước thì bộ rễ ăn
    sâu, rộng hơn. Giống chè thuộc dạng thân gỗ có rễ trụ ăn sâu hơn dạng thân bụi. Chè
    trồng bằng phương pháp giâm cành thì không có loại rễ này.
    Rễ bên (đối với chè cành thì loại rễ này rất phát triển) và rễ hấp thu phân bố ở
    tầng canh tác, ở lớp đất từ 5 - 50 cm phân bố theo chiều ngang thường gấp từ 1,2 - 2
    lần tán chè. Trong điều kiện sản xuất, rễ hấp thu tập trung chủ yếu ở khoảng cách giữa
    hai hàng chè.
    II. THÂN CHÈ
    Cây chè mọc từ hạt, sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là cây đơn trục, thân
    thẳng, phân nhánh liên tục tạo thành hệ thống cành chồi trên cây và hình thành nên tán
    cây. Tùy theo chiều cao phân cành, kích thước thân chính và các cành chè mà người ta
    chia làm 3 loại: thân bụi, thân gỗ nhỏ và thân gỗ.
    - Thân bụi: Cây chè không có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành thấp, sát với cổ
    rễ. Cành nhỏ, tán chè có dạng bụi, điển hình là các thứ chè Trung Quốc lá nhỏ, chè
    Nhật Bản, chè Gruzia.
    -Thân gỗ nhỏ (Thân bán gỗ): Là loại hình trung gian có thân chính tương đối rõ,
    vị trí phân cành thường cách mặt đất từ 20 - 30 cm. Điển hình là chè Trung Quốc lá to
    và chè Trung du.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...