Tiến Sĩ Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae Drew & Hancock và Bactrocera tau W

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
    NĂM 2013


    MỞ ĐẦU
    1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) là nhóm đối tượng gây hại rất quan trọng trên các loại cây ăn quả tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
    Do tập quán gây hại của ấu trùng ruồi (bên trong quả) vì vậy ruồi đục quả (RĐQ) thường gây thất thu năng suất quan trọng trên cây và rau ăn quả. RĐQ không chỉ làm thất thu năng suất trên đồng ruộng, gia tăng chi phí sản xuất, mà còn làm gia tăng chi phí cho xuất khẩu do phải xử lý quả sau khi thu hoạch. Nhiều nghiên cứu thống kê đã cho thấy thiệt hại do ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) gây ra rất nặng nề. Không chỉ ở tại nơi sản xuất mà sự nhiễm ruồi trên quả còn kéo theo sự đình trệ về thông thương hàng hoá.
    Sự thất thu năng suất do RĐQ gây ra ước tính biến động từ 30-100% (Dhillon và ctv., 2005)[64]. Tại Pakistan, ước lượng thất thu hàng năm khoảng 200 triệu US dollars (Stonehouse và ctv., 1998)[178]. Tại vùng bắc Queenland của nước Úc, sự gây hại của B. papayae đã làm thất thu gần 100 triệu đô la Úc vào giữa những năm 1990 (Drew, 1997)[71]. Chỉ riêng loài Bactrocera cucurbitae Coquillett cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu bí và bí ngô từ Tonga sang Nhật ước tính lên đến 8-10 triệu đô la Mỹ [29].
    Theo Viện Cây Ăn Quả miền Nam, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại do RĐQ gây ra trên quả cũng rất cao, tỷ lệ quả bị thiệt hại do nhiễm RĐQ được ghi nhận như sau: xoài 12%, ổi 94%, mận 76,33%; khổ qua 30% (Huỳnh Trí Đức và ctv., 2001)[5]. Nghiên cứu của Drew và ctv. (2001)[4] cho thấy có 29 loài thực vật ở miền Bắc và 26 loài ở miền Nam Việt Nam bị RĐQ gây hại.
    Chính vì việc phải đầu tư một số tiền lớn để làm sạch RĐQ trong lãnh thổ của mình khi bị nhiễm RĐQ do nhập khẩu quả tươi từ nước ngoài, nên các nước nhập khẩu tiên tiến đã đặt ra những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc nhập khẩu quả cây từ nước khác vào nước của họ để tránh sự nhiễm RĐQ hoặc bị tái nhiễm RĐQ[103].
    Drew và ctv.(2001)[4] đã phát hiện được 29 loài RĐQ tại Việt Nam, trong đó có 7 loài gây hại quan trọng, bao gồm Bactrocera dorsalis, B. correcta, B. latifrons, B. pyrifoliae, B. cucurbitae, B. tau và B. carambolae. Riêng hai loài B. latifrons, B. pyrifoliae không hiện diện ở miền Nam.
    Loài B. carambolae đã được tìm thấy đầu tiên ở Malaysia bởi Drew (1991)[69]. Cũng tương tự như một số loài RĐQ khác, B. carambolae phân bố rộng tại nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Á (Drew và Hancock, 1994)[70]. Theo Clarke và ctv.(2005)[55], B. carambolae, B. dorsalis và B. papaye thuộc phức hợp B. dorsalis là ba loài gây hại quan trọng trên các loại quả có giá trị kinh tế cao nhất. Cả hai loài B. carambolae và B. tau đều đã được phát hiện tại Việt Nam (Drew và ctv., 2001)[4]).
    B.tau được ghi nhận không những gây hại trên các loại rau quả thuộc họ Cucurbitacae mà loài này còn gây hại trên một số loại thực vật khác tại Đông Nam Châu Á (Allwood và ctv., 1999)[28]. Theo Hasyim và ctv., 2004)[89], sự thất thu năng suất do côn trùng, đặc biệt là do RĐQ B.tau gây ra trên cây chanh dây Passiflora edulis tại Indonesia lên đến 40%.
    Mặc dù đã được ghi nhận hiện diện tại Việt Nam và cũng được ghi nhận gây hại quan trọng trên nhiều loại cây ăn quả và rau ăn quả trên thế giới (Hasyim và ctv. 2008)[89], nhưng các nghiên cứu và khảo sát về 2 loài B. carambolae và B. tau còn rất giới hạn, đặc biệt là tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hai loài RĐQ này gần như không có. Hầu hết các công trình nghiên cứu về RĐQ ở Việt Nam chỉ tập trung trên loài RĐQ phương đông B. dorsalis, đây là loài RĐQ có ký chủ rất rộng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu ‘‘Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae Drew & Hancock và Bactrocera tau Walker (Diptera: Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch’’ đã được thực hiện.

    2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
    - Sự gây hại của ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) và thành phần ruồi đục quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    - Sự khác biệt về hình thái và di truyền giữa Bactrocera carambolae, B. tau với các loài RĐQ phổ biến khác.
    - Sự phân bố, ký chủ và gây hại của B. carambolae và B. tau trên cây trồng tại vùng ĐBSCL.
    - Đặc điểm sinh học của B. carambolae và B. tau.
    - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ RĐQ trước thu hoạch và ứng dụng mô hình IPM để phòng trừ RĐQ trên diện rộng.
    - Nghiên cứu sử dụng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý nhiệt để phòng trừ RĐQ sau thu hoạch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...