Tiến Sĩ đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông hậu, việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài:
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang

    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM TẠ
    ABSTRACT .
    TÓM TẮT
    MỤC LỤC .
    DANH SÁCH BẢNG .
    DANH SÁCH HÌNH
    DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
    Chương 1: MỞ ĐẦU
    Giới thiệu
    Mục tiêu của đề tài
    1.2.1 Mục tiêu tổng quát
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .
    Nội dung nghiên cứu .
    1.3.1. Đặc điểm hình thái giải phẫu của cá ngát .
    1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng .
    1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng .
    1.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản
    1.3.5. Biến động của một số chỉ tiêu sinh hóa
    1.3.6. Đặc điểm phân bố
    Ý nghĩa luận án .
    Điểm mới của luận án .
    Chương 2: TỔNG QUAN TƯ LIỆU
    Hình thái phân loại .
    Hình thái giải phẫu .11

    2.2.1. Hệ tiêu hóa
    2.2.1.1. Miệng .
    2.2.1.2. Răng .
    2.2.1.3. Lược mang
    2.2.1.4. Thực quản .
    2.2.1.5. Dạ dày
    2.2.1.6. Manh tràng
    2.2.1.7. Ruột
    2.2.2. Hệ hô hấp
    2.2.2.1. Mang cá
    2.2.2.2. Cơ quan hô hấp khí trời dạng nhánh cây (hoa khế) .
    2.2.3. Hệ bài tiết
    2.2.3.1. Thận
    2.2.3.2. Ống dẫn niệu .
    2.2.3.3. Bàng quan .
    2.2.4. Mô học
    Đặc điểm dinh dưỡng
    2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu tính ăn của cá
    2.3.1.1 Phương pháp số lượng .
    2.3.1.2 Phương pháp khối lượng
    2.3.1.3 Phương pháp trọng lượng .
    2.3.2. Tính ăn của cá
    Đặc điểm sinh trưởng
    Đặc điểm sinh sản .
    Sự biến đổi các chỉ tiêu sinh hóa .
    Đặc điểm phân bố
    Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Vật liệu nghiên cứu .
    3.1.1 Mẫu vật
    3.1.2 Hóa chất, dụng cụ, vật tư
    Phương pháp nghiên cứu .
    3.2.1 Thời gian và địa điểm .
    3.2.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu .
    3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu
    3.2.3.1 Đặc điểm hình thái .
    3.2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng
    3.2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng .
    3.2.3.4 Đặc điểm sinh học sinh sản
    3.2.3.5 Biến động của một số chỉ tiêu sinh hóa .
    3.2.3.6. Đặc điểm phân bố
    3.2.4 Xử lý số liệu .
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    Đặc điểm hình thái

    4.1.1Đặc điểm hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể cá
    4.1.2Phân biệt đực cái

    4.1.3Hình thái cấu tạo các cơ quan bên trong cơ thể cá ngát .
    4.1.3.1 Hệ tiêu hóa 62
    4.1.3.2 Hệ hô hấp 73
    4.1.3.3 Hệ tuần hoàn . 78
    4.1.3.4 Hệ tiết niệu 85
    4.1.3.5 Hệ sinh dục . 88
    Đặc điểm dinh dưỡng .
    4.2.1 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá
    4.2.2 Phổ dinh dưỡng của cá ngát .
    4.2.2.1 Thành phần thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa cá ngát 94
    4.2.2.2 Điểm số các loại thức ăn trong ống tiêu hóa cá ngát 99
    4.2.2.3 Phổ dinh dưỡng của cá ngát 101

    4.3 Đặc điểm sinh trưởng .
    4.3.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá ngát .
    4.3.2 Xác định các tham số tăng trưởng của cá (K, L¥, t0)
    4.3.3 Quan hệ giữa tuổi và chiều dài thân cá
    4.4 Đặc điểm sinh học sinh sản cá ngát .
    4.4.1 Quá trình phát triển của tuyến sinh dục cá ngát .
    4.4.1.1. Buồng trứng của cá ngát
    4.4.1.2. Buồng tinh của cá ngát
    4.4.2 Đường kính trứng .
    4.4.3 Sức sinh sản
    4.4.4 Độ béo Fulton, Clark và nhân tố điều kiện
    4.4.5 Hệ số thành thục của cá (GSI) .
    4.4.6 Mùa vụ sinh sản
    Biến động một số chỉ tiêu sinh hóa ở một số cơ quan trong quá trình
    phát triển của tuyến sinh dục cá ngát 123

    4.5.1. Độ ẩm (hàm lượng nước)

    4.5.2. Biến động hàm lượng chất khoáng ở một số cơ quan qua các
    giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá ngát
    4.5.3. Biến động hàm lượng protein ở một số cơ quan qua các giai đoạn
    phát triển của tuyến sinh dục cá ngát .
    4.5.4. Biến động của hàm lượng lipid và acid béo ở một số cơ quan qua
    các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá ngát
    4.5.5. Hàm lượng vitellogenin trong huyết tương cá ngát .

    Đặc điểm phân bố
    135

    4.6.1. Một số yếu tố môi trường .
    4.6.1.1. Nhiệt độ
    4.6.1.2. Độ mặn .
    4.6.1.3. pH .
    4.6.2. Phân bố theo thời gian .
    4.6.3. Phân bố ở các điểm thuộc tuyến sông Hậu .
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
    Kết luận .148

    5.2
    Đề xuất
    149

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TÓM TẮT

    Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius) phân bố trên sông Hậu
    được tiến hành từ tháng 04/2007 đến 05/2011. Mẫu cá (n=1,692) được thu trực tiếp
    bằng cào đáy, thu mua từ ngư dân đánh bắt cá bằng các loại ngư cụ khác và các chợ địa

    phương

    định kỳ mỗi tháng một lần trên 5 điểm thuộc tuyến sông Hậu là: Long Xuyên

    (tỉnh An Giang), Thốt Nốt, Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), Đại Ngãi và Trần Đề (tỉnh
    Sóc Trăng). Sau khi thu, mẫu cá được giữ sống và bảo quản lạnh, chuyển về phân tích
    tại phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Cá ngát phân bố
    trên tất cả 5 điểm thu mẫu từ vùng nước ngọt như Long Xuyên, Thốt Nốt, Cần Thơ
    xuống vùng lợ mặn cửa sông như Đại Ngãi, Trần Đề. Cá ngát lớn chỉ thu được trên
    tuyến sông chính (sông Hậu), cá ngát con thu được cả trên dòng sông chính, nhánh
    sông cấp 1 và 2. Cá ngát thường phân bố phía bờ sông lở, ở những chỗ sông sâu và có
    gốc cây hoặc đất đá làm chỗ ẩn nấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy vây ngực và vây
    lưng thứ nhất của cá ngát có gai độc. Cơ quan dạng nhánh cây (cơ quan dendrictic) ở
    hía sau lỗ hậu môn là đặc điểm phân loại chỉ có ở các loài thuộc họ cá ngát
    (Plotosidae). Cá ngát có 4 đôi cung mang; trên cung mang thứ I có 22-25 lược mang
    mảnh, dài và thưa. P. canius là loài cá ăn động vật ở đáy; phổ thức ăn của chúng gồm
    có: cá, giáp xác, thân mềm và giun. Trong đó, giáp xác chiếm tỉ lệ cao nhất (95,39%).
    Tương quan giữa chiều dài (Lt) và khối lượng thân cá rất chặt chẽ và có dạng
    phương trình W = 0,0082L2,8695 với R2 = 0,9829 (Lt=3,3-97,5 cm). Cá ngát thu trtên
    sông Hậu có thể đạt chiều dài lý thuyết cực đại L¥ = 141,2 cm với hệ số tăng trưởng
    K=0,49 và chiều dài t0= -0,27. Ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa vụ sinh sản tập trung
    của cá ngát là từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 8, tháng 9 hàng năm. Sức sinh sản của cá
    ngát khá thấp (1.301±380-2.250±855 trứng/Kg cá cái), đường kính trứng cá có buồng
    trứng ở giai đoạn IV bằng 6,02±0,6 mm. Ẩm độ và hàm lượng chất khoáng trong cơ
    (83,69-80,88%) và (6,6-6,19%), gan (80,15-75,75%) và (6,02-5,38%), tuyến sinh dục
    66,14-58,95%) và (5- 4,49 %) cá ngát có xu hướng giảm từ giai đoạn I đến giai đoạn
    IV. Hàm lượng lipid trong cơ và gan cá giảm từ giai đoạn II (6,23 và 7,57%) sang giai
    đoạn IV (0,31 và 5,9%). Ngược lại, hàm lượng lipid trong tuyến sinh dục tăng từ 10%
    lên 10,2%. Tương tự, hàm lượng protein trong cơ (84,73-73,13%) và gan (63-50,64%)
    cá cùng giảm từ giai đoạn I đến giai đoạn IV, trong khi ở tuyến sinh dục thì hàm lượng
    protein tăng từ I (60,54%) qua giai đoạn IV (63,32%). Hàm lượng vitellogenin (dạng
    protein noãn hoàng) trong huyết tương cá ngát cái biến động qua các giai đoạn phát
    triển của buồng trứng. Ở giai đoạn I, hàm lượng vitellogenin có trị thấp nhất
    (1,64±0,629 µgALP/mg protein), giá trị này tiếp tục tăng lên khi buồng trứng chuyển
    sang giai đoạn II, III và IV (2,05±0,68; 3,44±0,9 và 4,35±1,14 µgALP/mg protein). Khi
    buồng trứng phát triển đến giai đoạn VI, hàm lượng vitellogenin trong máu cá lại giảm
    xuống (1,78±0,18 µgALP/mg protein) thấp gần bằng ở giai đoạn I.

    Chương 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Giới thiệu
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mekong, có tổng diện tích
    khoảng 39.734 km2. Vùng đất này có nhiều thuận lợi cho thủy sinh vật phát triển.
    Bên cạnh hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống các sông, rạch
    chằng chịt, bờ biển dài khoảng 700 km cùng với nhiều cửa sông đã tạo nên sự
    phong phú của các loại hình thủy vực và sự đa dạng thành phần giống loài tôm cá.
    Theo Ủy hội sông Mekong, lưu vực này có đến 1.700 loài cá đã được xác định
    (MRC, 2001). Riêng cá nội địa, ĐBSCL đã có 173 loài thuộc 13 bộ được định danh
    (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
    Đồng bằng sông Cửu Long cũng có gần 1 triệu ha mặt nước đã góp phần không nhỏ
    vào sự phát triển không ngừng của ngành thủy sản. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản dần
    dần trở thành một nghề phổ biến và đem lại lợi nhuận cao cho cộng đồng dân cư nơi
    đây, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. Tổng sản lượng
    thủy sản hằng năm của ĐBSCL lên đến hơn 1,8 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng
    thủy sản nuôi của cả nước (Tổng cục thống kê, 2009). ĐBSCL còn là vùng trọng
    điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Trong đó, cá
    tra, cá basa, tôm sú là những đối tượng nuôi chủ lực. Tuy nhiên, trong những năm
    gần đây, biến động về giá cả và tình hình dịch bệnh là những thách thức không nhỏ
    cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Vì thế, chủ trương đa
    dạng hóa đối tượng nuôi đã được đề ra nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi và
    phát triển những loài cá bản địa, phẩm chất thịt ngon, tạo sự đặc trưng cho vùng.
    Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá da trơn thuộc họ Plotosidae, bộ
    Siluriformes (Henry, 1932; Ferraris, 2007). Loài cá này còn được gọi là cá ngát đen
    hay cá ngát chó, phân bố chủ yếu ở nước lợ nhưng cũng xuất hiện ở nước ngọt
    (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Plotosus canius là loài cá kinh
    tế quan trọng ở vùng ven biển, thuộc danh sách đỏ, cần được bảo vệ ở nhiều nước
    (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006). Đây là loài cá sống phổ biến ở
    vùng ven bờ và cửa sông (Mackensize, 1962; Sadhale và Nene, 2005) và là một
    trong 35 loài cá kinh tế quan trọng ở Malaysia (Bujang et al., 2006). Ở Việt Nam,
    cá ngát là một trong những loài cá bản xứ có giá trị thương phẩm cao (Trần Ngọc
    Hải và ctv, 2008). Vì vậy, từ 1945 đến nay đã có 68 nghiên cứu trong và ngoài nước
    về cá ngát đã được công bố. Thế nhưng, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào
    phân loại, mô tả và phân bố của cá ngát. Những thông tin về tập tính dinh dưỡng,
    sinh trưởng và thành thục sinh dục của loài cá này chưa nhiều. Trong khi đó, nghề
    nuôi đòi hỏi hiểu biết càng nhiều về sinh học của chúng bao nhiêu thì việc nuôi
    dưỡng càng có hiệu quả bấy nhiêu (Pravdin, 1973). Phát xuất từ thực tế nêu trên,
    luận án: “Đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822)
    phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam” được thực hiện.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là thu thập và hoàn chỉnh dẫn liệu về sinh học của
    cá ngát góp phần làm phong phú những thông tin khoa học phục vụ giảng dạy, học
    tập và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đối tượng có giá trị kinh tế này.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    Nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về hình thái cấu tạo và mô học, đặc điểm
    dinh dưỡng qua các giai đoạn phát triển cùng với những đặc tính sinh sản của cá
    ngát (P.canius). Tìm hiểu những biến động về các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa như
    hàm lượng vitellogenin trong máu và protein, lipid của gan, cơ qua các giai đoạn
    phát triển của tuyến sinh dục nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh
    sản nhân tạo, ương giống và nuôi thịt cá ngát góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi
    cho vùng ĐBSCL.


    Bộ cá da trơn (Siluriformes) là một trong những bộ có số lượng loài tương đối
    phong phú với khoảng 2.584 loài, chiếm khoảng 32% cá nước ngọt (Teugels, 1996
    trích dẫn bởi Oliveira et al., 2001). Bộ cá này có nhiều loài có giá trị thương phẩm
    cao, là đối tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia trên thế giới (Mai Đình Yên và ctv,
    1992). Bộ Siluriformes gồm có 7 họ là: Siluridae, Clariidae, Pangasiidae, Bagridae,
    Sisoridae, Ariidae và Plotosidae.
    Những loài cá thuộc họ cá ngát Plotosidae có thịt ngon và sức sống cao tương tự họ
    cá trê (Clariidae). Trong đó, loài cá ngát hay cá ngát đen (Plotosus canius) được
    người dân ưa thích hơn vì kích thước lớn, thịt ngon và sống được ở các thủy vực
    nước ngọt lẫn lợ mặn (Mackensize, 1962; Sadhale và Nene, 2005). Loài cá này
    phân bố chủ yếu ở nước lợ nhưng cũng xuất hiện ở nước ngọt (Trương Thủ Khoa và
    Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở Việt Nam, cá ngát là một trong những loài có giá trị
    thương phẩm cao.Vì vậy, đã có 68 nghiên cứu trong và ngoài nước về cá ngát đã
    được công bố, những thông tin trên tập trung ở những nội dung như sau:
    2.1. Hình thái phân loại
    Hiện nay, họ cá ngát Plotosidae có 10 giống đã được phân loại như sau:
    Anodontiglanis Rendahl, 1922; Cnidoglanis Günther, 1864; Euristhmus Ogilby,
    1899; Neosiluroides Allen và Feinberg, 1998; Neosilurus Steindachner, 1867;
    Oloplotosus Weber, 1913; Paraplotosus Bleeker, 1862; Plotosus Lacepède, 1803;
    Porochilus Weber, 1913 và Tandanus Mitchell, 1838.
    Trong đó, giống Plotosus Lacépède, 1803 có 5 loài là: Plotosus anguillaris Bloch
    1865; Plotosus arab Bleeker, 1874; Plotosus canius Bleeker, 1874 (Henry, 1932);
    Plotosus lineatus Vanlenciennes, 1840 và Plotosus limbatus Richardson, 1846. Tuy
    nhiên, theo Itis (2008) giống Plotosus Lacépède, 1803 có đến 8 loài là: Plotosus
    abbreviatus Boulenger, 1895; Plotosus brevibarbus Bessednov, 1967; Plotosus
    canius Hamilton, 1822; Plotosus fisadoha Ng and Sparks, 2002; Plotosus limbatus
    Cuvier and Valenciennes, 1840; Plotosus lineatus Thunberg, 1787; Plotosus kunga
    Gomon and Taylor, 1982; Plotosus papuensis Weber, 1910. Một loài mới ở Nhật
    Bản đã được Yoshino và Kishimoto (2008) định danh là Plotosus japonicus.
    Prokofiev (2006) cũng đã phát hiện và định danh thêm một loài mới từ loài P.
    lineatus phân bố ở vịnh Nha Trang và đặt tên là Plotosus nhatrangensis. Như vậy,
    tổng số loài cá ngát thuộc giống Plotosus đã được công nhận lên đến 10 loài

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Ahmed, A.L.P., C. Kara and H.M. Buyukcapak, 2004. Reproductive Biology in
    a Native European Catfish, Silurus glansis L., 1758, Population in Nemenzelet
    Reservoir. Turk. Jvet Anim. Sci. 28 (2004), 613p.
    Ahmed, M., 1991. A model to determine benefits obtainable from the
    management of riverine fisheries of Bangladesh. ICLARM. Tech. Rep. 28, 133
    Apparao, S., 1967. Studied reproductive cycles and lipid levels in Leiognathus
    splendens. J. mar. biol. Ass. India, 9 (2): 303-322.
    Biswas, S. P., 1973. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian
    Publishers New Delhi International Book Co, Absecon Highlands, 157p.
    Bond, C.E., 1996. Biology of Fishes. Solders College Publishing, 750p.
    Boyd, C.E., 1990. Water quality in pond for aquaculture. Ala. Agr. Exp. Sta.
    Auburn Univer. Ala., 462p.
    Bujang, J. S., M. H. Zakaria and A. Arshad, 2006. Distribution and significance
    of sea grass ecosystems in Malaysia. Aquatic Ecosystem Health & Management,
    9: 203–214.
    Cacot, P., 1998. Description of the ***ual cycle related to the environment and

    set up of the artificial propagation in Pangasius bocourti (Sauvage, 1880) and
    Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878), reared in floating cages and in the
    pond in the Mekong Delta. Processing of the mid-tern workshop of the Catfish
    Asia Project Cantho, Vietnam, and 11-15 May 1998.
    10. Castro, P. and M. E. Hunber, 2003. Marine biology. Fourth edition. 468p.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...