Tiểu Luận Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước - Bài tập cá nhân Luật Hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân Luật Hành chính – Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước

    Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động giữ vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Vậy, dưới góc độ pháp lý, khái niệm quản lý hành chính nhà nước được hiểu như thế nào? Và so với lý luận chung, quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm nào khác biệt ?
    Có thể hiểu, quản lý hành chính nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước; đồng thời đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi của con người cũng như các quan hệ xã hội, được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành. Hay nói cụ thể hơn, “ quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.”[1]
    Trước hết, quản lý hành chính ở Việt Nam mang đầy đủ các đặc điểm chung của quản lý hành chính nhà nước như sau :
    Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện bằng việc các chủ thể có thẩm quyền theo luật định thể hiện ý chí nhà nước thông qua những phương tiện nhất định, trong đó cơ bản và đặc biệt quan trọng chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Ở Việt Nam, các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng cũng như lợi ích và lập trường giai cấp trở thành định hướng cho toàn bộ công tác quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, tính quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện một cách triệt để, chính xác thông qua những biện pháp về tổ chức, kinh tế, các hình thức như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và mức cao nhất là cưỡng chế nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...