Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011-04 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Kim Liên
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Hiền; ThS. Lê Thị Quỳnh Nga; CN. Ngô Thanh Thủy
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2011/ tháng 1 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Việc quan tâm, giáo dục trẻ thiếu niên luôn là đề tài thu hút không chỉ đối với các bậc phụ huynh và nhà trường mà còn đối với toàn xã hội. Học sinh THCS là giai đoạn có nhiều sự thay đổi lớn cả về mặt sinh học lẫn tâm lí. Một trong những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp, có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành phát triển nhân cách của các em là quan hệ bạn bè ngày càng phức tạp với sự mở rộng phạm vi giao tiếp vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, gia đình , sự mở rộng những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong cuộc sống của các em.

    Thực tế cho thấy, bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển, hoàn thiện bản thân đến từ sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, thanh thiếu niên Việt Nam hiện tại cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ phía xã hội như: lối sống thực dụng, hưởng thụ, thiếu tính nhân văn, sự xói mòn những truyền thống văn hóa quí báu của dân tộc, sự lai căng kệch cỡm của văn hóa ứng xử tồn tại ở một số người trong xã hội . Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của các em, chi phối sự hình thành tình bạn, động cơ và mục đích kết bạn, dẫn đến sự lệch chuẩn trong các “bộ luật tình bạn” của các em. Do đó, quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này, đặc biệt là ở những nhóm không chính thức, ngoài giờ học đối với học sinh THCS đã và đang phát triển theo những chiều hướng hết sức phức tạp

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định các đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh THCS và đề xuất một số biện pháp tâm lí sư phạm nhằm góp phần phát triển mối quan hệ bạn bè tốt đẹp ở lứa tuổi này.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: khái niệm quan hệ bạn bè, học sinh THCS; một số vấn đề lí luận liên quan đến mối quan hệ bạn bè, thực trạng quan hệ bạn bè của học sinh THCS.

    Nhóm nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh tại trường THCS Lômônôxôp và trường chất lượng cao Cầu Giấy, Hà Nội. Từ đó, phân tích kết quả điều tra thực trạng đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh THCS và một số nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ bạn bè của học sinh THCS giai đoạn hiện nay.

    Đề tài đưa ra kết luận và khuyến nghị nhằm định hướng giúp học sinh THCS xây dựng được mối quan hệ bạn bè tốt đẹp phù hợp với yêu cầu tâm lí lứa tuổi và sự phát triển của xã hội.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Trường THCS Lômônôxôp và trường chất lượng cao Cầu Giấy, Hà Nội.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lí luận, điều tra, phỏng vấn, quan sát và phương pháp chuyên gia, thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
    1.2. Một số khái niệm công cụ
    1.3. Một số vấn đề lí luận về quan hệ bạn bè của học sinh THCS
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè của học sinh THCS

    Chương 2: Thực trạng quan hệ bạn bè của học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay
    2.1. Quá trình khảo sát
    2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn

    Chương 3: Kết luận và khuyến nghị
    3.1. Kết luận
    3.2. Một số khuyến nghị

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ các khái niệm, một số vấn đề lí luận, các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ bạn bè của học sinh THCS.

    Nghiên cứu thực tiễn về đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay đã góp phần bổ sung kết quả nghiên cứu lí luận.Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị góp phần cải thiện hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng này trong trường THPT hiện nay.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Đa số học sinh THCS đều nhận thức được quan hệ bạn bè là một loại tình cảm đạo đức có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhân cách con người. Thực tế nghiên cứu cho thấy, thiếu niên có nhu cầu kết bạn cao. Các em học sinh THCS có những suy nghĩ nghiêm túc về tình bạn. Các em không chỉ mong kết bạn để trao đổi những tâm tư nguyện vọng của mình mà còn muốn nhờ những mối quan hệ bạn bè để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Vì thế, các em có những đòi hỏi cao với người bạn thân của mình.

    Việc lựa chọn mẫu hình bạn thân của học sinh THCS hiện nay cũng có nhiều thay đổi hơn so với giai đoạn trước. Nếu như trước kia, mẫu người bạn chăm chú vào hoạt động học tập được các em lựa chọn nhiều thì bây giờ các em thích hình mẫu người bạn của mình là người hướng ngoại. Nhận thức sâu sắc về vai trò của quan hệ bạn bè trong đời sống tình cảm của mình cho nên các em thiếu niên coi trong việc nâng cao chất lượng tình bạn hơn là phát triển về số lượng.

    Tình bạn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của học sinh THCS, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt đời sống của các em đặc biệt về phương diện tính cách, quan điểm sống, kết quả học tập. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mối quan hệ ban bè cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới các em. Trong các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển và chấm dứt mối quan hệ bạn bè thì yếu tố chủ quan chiếm vai trò quan trọng nhất.

    Nhằm giúp học sinh THCS giai đoạn hiện nay xây dựng được mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những khiến nghị sau :

    Về phía gia đình, các bậc cha mẹ và các bậc lớn tuổi nên để cho tình cảm của các em được phát triển tự nhiên. Đồng thời nên tôn trọng và tin tưởng con em mình.

    Nhà trường cần xây dựng được bầu không khí lành mạnh tốt đẹp cho các em. Hơn nữa, nhà trường cần tăng cường nội dung giáo dục đạo đức cho các em dưới nhiều hình thức. Coi trọng việc giáo dục đạo đức cũng giúp các em nhận thức và có những cách ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ bạn bè. Nhà trường cũng cần đưa việc giáo dục giới tính nói chung và tâm lí giới tính nói riêng vào giảng dạy chính khóa trong nhà trường phổ thông

    Để giúp học sinh xây dựng được mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, lành mạnh, bền vững rất cần sự kết hợp từ ba phía: gia đình, nhà trường và xã hội.

    Bộ giáo dục cần có chiến lược xây dựng chương trình giáo dục đạo đức đầy đủ và quy mô hơn so với hiện tại, trong đó coi việc giáo dục đạo đức cho người học là một vấn đề quan trọng. Chỉ khi coi trọng việc giao dục đạo đức thì việc giáo dục học sinh hướng tới xây dựng những mối quan hệ bạn bè lành mạnh, trong sáng mới trở nên có hiệu quả.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...