Thạc Sĩ Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào V

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


    Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, trong đó chắc chắn mọi lĩnh vực của đời sống toàn nhân loại, của mỗi cộng đồng và của từng cá nhân sẽ có những thay đổi vô cùng sâu sắc, mau lẹ và diễn ra theo phương thức hoàn toàn mới. Trước những cơ hội to lớn và những thách thức hết sức nghiêm trọng và phức tạp đặt ra trong thiên niên kỷ mới, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia đang ra sức xem xét lại chiến lược phát triển của mình, dự báo và hoạch định chiến lược ngắn hạn, dài hạn, trong thực tế nhiều vấn đề đã và đang vượt ra khỏi khuôn khổ của tri thức và lối tư duy chiến lược truyền thống.
    Để hướng tới giải quyết những vấn đề phức tạp đã và sẽ nảy sinh, các dân tộc đều nỗ lực khai thác tốt nhất các nguồn lực vật chất và tinh thần để tạo ra xung lực phát triển vượt trội, đột phá trong tương lai. Trong tất cả các nguồn lực đã từng biết tới thì nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực tài năng đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng, quyết định nhất. Kết quả phân tích chiến lược từ nhiều góc độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã khẳng định chắc chắn rằng cuộc cạnh tranh và hợp tác của nhân loại trong tương lai sẽ chủ yếu là cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực trí tuệ, tinh thần và do đó nước nào dân tộc nào có chiến lược nhân tài tốt sẽ là những quốc gia, dân tộc cạnh tranh, hợp tác và phát triển tốt nhất, bền vững nhất.
    Giáo dục trẻ tài năng được coi là một chương trình chiến lược để tạo ra nguồn lực tài năng phục vụ đất nước. Đây là môi trường gieo mầm và phát triển nhân tài trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực này góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và giúp cho việc khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới.
    ở những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao như Mỹ, quá trình dạy học trẻ tài năng được thiết kế thành một chương trình hoàn chỉnh, thống nhất và mang lại hiệu quả cao. Những thập niên qua với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đã chứng minh cho sự đúng đắn của các chính sách phát triển tài năng trẻ của nước Mỹ. Quốc gia này đang sở hữu một nguồn lực nhân tài vào bậc nhất trên thế giới mà bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn có được.
    Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, để có được đội ngũ tinh túy này, nước Mỹ đã có những chính sách đầu tư hợp lý để phát triển giáo dục - đào tạo. Quá trình dạy học trẻ em tài năng được tổ chức một cách khoa học dựa trên các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.
    Mỗi quốc gia đều tiềm ẩn những tài năng trẻ đầy triển vọng, vấn đề cơ bản là cần biết phát hiện và kịp thời bồi dưỡng, tạo điều kiện cho những tài năng này phát triển. Trong rất nhiều những cuộc thi quốc tế về các lĩnh vực như Ôlimpic Toán học, hóa học, sinh học, vật lý, những cuộc thi sáng tạo Rôbôcon chúng ta luôn giành được những huy chương cao quý. Điều đó cho thấy Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm lực trí tuệ to lớn. Tuy nhiên chúng ta chưa phát huy được tối đa sức mạnh nguồn lực này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
    Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục trẻ em tài năng nói riêng. Phát hiện, bồi dưỡng nhân tài là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.( Luật giáo dục 2005)
    Quá trình dạy học hướng tới việc tìm kiếm và phát hiện tài năng phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ở những cấp học đầu tiên. Lứa tuổi tiểu học là thời kỳ trẻ bộc lộ rõ nhất những tư chất của mình, do đó để tiến hành dạy học có hiệu quả nhà giáo dục phải đặc biệt chú trọng giai đoạn này.

    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, hiện nay ở nước ta quá trình dạy học trẻ em tài năng chưa thực sự đạt hiệu quả cao, thực trạng này là do nhiều nguyên nhân mang lại: Điều kiện cơ sở vật chất, lý luận và phương pháp dạy học dành cho trẻ em tài năng còn thiếu, các công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ em tài năng còn hạn chế
    Khắc phục được những khó khăn trên là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và đầu tư thỏa đáng về nhiều mặt. Một trong những biện pháp tích cực đó là học tập có chọn lọc những kinh nghiệm dạy học của các quốc gia phát triển trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đã thành công trong lĩnh vực này.
    Để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình của quá trình giáo dục trẻ tài năng nói chung và bậc tiểu học nói riêng ở nước ta dựa trên cơ sở đã học tập kinh nghiệm của những quốc gia đã thành công về lĩnh vực này như Mỹ, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu.

    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ em tài năng ở Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở

    Mỹ.

    4. Khách thể nghiên cứu

    Quá trình dạy học học sinh trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu



    - Nghiên cứu khái niệm tài năng.

    - Nghiên cứu các phương pháp chuẩn đoán, tìm kiếm và phát hiện trẻ

    tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.

    - Tìm hiểu những quan điểm định hướng dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học của Mỹ.
    - Nghiên cứu đặc điểm, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức

    dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.

    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trẻ em tài

    năng bậc tiểu học ở Việt Nam.

    6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài

    Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử – lôgic.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài có sử dụng các phương pháp:

    Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp hệ thống hóa. Phương pháp so sánh.
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

    8. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà

    trường tiểu học ở Mỹ.

    9. Cấu trúc của đề tài

    Bao gồm:

    Phần mở đầu.

    Phần nội dung: Chương I + Chương II Kết luận.
    Danh mục tài liệu tham khảo



    MỤC LỤC

    Mở đầu Trang


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4

    2. Mục đích nghiên cứu 6

    3. Đối tượng nghiên cứu 6

    4. Khách thể nghiên cứu 6

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

    6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài 7

    7. Phương pháp nghiên cứu 7

    8. Phạm vi nghiên cứu 7

    9. Cấu trúc của đề tài 7

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm kiếm, phát hiện và dạy

    học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 8


    1. Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng. 8

    1.1. Khái niệm về tài năng. 8

    Năng lực 8

    Năng khiếu 9

    Giỏi 10

    Thiên tài 11

    Tài năng 12

    1.2. Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ 18

    1.3. Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng 19

    2. Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng

    trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.21

    Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà

    trường tiểu học ở Mỹ. 21



    Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hóa trong trường tiểu học ở Mỹ. 26
    3. Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn trẻ tài năng trong hệ thống giáo dục

    tiểu học của Mỹ. 38

    Chương II: Hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy trẻ tài năng trong trường tiểu học của Mỹ và một số phương hướng vận dụng vào Việt Nam. 57
    1. Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 58

    2. Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 61

    3. Phương pháp dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 71

    4. Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng bậc tiểu học

    tại Việt Nam. 82

    Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam 82

    Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam. 84
    Một số phương hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học. 86
    Kết luận. 91

    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...