Tài liệu Đặc điểm phát triển của hiến pháp ở Đông Á

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm phát triển của hiến pháp ở Đông Á




    Trong những năm gần đây, khoa học nghiên cứu luật hiến pháp Việt Nam có những khởi sắc rõ nét. Không chỉ diễn giải chính văn, các học giả đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính học thuyết. Một xu hướng dễ nhận thấy là luật hiến pháp Việt Nam đang được thảo luận với kho từ vựng của chủ nghĩa hợp hiến Tây phương. Các định chế của luật cơ bản nước nhà đang được mổ xẻ trong sự đối sánh với “tam quyền phân lập”, “kìm chế và đối trọng”, “pháp quyền”, “nhân quyền”, “tài pháp hiến pháp”, “tư pháp độc lập”


    Một thực tế không tránh khỏi và mang tính toàn cầu là các chuẩn mực của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây đang chiếm ưu thế và được “cấy” vào những vùng khác nhau của thế giới. 2/3 dân số trên thế giới sống dưới các chính quyền hợp hiến không ít thì nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây. Do vậy, việc các nhà nghiên cứu hiến pháp Việt Nam thảo luận các chủ đề liên quan với những chuẩn mực của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây là điều dễ hiểu và là hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa chủ nghĩa hợp hiến.


    Trong khuynh hướng “phương Tây hóa” khi thảo luận về hiến pháp, sự phát triển của hiến pháp Đông Á ít được các học giả hiến pháp Việt Nam quan tâm. Hãy lấy ví dụ về vấn đề bảo hiến. Người ta có thể rất quen thuộc với những thông tin về Tòa án Hiến pháp ở châu Âu, Tòa án tối cao của Mỹ, nhưng hiếm ít thấy có những nghiên cứu về các nền tài phán hiến pháp ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Có lẽ điều này xuất phát một phần từ quan niệm khá phổ biến không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi thế giới rằng, chủ nghĩa hợp hiến Đông Á chỉ là sự mở rộng hay sự mô phỏng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây.


    Thực ra, nhìn bề ngoài, các định chế hiến pháp Đông Á khá giống với các định chế hiến pháp phương Tây, nhưng đi vào chi tiết hơn và xét trên thực tế vận hành, các định chế này thể hiện một xu hướng phát triển riêng về chủ nghĩa hợp hiến

    trên nền tảng các giá trị đặc hữu của Đông Á. Nếu Đông Á phát triển một mô hình riêng về chủ nghĩa hợp hiến, thì điều này đáng được xem xét trong tiến trình phát triển chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, bởi Việt Nam cũng chia sẻ nhiều đặc điểm văn hóa - nhân học - chính trị - xã hội với Đông Á.




    1. Đặc điểm phát triển hiến pháp ở Đông Á




    Khoa học nghiên cứu luật hiến pháp trên thế giới trong những năm gần đây đã phát triển một luận điểm quan trọng rằng, sự thành công của chính quyền hợp hiến phụ thuộc vào sự ủng hộ của các giá trị bản địa. Năm 1995, Daniel P. Franklin và Michael J. Baun, hai giáo sư Đại học Georgia State đã tiến hành một dự án nghiên cứu về sự tương quan giữa văn hóa chính trị và chủ nghĩa hợp hiến. Theo đó, các chuyên gia được yêu cầu viết về vấn đề này ở các nước: Anh, Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp và Nigieria. Một kết luận quan trọng được rút ra trên cơ sở thực tế của các nước là: “Ngoài sự thiết kế về mặt định chế, sự ủng hộ mạnh mẽ của văn hóa đối với chủ nghĩa hợp hiến là một tiền đề quan trọng
    cho sự ổn định và thành công của chính quyền hợp hiến”1. Nghiên cứu các hệ


    thống hiến pháp ở châu Á - Thái Bình Dương với quan niệm rằng, không nhận biết được các giá trị đi liền với hệ thống luật pháp sẽ dẫn đến sự không hiệu quả của luật pháp, Craham Hassall và Cheryl Saunders chỉ ra rằng, trong khi chủ nghĩa hợp hiến phương Tây dựa trên những nguyên tắc đạo đức của truyền thống Thiên Chúa giáo, ở châu Á- Thái Bình Dương, hệ thống pháp luật tiếp tục dựa trên những truyền thống tôn giáo khác nhau như: Đạo Hindu, Đạo Phật, Đạo Hồi và hệ
    thống pháp luật Trung Quốc tiếp tục phản ánh các giá trị đạo đức của Khổng giáo2.




    Sự phát triển của hiến pháp ở Đông Á tiêu biểu cho nguyên lý về sự tương hợp của văn hóa bản địa với chủ nghĩa hợp hiến. Các chính quyền hợp hiến ở Đông Á thành công do phản ánh tốt bối cảnh bản địa. Xét về mặt hình thức, các nền dân chủ hợp hiến ở Đông Á khá giống phương Tây: vận hành trên cơ sở một hiến pháp thành văn, tổ chức chính quyền theo lối phân quyền, thừa nhận các quyền con

    người, thiết lập chế độ bảo hiến tư pháp. Tuy nhiên, trong khi về mặt định chế, hình thức Đông Á phản ánh các giá trị của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây, thì sự vận hành của các chính quyền hợp hiến ở Đông Á lại có khuynh hướng phản ánh các bối cảnh bản địa.




    Chức năng của hiến pháp




    Trong quan niệm truyền thống của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây, hiến pháp thành văn được coi như một hình thức xác lập các giới hạn đối với công quyền và bảo vệ các quyền tự do của cá nhân. Các chính quyền hợp hiến ở Đông Á dù đã có hiến pháp thành văn, nhưng chức năng này của hiến pháp không phải được xác lập ngay từ đầu, mà phải trải qua một quá trình bản địa hóa lâu dài.


    Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay được xem là những chính quyền hợp hiến điển hình ở Đông Á. Cả ba quốc gia và vùng lãnh thổ này đều có hiến pháp thành văn và thực thi các quy tắc hiến pháp theo những tiêu chuẩn chung của chủ nghĩa hợp hiến tự do. Chỉ hơn nửa thế kỷ trước đây, các nước và vùng lãnh thổ này đều lâm vào các xung đột thuộc địa: Hàn Quốc và Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, ba hiến pháp hậu chiến lần lượt ra đời: Hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản năm 1947, Hiến pháp của Cộng hòa Hàn Quốc (Nam Hàn) năm 1948 và Hiến pháp của Trung Quốc Cộng hòa 1947 áp dụng cho Đài Loan đến tận ngày nay. Hiến pháp 1947 không phải là hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản (trước đó đã có Hiến pháp Minh Trị), nhưng thường được xem là hiến pháp dân chủ đầu tiên của Nhật Bản. Hiến pháp 1947 của Nhật Bản từ khi được ban hành cho đến nay chưa từng được sửa đổi, mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp 1948 của Hàn Quốc được sửa đổi vào năm 1952 để củng cố chế độ độc tài tổng thống trong bối cảnh chiến tranh. Cho đến nay, Hàn Quốc đã trải qua 6 nền cộng hòa với 6 bản hiến pháp. Hiến pháp Trung Quốc Cộng hòa áp dụng cho Đài Loan được sửa đổi chính thức vào năm 1991 bằng việc

    bổ sung các điều khoản và sau đó được sửa đổi 6 lần nữa để xúc tiến dân chủ; lần


    sửa đổi gần nhất là vào năm 20053.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...