Thạc Sĩ Đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại khu vực Thanh Hóa - Quảng Nam và đề xuất giải pháp phòng ngừa ản

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 8
    1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội và lịch s ử nghiên cứu địa chất . 8
    1.1.1. Khái lược đặc điểm địa lý tự nhi ên, kinh tế - xã hội 8
    1.1.2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu địa chất 11
    1.2. Đặc điể m địa chất - khoáng sản 13
    1.2.1. Địa tầng 13
    1.2.2. Magma 18
    1.2.3. Kiến tạo 21
    1.2.4. Khoáng sản 29
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 35
    2.1. Cơ s ở lý luận 35
    2.1.1. Khái niệm và các thuật ngữ sử dụng trong luận án 35
    2.1.2. Các nguyên tố phóng xạ . 38
    2.1.3. Môi trường phóng xạ và ô nhiễm phóng xạ 50
    2.1.4. Khoáng sản độc hại khác . 58
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 62
    2.2.1. Khái quát phương pháp đi ều tra, đánh giá môi trường . 62
    2.2.2. Quy trình kiểm soát hoạt độ phóng xạ 63
    CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ KHOÁNG SẢN ĐỘC HẠI TRONG KHU
    VỰC NGHIÊN CỨU . 79
    3.1. Đặc điểm phân bố khoáng sản phóng xạ trong khu vực nghiên cứu 79
    3.2.1. Khoáng sản phóng xạ thực thụ 81
    3.2.2. Khoáng sản phóng xạ đi k èm 85
    3.2. Đặc điể m phân bố khoáng sản as en 92
    3.3. Thành phần vật chất các mỏ phóng xạ khu vực nghiên cứu 95
    3.4. Phương thức hình thành các diện tích ô nhiễm phóng xạ 96
    CHƯƠNG 4. KHOANH ĐỊNH DIỆN TÍCH DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
    PHÓNG XẠ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA . 99
    4.1. Cơ s ở và nguyên tắc khoanh định diện tích ô nhiễm môi trường phóng xạ 99
    4.1.1. Cơ sở k hoanh định diện tích ô nhiễm môi trường phóng xạ 99
    4.1.2. Nguyên tắc k hoanh định diện tích ô nhiễm môi trường phóng xạ 102
    4.2. Kết quả khoanh định diện tích dự báo ô nhiễm phóng xạ tự nhiên khu vực
    nghiên cứu . 104
    4.2.1. Phương pháp dự báo ô nhiễm môi trường phóng xạ 104
    4.2.2. Kết quả k hoanh định diện tích dự báo ô nhiễm phóng xạ tự nhi ên 104
    4.2.3. Các kết quả nhận được k hi nghi ên cứu về sự phát tán ô nhiễm phóng xạ
    trong môi trường khu vực Thanh Hoá - Quảng Nam 132
    4.2.4. Dự báo ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trương trong quá trình điều
    tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản phóng xạ . 132
    4.3. Giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng 139
    4.3.1. Giái pháp tổng thể . 140
    4.3.2. Giải pháp chi tiết . 143
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LI ÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ . 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
    PHỤ LỤC 158
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là nhu cầu cấp bách và xu hướng tất yếu
    trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
    về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Brazil), 179
    nước tham gia hội nghị đã thông qua tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát
    triển gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chương trình nghị s ự 21 (Agenda) về các giải
    pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Cùng với xu thế
    phát triển chung của thế giới, nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã
    hội; đồng thời với quá trình phát triển đã nảy s inh nhiều vấn đề về môi trường;
    trong đó có vấn đề về môi trường phóng xạ và khoáng sản chứa nguyên tố phóng
    xạ.
    Ngày 17 tháng 11 năm 2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam đã thông qua luật Khoáng s ản sửa đổi số 60/2010/QH12, trong đó điều 44,
    chương 7 có nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại phải thực hiện
    các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến s ức khoẻ con
    người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố
    gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp
    thăm dò khoáng sản độc hại chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của
    Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật liên quan”. Trên cơ
    sở Luật khoáng s ản được Quốc hội phê chuẩn ngày 09 tháng 3 năm 2012, Thủ
    tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định
    số 15/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một s ố điều của Luật Khoáng s ản,
    trong đó mục 1, điều 6, chương 1 có ghi rõ: “Khoáng sản độc hại gồm khoáng s ản
    phóng xạ, thủy ngân, as en, as bes t; khoáng s ản chứa các nguy ên tố phóng xạ hoặc
    độc hại mà khi khai thác có thể phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc
    độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam”.
    Khoáng sản là nguồn tài nguyên giữ vai trò quan trọng trong s ự phát triển kinh
    tế - xã hội đối với mỗi quốc gia. Qua nhiều năm t ìm kiếm, đánh giá và thăm dò, cho
    đến nay trên lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện được rất nhiều mỏ, điểm khoáng s ản;
    trong đó có một lượng không nhỏ là mỏ, điểm khoáng s ản thuộc loại khoáng s ản phóng xạ và mỏ, điểm khoáng s ản có chứa nguyên tố phóng xạ. Trong tự nhiên,
    khoáng sản phóng xạ có thể tồn tại là mỏ độc lập hoặc ở dạng khoáng vật, dạng
    nguyên tố đi cùng với các khoáng s ản khác. Để đánh giá về s ự ô nhiễm, phát tán của
    phóng xạ (khoáng sản độc hại) vào môi trường và ảnh hưởng của chúng đến môi
    trường s inh thái và sức khỏe con người; trước hết phải hiểu biết về môi trường
    phóng xạ tự nhiên, đặc điểm phân bố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi
    trường ở từng khu vực, từng diện tích cụ thể; phải khoanh định các diện tích phân
    bố khoáng s ản phóng xạ, diện tích dự báo ô nhiễm phóng xạ tự nhiên và đánh giá
    tác động của chúng đến môi trường. Đây là một nhiệm vụ hết s ức cấp thiết và mang
    tính thời sự.
    Khu vực Thanh Hoá - Quảng Nam thuộc đới cấu trúc Trường Sơn, nằm giữa
    khối Nam Trung Hoà và khối nâng Kon Tum có cấu trúc địa chất phức tạp, phát
    triển nhiều hệ thống đứt gãy, uốn nếp, các thành tạo magma, ., mỗi điều kiện địa
    chất đặc trưng tạo nên các mỏ, điểm khoáng sản có quy mô khác nhau, trong đó có
    mặt các khoáng s ản độc hại. Khu vực Thanh Hoá - Quảng Nam có dự án nghiên cứu
    “Khoanh định diện tích chứa khoáng s ản độc hại và đánh giá khả năng ảnh hưởng
    môi trường trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền) phục vụ phát triển kinh tế xã hội
    bền vững” được triển khai từ năm 2009 do NCS làm chủ nhiệm và một s ố dự án do
    Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm thực hiện trong khu vực các mỏ phóng xạ, các đề tài,
    dự án đánh giá môi trường trong các mỏ sa khoáng ven biển, các dự án đánh giá
    môi trường đô thị và các đề án điều tra cơ bản có đánh giá môi trường liên quan
    khoáng sản độc hại, khoáng s ản phóng xạ kèm theo. Tuy nhiên công tác đánh giá
    môi trường phóng xạ nói riêng, môi trường liên quan đến khoáng s ản độc hại nói
    chung chưa mang tính thống nhất về hệ phương pháp, tiêu chí khoanh định, cách
    thức xử lý và kết quả khoanh định là khác nhau.
    Đề tài: “Đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại khu vực Thanh Hóa - Quảng
    Nam và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của chúng đến môi trường” được
    nghiên cứu s inh lựa chọn là nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết do
    thực tế đòi hỏi và có tính thời s ự.
    Trong khuôn khổ và khối lượng của một luận án giành học vị tiến s ĩ địa chất,
    NCS chỉ tập trung nghiên cứu về khoáng sản phóng xạ trong phạm vi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Các loại khoáng s ản độc hại khác theo quy định trong
    luật khoáng s ản Việt Nam (năm 2010) và Nghị định s ố 15/2012/NĐ-CP của Chính
    phủ do tài liệu còn nhiều hạn chế và hiện các nhà khoa học cũng còn có nhiều ý
    kiến khác nhau, nên luận án NCS không đi s âu nghiên cứu.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: diện tích phân bố các mỏ, điểm khoáng s ản độc hại;
    trọng tâm là các mỏ phóng xạ và các mỏ, điểm khoáng s ản chứa nguyên tố phóng
    xạ.
    - Phạm vi nghiên cứu: các thành tạo địa chất chứa khoáng s ản độc hại; trọng
    tâm là các thành tạo địa chất chứa khoáng sản phóng xạ phân bố trên địa bàn các
    tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Nam.
    3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
    Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại; trọng tâm là
    khoáng sản phóng xạ và các diện tích dự báo ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên
    khu vực Thanh Hoá - Quảng Nam; xây dựng cơ s ở và nguyên tắc khoanh định diện
    tích dự báo ô nhiễm môi trường phóng xạ. Xác lập quy trình kiểm s oát môi trường
    phóng xạ (hệ phương pháp đánh giá môi trường phóng xạ) và đề xuất giải pháp
    phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến môi trường trong khu vực nghiên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...