Đồ Án Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đặc điểm nguồn nhân lực VN trong nền KTTT


    ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    Trong nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực Việt nam có 6 đặc điểm nổi bật chủ yếu sau:
    - Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm
    - Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam- nữ khá cân cân bằng
    - Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý giữa thành thị, nông thôn, giữa vùng, miền lãnh thổ; giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế
    - Nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, bố trí không đều, sức khoẻ chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường
    - Nguồn nhân lực có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và thời gian lao động ở khu vực nông thôn không thấp.
    - Nguồn nhân lực có năng suất lao động và thu nhập thấp
    Cụ thể như sau:
    1. Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm
    Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm là đặc trưng cơ bản về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
    Cho đến nay, Việt nam là quốc gia số dân lớn, theo báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm ngày 1-7-2005 của Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương (gọi tắt là Báo cáo điều tra lao động-việc làm), năm 2005 dân số Việt nam là 83,121 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong các nước Đông Nam Á. Mặc dù số con bình quân của 1 phụ nữ sinh ra đã giảm từ 2,25 con (năm 2000) xuống còn 2,11 con (năm 2005), nhưng vẫn ở mức sinh trên 2 con ( cao hơn mức sinh thay thế). Từ năm 2003 đến nay mức sinh giảm chậm và đang chững lại, nhưng với quy mô dân số lớn, những năm gần đây do làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản nên tỷ suất chết giảm, điều đó dẫn đến dân số Việt nam còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21.
    Theo khảo sát và dự báo sân số Việt Nam của Tổng cục thống kê Việt Nam và Văn phòng dân số Hoa Kỳ, dân số Việt Nam năm 2010 ước đạt từ 91-97 triệu dân, năm 2020 đạt từ 96-102 triệu dân, năm 2024 đạt 99-108 triệu. Như vậy dân số liên tục tăng đến năm 2024, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 triệu dân, bằng dân số của tỉnh trung bình hiện nay. Cụ thể đân số từ năm 2004 đến năm 2024 xem tại bảng 1.1.

    Bảng 1.1: Thống kê dân số Việt Nam giai đoạn 2004-2014
    Đơn vị tính: Triệu người

    Năm/
    Nguồn cung cấp 2004 2010 2015 2020 2024
    Tổng cục Thống kê 80,859 86,409 91,408 95,977 99,275
    Văn phòng Dân số Hoa Kỳ 85,120 91,729 97,128 102,359 108,01
    Nguồn 2, tr.42.
    Theo quy định của pháp luật Việt nam, dân số có khả năng lao động được tính vào nguồn nhân lực là những người có độ tuổi từ 15-55 đối với nữ và từ 15-60 đối với nam. Theo kết quả khảo sát, điều tra gần đây cho thấy, nguồn nhân lực chiếm tỷ lệ cao trong dân số và có xu hướng tăng lên. số người có độ tuổi từ 15 trở lên năm 2003 chiếm 72,3% dân số, có 27,7% dân số dưới 15 tuổi. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, thành phần cơ bản của nguồn nhân lực , chiếm trên 60%, có xu hướng tăng nhanh trong vòng 20 năm tới. Năm 1996, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48% tổng dân số, năm 2003 chiếm 51%, năm 2005 chiếm 52% 1, tr.129, dự kiến các năm 2010 chiếm 66%, năm 2015 chiếm 65,4%, năm 2020 chiếm 65% 2, tr.46. Do đó, có thể thấy nguồn nhân lực của Việt Nam tiềm năng dồi dào cho phát triển kinh tế, đến năm 2020 ước đạt trên 65 triệu người trong độ tuổi lao động.
     
Đang tải...