Báo Cáo Đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách của Công ty Du Lịch và Dịch vụ Hà Nội (HANOI - T

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu




    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có được những bước tăng trưởng, phát triển đáng kể trong những năm qua nhất là từ sau chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế phát triển cộng với việc ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đã giúp tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Khi cuộc sống của người dân được ổn định, họ sẽ hướng tới thoả mãn những nhu cầu cao cấp hơn (nhu cầu thứ yếu) theo thứ bậc nhu cầu của A.Maslow, và nhu cầu đi du lịch là một tất yếu.
    ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, ngành Du lịch chưa có điều kiện để phát triển. Nhưng từ sau đổi mới, đặc biệt từ 1991 đến nay, ngành Du lịch đã được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Các văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương của Chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1999). Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành nền kinh tế mũi nhọn”. Chính vì vậy, theo đà phát triển của du lịch thế giới và khu vực, Du lịch Việt Nam trong những năm qua đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn tăng trưởng và dần hội nhập với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2002 cũng là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch được xếp là một trong 10 sự kiện nổi bật của đất nước. Trong năm 2002, Du lịch nước ta tiếp tục tăng trưởng ở mức cao: lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 2.627.988 lượt người, tăng 11,5% so với năm trước. Thị trường du lịch nội địa tăng trưởng ổn định. Số lượng khách du lịch nội địa ước tính khoảng 13.000.000 lượt người, đạt 107,4% kế hoạch năm, tăng 11,6% so với năm 2001. Thu nhập du lịch đạt khoảng 23.500 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2001. Góp phần vào những thành công này của ngành Du lịch Việt Nam, có sự đóng góp rất nhiều của các công ty du lịch trên phạm vi cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Để hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi các công ty du lịch phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng đắn. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh.
    Qua thời gian thực tập tại Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội (HANOI - TOSERCO) tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách của Công ty Du Lịch và Dịch vụ Hà Nội (HANOI - TOSERCO)” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của việc lựa chọn đề tài này là để tìm hiểu đặc điểm thị trường khách, đánh giá việc thực hiện các giải pháp thu hút khách của Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội trong thời gian qua và giải pháp thu hút khách sẽ được sử dụng trong thời gian tiếp theo. Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với quan sát tìm hiểu và khảo sát thực tế, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.
    Đề tài được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Những lý luận chung về khách du lịch, đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách tại Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội (HANOI - TOSERCO)
    Chương 2: Thực trạng nguồn khách và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút khách tại Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội






    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Những lý luận chung về khách du lịch, đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách tại Công ty du lịch và dịch vụ Hà Nội (HANOI - TOSESCO) 3
    1.1. Khái niệm về khách Du lịch 3
    1.2. Phân loại khách du lịch và đặc điểm nguồn khách 6
    1.2.1. Phân loại nguồn khách 6
    1.2.2. Những đặc điểm về nguồn khách 12
    1.3. Các giải pháp thu hút khách 24
    1.3.1. Nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu 25
    1.3.2. Chính sách giao tiếp khuyếch trương 26
    1.3.3. Chính sách giá 27
    1.3.4. Chính sách sản phẩm 29
    1.3.5. Chính sách phân phối 30
    Chương 2: Thực trạng nguồn khách và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch và dịch vụ Hà Nội 21
    2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 31
    2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty 31
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các sản phẩm chính của Công ty 36
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua 44
    2.1.4. Về đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty 50
    2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh của Công ty 52
    2.1.6. Những khó khăn chung mà Công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh 53
    2.2. Thực trạng nguồn khách của Công ty Du lịch và dịch vụ Hà Nội 55
    2.2.1. Thực trạng nguồn khách của Công ty trong giai đoạn 1998 - 2003 55
    2.2.2. Tổng hợp, phân tích chung về tình hình nguồn khách 61
    2.3. Một số nhận xét đánh giá về thị trường khách của Công ty Du lịch và dịch vụ Hà Nội 63
    2.3.1. Những kết quả đạt được 63
    2.3.2. Những tồn tại yếu kém cần khắc phục 65
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút khách tại Công ty Du lịch và dịch vụ Hà Nội 67
    3.1. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển của Công ty 67
    3.2. Các giải pháp chủ yếu về thu hút, khai thác nguồn khách của Công ty trong giai đoạn mới 70
    3.2.1. Nghiên cứu kỹ thị trường 70
    3.2.2. Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch 71
    3.2.3. Đa dạng hoá các chương trình du lịch 77
    3.2.4. Chính sách giao tiếp, khuyếch trương 80
    3.2.5. Chính sách sản phẩm 82
    3.2.6. Chính sách phân phối 83
    3.3. Các giải pháp hỗ trợ 85
    3.3.1. Sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 85
    3.3.2. Đẩy mạnh các chương trình hành động quốc gia về du lịch 86
    3.3.3. Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành có liên quan với các doanh nghiệp lữ hành 86
    3.3.4. Tăng cường hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 87
    Kết luận 88
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...