Thạc Sĩ Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN
    NĂM 2013
    MỤC LỤC Trang
    Trang bìa phụ 1
    LỜI CAM ĐOAN 2
    QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .5
    CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN 6
    MỞ ĐẦU .7
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .8
    3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 16
    4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .17
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 18
    7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 19
    Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ 20
    1.1. Khái niệm con số 20
    1.1.1. Số từ trong phạm trù ý nghĩa chỉ lượng 20
    1.1.2. Định nghĩa về số từ .20
    1.1.3. Đặc điểm của số từ 21
    1.1.4. Về thuật ngữ “con số” .23
    1.1.5. Xác định khái niệm “con số” được áp dụng trong Luận án 23
    1.2. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao và vấn đề con số .24
    1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ, ca dao 24
    1.2.2. So sánh thành ngữ, tục ngữ và ca dao .26
    1.2.3. Cơ sở tìm hiểu đặc điểm con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt .28
    1.3. Lý thuyết về nghĩa 29
    1.3.1. Khái quát về nghĩa 29
    1.3.2. Nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng 31
    1.4. Vấn đề con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa .33
    1.4.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn hoá .33
    1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy, văn hoá trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .35
    1.4.3. Một số quan niệm về con số trong văn hóa Việt Nam 37
    1.5. Tiểu kết .44
    Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO 45
    2.1. Đặc điểm từ loại của con số trong thành ngữ tục ngữ, ca dao 45
    2.1.1. Về thuật ngữ Từ loại .45
    2.1.2. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao 46
    2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 50
    2.2.1. Cơ sở xác định đặc điểm khả năng kết hợp của con số 50
    2.2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số với các từ loại trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .51
    2.2.3. Khả năng kết hợp của con số với con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 58
    3
    2.3. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .67
    2.3.1. Cơ sở xác định chức năng ngữ pháp của con số .67
    2.3.2. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong cụm từ .67
    2.3.3. Chức vụ ngữ pháp của con số trong câu .71
    2.4. Tiểu kết .74
    Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO .75
    3.1. Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .78
    3.2. Nghĩa gốc của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .76
    3.2.1. Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm 76
    3.2.2. Con số chỉ tuổi tác 76
    3.2.3. Con số chỉ lượng trong kinh nghiệm lao động, sinh hoạt .77
    3.2.4. Con số chỉ đơn vị trong việc đo đếm, tính toán 77
    3.3. Nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 78
    3.3.1. Nghĩa biểu trưng của những con số lẻ 78
    3.3.2. Nghĩa biểu trưng của những con số chẵn 91
    3.3.3. Ý nghĩa biểu trưng của những con số lớn .100
    3.3.4. Ý nghĩa biểu trưng của số thứ tự trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 102
    3.3.5. Nhận xét về ý nghĩa biểu trưng của các con số 103
    3.4. Tiểu kết .107
    Chương 4. VAI TRÒ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO NGƯỜI VIỆT 108
    4.1. Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao .108
    4.1.1. Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .108
    4.1.2. Con số góp phần tạo các biện pháp tu từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .114
    4.1.3. Con số góp phần biểu hiện thái độ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 123
    4.2. Biểu hiện văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao .126
    4.2.1. Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên 126
    4.2.2. Con số thể hiện nhận thức về xã hội .127
    4.2.3. Con số thể hiện cách tính toán, đo lường của người Việt .128
    4.3. Một số quan niệm về con số thịnh hành hiện nay .131
    4.4. Bước đầu lý giải cơ sở của những quan niệm về con số .132
    4.4.1. Ảnh hưởng của triết lý âm dương .132
    4.4.2. Tri nhận của người Việt từ mối liên quan giữa con số với thế giới tự nhiên 133
    4.4.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ .134
    4.5. Tiểu kết .136
    KẾT LUẬN 137
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .140
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Luận án chọn đề tài về con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt vì những lý do sau:
    1.1. Về lý luận
    a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã được bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng vừa là phương tiện được xem xét, lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế nào . Như vậy, chỉ riêng trong lĩnh vực “con số” đã thấy nó hội tụ (và cũng là sự quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội.
    b. Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học đã được đề cập ở nhiều công trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về con số mới chỉ dừng lại ở một số nhận xét khái quát, thiên về ngữ pháp (khả năng kết hợp, từ loại, .). Nhiều phương diện về ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa . của con số chưa được các công trình nghiên cứu bàn luận một cách hệ thống và chuyên sâu. Đây là vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu, qua đó góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa và văn hóa của con số trong tổ chức giao tiếp ngôn từ của xã hội.
    1.2. Về thực tiễn
    a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt ở những mức độ khác nhau các từ ngữ chỉ lượng, trong đó có con số. Cuộc sống là phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại, . các hành động này xuất phát từ con số, liên quan đến con số.
    b. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt là sự kết tinh của trí tuệ, tình cảm, phản ánh muôn mặt đời sống xã hội từ lâu đời; những hoạt động tính toán, đo đếm thông qua các con số cũng xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Hiện tượng này cần được khảo sát, phân tích, đánh giá.
    Trên đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn đồng thời là đòi hỏi cần thiết của việc nghiên cứu con số. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...