Thạc Sĩ Đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam (trên ngữ liệu thi vấn đáp)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp ở trường đại học quân sự việt nam
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam (trên ngữ liệu thi vấn đáp)

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    đang đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ sĩ quan Quân đội phải có phẩm chất,
    năng lực toàn diện, trong đó việc rèn luyện khả năng giao tiếp tốt đạt hiệu quả cao
    trong học tập và công tác là một vấn đề đặc biệt được các Học viện, Nhà trường
    Quân đội hết sức quan tâm.
    Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
    con người. Đặc biệt là trong Quân đội thì Trường Đại học Quân sự (ĐHQS) là môi
    trường giáo dục, rèn luyện tốt nhất đối với Quân nhân, một trong số đó là Trường
    Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1).
    Trường Đại học Trần Quốc Tuấn với mục tiêu đào tạo những thanh niên,
    quân nhân có đủ tiêu chuẩn qui định, trở thành sĩ quan chỉ huy - Tham mưu Lục quân
    cấp phân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại
    học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội, có thể lực
    tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
    Học viên của Trường tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành chỉ
    huy - Tham mưu Lục quân, đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát
    triển lên đại đội trưởng và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.
    Để trở thành người sĩ quan chỉ huy tương lai trong quá trình học tập, rèn
    luyện tại Trường, HV được huấn luyện nhiều nội dung. Đặc biệt việc rèn luyện khả
    năng giao tiếp cho HV luôn được đội ngũ GV nhà trường chú trọng bồi dưỡng trong
    công tác giảng dạy và hỏi thi vấn đáp.
    Trong Trường Đại học Quân sự (ĐHQS) nói chung hoạt động giao tiếp giữa
    GV và HV mang tính đặc thù. Trong giao tiếp, các vai giao tiếp được xác định rõ
    ràng; sự xưng hô phải tuân theo cấp bậc, chức vụ; ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ
    hành chính quân sự. Đối với HV, thì GV có nhiều tư cách khác nhau: vừa là người
    thầy, người lãnh đạo, đồng thời vừa là người đồng chí, đồng đội của người học.
    Nói riêng về hoạt động giao tiếp giữa GV và HV trong thi vấn đáp ở
    Trường ĐHQS Việt Nam thì tuy đây cũng là một kiểu loại giao tiếp (nó cũng có cấu
    trúc, chức năng như hoạt động giao tiếp thông thường ) nhưng bên cạnh đó nó cũng
    chứa đựng nhiều nét khác biệt. Đó là những hành động nói năng trong giao tiếp
    được Điều lệnh hóa, theo chuẩn mực Quân sự nhất định.
    Khảo sát về hoạt động giao tiếp giữa GV và HV ở Trường ĐHQS Việt Nam
    nói chung và cụ thể trong thi vấn đáp nói riêng, đang là một vấn đề, một đề tài
    nghiên cứu có tính cấp thiết liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao khả năng
    giao tiếp cho HV.
    Về phương diện lý luận, đề tài này có liên quan mật thiết với các nội dung
    nghiên cứu của Ngữ dụng học, đặc biệt là các vấn đề về hội thoại có vị trí rất quan
    trọng vì nó chính là nội dung phản ánh vai trò của ngôn ngữ tro ng thực tế giao tiếp
    giữa GV và HV trong thi vấn đáp.
    Bước sang thế kỷ XXI, ở Việt Nam ngành Ngôn ngữ học nói chung và
    ngành Việt ngữ học nói riêng ngày càng quan tâm đến vấn đề như sự hành chức
    của ngôn ngữ trong các hoạt động xã hội, văn bản, phát ngôn, các vấn đề tương tác
    trong hội thoại, mối tương quan giữa phương tiện giao tiếp bằng ngôn từ và phi
    ngôn từ, hiệu quả lời nói trong nghi thức giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp
    khác nhau.
    Trong thời gian qua có một số tác giả đã vận dụng lý thuyết Ngữ dụng học
    vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên,
    chưa có tác giả nào vận dụng lý thuyết Ngữ dụng học vào việc tìm hiểu và nghiên
    cứu hội thoại trong thi vấn đáp ở Trường ĐHQS Việt Nam.
    Bản thân tôi có niềm yêu thích Ngôn ngữ học nói chung và Ngữ dụng học
    nói riêng, luôn có ước muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm phục vụ cho
    việc học tập, rèn luyện và giảng dạy trong môi trường Quân đội.
    Vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn "Đặc điểm ngôn ngữ trong giao
    tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam (trên ngữ liệu thi vấn đáp)" để làm đề tài nghiên
    cứu cho luận văn của mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến hôm nay đã kinh qua gần bảy mươi
    năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Nói đến
    Quân đội nhân dân Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến các vị tướng lĩnh tài ba, đến
    những chiến công hiển hách, về hình ảnh anh "bộ đội Cụ Hồ" và "Nghệ thuật chiến
    tranh nhân dân .". Vì vậy các đề tài nghiên cứu về lịch sử Quân sự Việt Nam, hay
    lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
    Bên cạnh đó, mảng đề tài về khoa học ngôn ngữ Quân sự cũng nhận được
    quan tâm của nhiều tác giả. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mảng đề tài này có một số
    công trình nghiên cứu cụ thể như sau:
    - Hệ thuật ngữ Quân sự tiếng Việt (Luận án PTS Ngữ văn chuyên ngành ngôn
    ngữ các dân tộc Việt Nam; Hà Nội 1994 của tác giả Vũ Quang Hào).
    - Từ điển thuật ngữ Quân sự Việt Nam, NXB. Quân đội nhân dân Việt Nam,
    năm 1997.
    - Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, NXB. Quân đội nhân dân Việt
    Nam, năm 2004.
    Đặc biệt về góc độ giao tiếp có công trình khoa học "Giao tiếp của bác sỹ
    Quân y với người bệnh" của tác giả T.S Nguyễn Thị Thanh Hà, Nxb. Quân đội nhân
    dân, Hà Nội, 2003. Tuy nhiên công trình này chỉ đề cập đến mảng giao tiếp riêng ở
    lĩnh vực Quân y.
    Mới đây trên số báo Quân đội nhân dân Việt Nam ra ngày 20/12/2010 có bài
    viết của tác giả Sơn Hà với tựa đề "Kỹ năng giao tiếp mở ra cơ hội". Qua bài viết,
    tác giả Sơn Hà muốn nêu lên thực trạng nhiều sĩ quan trẻ học tập, rèn luyện trong
    môi trường Quân đội tuy có kết quả học tập, rèn luyện tốt, nhưng những sĩ quan trẻ
    này lại có hạn chế là chưa thực sự tự tin trong giao tiếp.
    Cũng trong số báo này có ý kiến của tác giả Đinh Thị Thủy Bình về vấn đề:
    "Văn hóa chào hỏi nét đẹp của người quân nhân". Tác giả cho rằng: "Trong môi
    trường quân đội, việc chào hỏi giữa các quân nhân không chỉ là thực hiện điều lệnh
    mà còn thể hiện tinh thần đồng chí, đồng đội, sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời là nét
    đẹp văn hóa của người quân nhân cách mạng. Chào hỏi như thế nào, để vừa đúng
    điều lệnh, vừa có văn hóa, đòi hỏi mỗi quân nhân phải có ý thức, hiểu biết và hình
    thành cho mình thói quen. Nguyên tắc chung của việc chào hỏi là: Quân nhân gặp
    nhau phải chào, cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào đáp
    lễ .".
    Qua những ý kiến trên, chúng tôi càng nhận thức rõ hơn về tính cấp bách của
    đề tài luận văn của mình là: chưa có tác giả nào đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về "Đặc
    điểm ngôn ngữ trong giao tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam" mà cụ thể là về hội
    thoại trong thi vấn đáp ở Trường ĐHQS Việt Nam,
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Thông qua việc khảo sát và tìm hiểu 54 hội thoại trong thi vấn đáp ở một số
    phương diện và khía cạnh, luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm và vai trò của hội thoại
    trong thi vấn đáp ở Trường ĐHQS Việt Nam dưới ánh sáng của Ngữ dụng học. Từ
    đó luận văn góp phần khẳng định những nét đặc thù ngôn ngữ sử dụng trong giao
    tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xác định cơ sở lý thuyết về Ngữ dụng học, đặc biệt là về hội thoại với các
    khái niệm hội thoại, cấu trúc hội thoại, qui tắc hội thoại, v.v. làm điểm tựa cho việc
    tìm hiểu hội thoại trong thi vấn đáp.
    - Dựa trên cơ sở lý thuyết này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập và xử
    lý tư liệu về hội thoại trong thi vấn đáp.
    - Miêu tả những đặc điểm cơ bản của hội thoại (như hình thức hội thoại, cấu
    trúc cuộc thoại, tính chất đoạn thoại, v.v.), vai trò của hội thoại với việc thể hiện
    chủ đề và tính giao tiếp.
    - Góp phần định ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
    dụng ngôn ngữ trong thi vấn đáp nói riêng và trong giao tiếp ở môi trường Quân đội
    nói chung.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 54 cuộc thoại giữa GV và HV Trường Đại
    học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1) với 9 môn học:
    1. Điều lệnh đội ngũ (Cuộc thoại 1 đến 10)
    2. Điều lệnh Quản lý bộ đội (Cuộc thoại 11 đến 13)
    3. Võ thuật và Đâm lê (Cuộc thoại 14 đến 22)
    4. Lý thuyết bắn súng (Cuộc thoại 23 đến 31)
    5. Chiến thuật (Cuộc thoại 32 đến 36)
    6. Tâm lý và giáo dục học Quân sự (Cuộc thoại 37 đến 45)
    7. Kỹ thuật hỏa khí (Cuộc thoại 46 đến 48)
    8. Công tác đảng công tác chính trị (Cuộc thoại 49 đến 51)
    9. Tin học (Cuộc thoại 52 đến 54)
    Các đối tượng HV được chúng tôi tiến hành khảo sát là HV các năm từ năm
    thứ nhất đến năm cuối của Trường .
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Có thể nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp ở Trường ĐHQS Việt
    Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng
    tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm hội thoại trong thi vấn đáp.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp miêu tả (với hai thủ pháp chính là phân tích và tổng hợp).
    Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cấu trúc hội thoại, hình thức
    hội thoại, vai trò của hội thoại với việc thể hiện chủ đề trong thi vấn đáp.
    - Phương pháp thống kê, phân loại.
    Phương pháp này vận dụng vào việc tính đếm tần số xuất hiện và phân loại
    cấu trúc hội thoại, các kiểu quan hệ của nó .v.v. làm cơ sở phân tích, nhận xét các
    đặc điểm của hội thoại, đánh giá vai trò của hội thoại trong thi vấn đáp.
    - Phương pháp điền dã: Phương pháp này được vận dụng khi đi khảo sát
    thực tế thu thập tư liệu làm cơ sở dữ liệu cho luận văn.
    6. Đóng góp của luận văn
    6.1. Về lý luận
    Áp dụng các tri thức về Ngữ dụng học nói chung, về hội thoại nói riêng, dựa
    trên ngữ liệu thi vấn đáp, luận văn có thể làm sáng tỏ hơn một số đặc điểm ngôn
    ngữ trong giao tiếp nói chung và hội thoại nói riêng ở môi trường ngôn ngữ ĐHQS
    Việt Nam
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đặt ra phương hướng và biện pháp
    nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong thi vấn đáp nói riêng và trong giao
    tiếp ở môi trường Quân đội nói chung.
    6.2. Về thực tiễn
    Qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính đặc thù
    vô cùng thú vị của ngôn ngữ trong giao tiếp ở Trường ĐHQS Việt Nam. Đồng thời,
    dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi cũng mong muốn rằng có thể
    chia sẻ với cán bộ, GV, HV trong các Học viện, Nhà trường Quân đội một số kinh
    nghiệm thực tiễn giúp cho hoạt động giao tiếp nói chung và giao tiếp trong thi vấn
    đáp nói riêng đạt hiệu quả như mong muốn.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
    chương.
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tế
    Chương 2: Đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại trong thi vấn đáp
    Chương 3: Thăm dò ý kiến về việc sử dụng từ ngữ trong thi vấn đáp ở
    trường ĐHQS Việt Nam.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
    1.1. Khái niệm giao tiếp
    Giao tiếp (Communication) là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một
    cộng đồng để truyền đạt một thông tin nào đó. Đối với xã hội loài người có
    thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, trong đó phương tiện ngôn
    ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) là phương tiện quan trọng
    nhất. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là đối tượng thu hút sự chú ý của các nhà
    nghiên cứu với những mối quan tâm khác nhau. Theo Beger 1994 [2, tr.164]
    giao tiếp được hiểu theo một số cách như sau:
    Hiểu theo cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp là quá trình thông tin
    diễn ra giữa ít nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ
    cảnh và một tình huống nhất định. Cách định nghĩa này phù hợp với các cuộc
    trao đổi bằng lời trong cuộc sống thường nhật của con người, do đó nó liên
    quan tới xã hội học.
    Theo cách hiểu có tính chuyên môn giao tiếp được định nghĩa như một
    thuật ngữ chỉ loại, bao gồm tất cả những thông điệp được phát ra trong những
    ngữ cảnh và tình huống khác nhau. Theo cách hiểu này, giao tiếp là cách gọi
    chung cho tất cả các hành động ngôn ngữ trong xã hội.
    Theo một cách định nghĩa khác, khái niệm giao tiếp được giải thích
    thông qua tính từ “thuộc về giao tiếp” hay “có tính giao tiếp”. Một tín hiệu có
    tính giao tiếp nếu nó nhằm báo cho người nhận về một cái gì đó mà cho đến
    lúc bây giờ người đó chưa biết. Như vậy, giao tiếp được xem xét có sự phân
    biệt trong quan hệ một bên là người phát (người nói, người viết) với những
    chủ định nhất định, một bên là người nhận (người nghe, người đọc) với những
    giá trị nhất định.
    Căn cứ theo những cách hiểu vừa trình bày trên, thì ngôn ngữ giao tiếp
    giữa giáo viên và học viên trong thi vấn đáp ở Trường ĐHQS Việt Nam
    không phải là “ngôn ngữ trao đổi bằng lời trong cuộc sống thường nhật” cũng
    không mang “tính chất đại diện chung” cho tất cả các hành động ngôn ngữ
    trong xã hội. Mặt khác nội dung thông tin giao tiếp trong thi vấn đáp không
    hoàn toàn là “một cái gì đó” mà người nhận chưa biết.
    Ở đây giao tiếp ngôn ngữ trong thi vấn đáp được nhìn nhận như là
    những cái vốn có trong các bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình
    thức) của các thông điệp bằng ngôn ngữ, giáo viên và học viên trao đổi lời
    (nói) với nhau, hướng đến mục đích mà cả hai cùng quan tâm.
    Với quan niệm như vậy, trong luận văn này chúng tôi tạm thời đưa ra
    một định nghĩa để làm việc về khái niệm giao tiếp như sau: giao tiếp được
    hiểu là sự trao đổi thông tin qua lại bằng lời nói giữa ít nhất hai người với
    những thông điệp bằng ngôn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định. Nhờ có giao
    tiếp bằng ngôn ngữ mà con người có thể thuận lợi trao đổi thông tin, bày tỏ
    quan điểm, cảm xúc, thiết lập hoặc gỡ bỏ những sợi dây liên hệ tình cảm.
    Nói cụ thể hơn vào giao tiếp trong mối trường quân đội và trong thi
    vấn đáp ở Trường ĐHQS thì chúng ta cần thấy thêm rằng sự trao đổi thông
    tin qua lại bằng lời nói giữa học viên và giáo viên ở đây còn có những nét đặc
    thù riêng khác với giao tiếp thông thường như: ngôn ngữ có tính điều lệnh
    hóa cao hơn, quy trình bài bản hơn, ngôn từ lựa chọn chuẩn mực hơn.
    Về phương diện lý thuyết chung, từ lâu các nhà ngôn ngữ học đã xác
    định được tầm quan trọng hàng đầu của chức năng giao tiếp đối với ngôn ngữ,
    và trong quá trình giao tiếp - theo các nhà phân tích diễn ngôn - ngôn ngữ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Diệp Quang Ban (2009) Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb,
    GD, H.
    2. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán – Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H.
    3. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb GD, H.
    5. Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam (2010).
    6. Lê Thị Sao Chi (2005), Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của
    nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Ngữ học trẻ 2005.
    7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn
    ngữ học và tiếng Việt, Nxb GD, H.
    8. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb GD.
    9. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb GD, H.
    10. Đinh Trí Dũng (1999), Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng
    Phụng, Ngữ học trẻ 1999.
    11. Nguyễn Thị Đan (1994), Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc
    thoại, đoạn thoại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    12. George Yule (2003), Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia, H.
    13. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1999),
    Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD, H.
    14. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, H.
    15. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích hội thoại, Viện thông tin KHXH, H.
    16. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học,
    Nxb Đại học Quốc gia, H.
    17. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc
    gia, H.
    18. Cao Xuân Hải (2005), Hành vi nhận xét, đánh giá qua lời thoại nhân vật
    trong truyện ngắn Chu Lai, Ngữ học trẻ 2005.
    19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
    văn học, Nxb GD, H.
    20. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc của tham thoại, Luận văn thạc sĩ,
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    21. Dương Tuyết Hạnh (2007), Tham thoại dãn nhập trong sự kiện lời nói
    nhờ, Tạp chí Ngôn ngữ số 3.
    22. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, H.
    23. Nguyễn Chí Hoà (1998), Bước đầu khảo sát phép lặp trong hội thoại,
    Ngữ học trẻ 1998.
    24. Nguyễn Chí Hoà (2000), Cấu trúc của phiên thoại, Ngữ học trẻ 1998.
    25. Nguyễn Thái Hoà (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb GD, H.
    26. Châu Minh Hùng (1997), Nghệ thuật tổ chức đối thoại trong các tác
    phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngữ học trẻ 1997.
    27. Nguyễn Thị Hương (2002), Từ xưng hô trong một số sáng tác của Nam
    Cao, Ngữ học trẻ 2002.
    28. Đỗ Thị Thu Hương (2008), Những nhân tố làm chuyển hướng, lệch
    hướng đề tài trong hội thoại thường ngày, Tạp chí Ngôn ngữ số 5.
    29. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế
    giới, Nxb Đà Nẵng.
    30. LabuW (1970) "Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội "ngôn ngữ
    ,văn hóa và xã hội - Một cách tiêp cận liên ngành. (Người dịch: Vũ Thị Thanh
    Hương, Hoàng Tử Quân, đính hiệu: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Huy, Lý Toàn
    Thắng-2006), Nxb Thế giới, HN.
    31. Trudgillp (1972) "Giới tính uy tín chìm và sự biến đổi ngôn ngữ trong
    phương ngũ đô thị vùng Norwwich " ngôn ngữ ,văn hóa và xã hội - Một cách tiêp
    cận liên nghành. (Người dịch: Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân, đính hiệu:
    Cao Xuân Hạo, Lương Văn Huy, Lý Toàn Thắng - 2006), Nxb Thế giới, HN.
    32. Phạm Văn Khanh (2006), Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trước
    văn Cách mạng tháng Tám (đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật),
    Luận thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    33. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên) (2006) Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, H.
    34. Lương Văn Hy (2002) Ngôn từ, giới và nhóm xã hội. Dẫn nhập những
    vấn đề cơ bản và những vấn đề lý thuyết chính", Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ
    thực tiễn Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, HN.
    35. Nguyễn Văn Khang (1999) Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản,
    Nxb Khoa học xã hội, HN.
    36. Lịch sử Trường Sĩ quan Lục quân 1 (1945 - 2005).
    37. Đỗ Thị Kim Liên (1998), Từ xưng hô trong hội thoại, Ngữ học trẻ 1998.
    38. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Tình thái hội thoại, Ngữ học trẻ 1999.
    39. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Vai trò của lập luận trong hội thoại, Ngữ học
    trẻ 2005.
    40. Nhiều tác giả (2004), Phong cách học tiếng Việt, Ngữ học trẻ 2004.
    41. Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, Nxb Đại
    học Quốc gia, H.
    42. Nguyễn Thị Tố Ninh (2004), Hàm ý và hàm ý hội thoại (quan niệm,
    phương thức, hướng phân loại), Ngữ học trẻ 2004.
    43. Hoàng Phê (Chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, ĐN.
    44. Vũ Thị Quyên (2003), Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm Tắt đèn của
    Ngô Tất Tố, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
    45. Quy chế quản lý, điều hành giáo dục - đào tạo của Trường Sĩ quan Lục
    quân 1 (2005).
    46. Chu Thị Thanh Tâm (1995), Ngữ pháp hội thoại và việc nghiên cứu đề
    tài diễn ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ số 4.
    47. Tạ Thị Thanh Tâm (2005), Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng Việt,
    Tạp chí Ngôn ngữ số 1.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...