Thạc Sĩ Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ

    Më ®Çu
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nghệ thuật của văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, nói cách khác
    “ngôn ngữ chính là chất liệu cho một loại hình nghệ thuật có tên gọi là văn
    học” [1,tr.1]. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là sự hóa công của người nghệ sĩ,
    mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân. Bằng chất liệu
    ngôn ngữ, các nhà thơ đã học hỏi, chắt lọc, sáng tạo để làm nên sự lung linh
    huyền diệu cho đứa con tinh thần của mình.
    Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng là
    một trong những mảng đề tài nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành
    chức, một lĩnh vực hoạt động đặc thù: hoạt động nghệ thuật. Việc nghiên cứu
    thơ ở phương diện ngôn ngữ, trong đó tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của một
    tác giả là một công việc đầy lí thú nhưng cũng rất phức tạp, là một hướng đi
    cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang
    tính liên ngành hiện nay.
    1.2. Trong sự nghiệp ngắn ngủi nhưng nhiều thành tựu của mình, điều tha
    thiết đầu tiên, điều gửi gắm cuối cùng mà Lưu Quang Vũ dành cho cuộc đời
    này vẫn cứ là thơ, nhất là thơ tình. Thật vậy, thơ tình Lưu Quang Vũ là nơi
    khởi hành cuộc đi tìm lớn nhất, cũng là nơi hành hương lớn nhất, nơi ẩn náu
    cuối chót của chàng thi sĩ buồn này trở về với bản thể của chính mình. Thơ,
    với Lưu Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn, ân cần riêng của tâm hồn chàng với
    đời sống, bởi tấm tình riêng đã hòa với tình chung, với dân tộc, với đất
    nước, Vì lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ luôn là
    một đề tài có sức hấp dẫn cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu ngôn
    ngữ và văn học. Mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những
    đánh giá, phân tích về nhiều mặt như: nội dung, tư tưởng, hình thức, đề tài,
    chủ đề trong thơ tình Lưu Quang Vũ, nhưng cho đến nay chưa có công
    trình chuyên biệt nào nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ tình của ông, để góp
    phần hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật trong thơ của tác giả này.
    1.3. Thực tiễn giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay cho thấy, các
    giáo viên thường thiên hướng khai thác bình giảng các khía cạnh của cảm
    xúc, hình ảnh trong thơ, mà chưa chú ý đúng mức đến việc chỉ ra được sự
    sáng tạo của tác giả trên cả hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa của thơ.
    Điều này khiến cho việc tiếp thu cũng như bình giá tác phẩm nhiều khi thiếu
    cơ sở và không làm rõ được đặc điểm phong cách tác giả.
    Lưu Quang Vũ là một trong những tác giả có sáng tác được đưa vào giảng
    dạy trong trường phổ thông. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ
    dưới góc độ ngôn ngữ sẽ giúp cho việc giảng dạy các tác phẩm của ông nói
    riêng, và thơ nói chung có hiệu quả hơn, giúp các thầy cô có cơ sở để truyền
    đạt và giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn những đặc trưng của loại hình
    nghệ thuật rất tinh tế và phức tạp này, thể hiện qua các tác phẩm thơ cụ thể.
    Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ.
    2. Lịch sử vấn đề
    Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ mất ở tuổi bốn mươi, khi
    sức sáng tạo đang dồi dào, tài năng đang độ chín. Cuộc đời, sự nghiệp và sự
    ra đi đột ngột của Lưu Quang Vũ cùng người bạn đời - nhà thơ Xuân Quỳnh
    đã trở thành một sự kiện trong giới văn nghệ. Niềm tiếc thương vô hạn của
    gia đình, người thân, bạn bè và của hàng triệu độc giả, khán giả đã thôi thúc
    họ đọc lại, nhìn nhận và đánh giá những gì ông, bà đã gửi lại cho thơ ca, cho
    cuộc đời. Những bài viết về Lưu Quang Vũ được đăng tải trên báo, và được
    tập hợp thành tuyển tập Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm. Điều đáng chú
    ý là bên cạnh việc khẳng định thành tựu của Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch,
    chân dung Lưu Quang Vũ - nhà thơ được tái dựng ngày một sắc nét hơn.
    Với hành trình sáng tác hơn hai mươi năm, một khoảng thời gian sáng tác
    chưa dài, ông đã kịp đặt tên cho 12 tập thơ, trong đó có nhiều tập đã hoàn
    chỉnh Hương cây, Mây trắng của đời tôi, Cuốn sách xếp lầm trang Lưu
    Quang Vũ thực sự đã là một thi sĩ tài năng, một cá tính thơ độc đáo trong
    dòng thơ Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX.
    Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời đều thu hút được
    sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Cùng với sự
    ra đời của các tập thơ, là sự xuất hiện nhiều bài viết, bài giới thiệu, bài bình về
    thơ Lưu Quang Vũ nói chung và thơ tình Lưu Quang Vũ nói riêng. Nhiều bài
    viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng như Hoài Thanh, Lê
    Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phong Lê, Vương Trí Nhàn và cả các nhà thơ
    cùng thời khác như Anh Ngọc, Phạm Tiến Duật đã đánh giá cao tài năng
    tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ với thơ ca hiện đại.
    Lưu Quang Vũ mở đầu cho sự nghiệp cầm bút của mình bằng thơ. Đó là
    phần Hương cây trong tập Hương cây- Bếp lửa in chung với Bằng Việt năm
    1968. Ngay từ khi mới ra đời, tập thơ đã chiếm được rất nhiều cảm tình của
    bạn đọc. Cái tên Lưu Quang Vũ lập tức thu hút sự chú ý của các nhà phê bình
    danh tiếng. Bài Một cây bút trẻ nhiều triển vọng của Hoài Thanh là bài viết
    đầu tiên về thơ Lưu Quang Vũ. Ở đây chỉ qua những bài thơ đầu tay của Lưu
    Quang Vũ, nhà phê bình văn học nổi tiếng này đã nhận ra tâm hồn thi sĩ tài
    hoa nơi ông và chỉ ra hướng phát triển của thơ ông. Hoài Thanh còn tìm ra nét
    bản chất trong thơ ông, buồn và đắm đuối.
    Trong bài viết Những bài thơ sống với thời gian, Bích Thu đã thể hiện sự
    đồng cảm sâu sắc với những bài thơ buồn mà Lưu Quang Vũ viết trong những
    năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất. Chính những nỗi đau tâm hồn và sự
    đắng cay nghiệt ngã của số phận đã giúp ông sáng tác nên những bài thơ sống
    mãi trong lòng bạn đọc. Bài viết của Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ đều nêu
    lên suy nghĩ, dấu ấn cảm xúc của mình về thơ tình Lưu Quang Vũ.
    Vũ Quần Phương với bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ không ghi lại một vài
    nhận xét, đánh giá về từng tập thơ, mà viết rất công phu, cung cấp cho người
    đọc cái nhìn tương đối rõ ràng về đời thơ Lưu Quang Vũ từ tập Hương cây
    đến Cuốn sách xếp lầm trang và Mây trắng của đời tôi. Mỗi chặng đường thơ
    ông, Vũ Quần Phương đều thể hiện một sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc với
    những nhận xét xác đáng. Qua đó tác giả khẳng định:“Đắm đuối là bản sắc
    cảm xúc Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn ma quái ở thơ anh”[46,
    tr.36]. Ngoài ra còn có những bài viết, bài bình của Nguyễn Thị Minh Thái,
    Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Sơn
    Có thể nói, cuốn Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu
    Khánh Thơ chủ biên, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải
    thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cũng là một công trình đáng chú
    ý. Riêng về thơ, cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ
    nhiều góc độ, nhưng tựu trung, đều có một cái nhìn đầy thiện cảm, kì vọng ở
    một cây bút thơ đang hồi sung sức, một giọng điệu riêng, một phong cách cần
    ghi nhận.
    Cuốn Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, lại nhìn ở một góc
    độ khác. Từ việc tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và
    Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh, và cả những bức thư ân tình của hai người đã tạo nên một thế
    đối thoại thú vị, dường như Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ đã đối thoại với
    nhau qua những trang thơ, những vần thơ tình yêu nồng nàn nóng bỏng.
    Nhưng hơn thế nữa, đó là cuộc đối thoại xuyên suốt của Xuân Quỳnh, Lưu
    Quang Vũ với bạn đọc trung thành, qua hai mươi năm vẫn rất mực yêu mến
    tác phẩm của hai vợ chồng tài hoa này. Tuy trong mục phê bình, đánh giá, vẫn
    là tuyển chọn những bài viết cũ, nhưng tổng quan cuốn sách đã cho thấy một
    Lưu Quang Vũ, đời hơn, gần gũi hơn với bạn đọc.
    Bên cạnh đó, trong quyển Một số gương mặt văn chương học thuật Việt
    Nam hiện đại, Phong Lê có hai bài viết về Lưu Quang Vũ. Cả hai bài viết đều
    đánh giá cao tài năng và sức sáng tạo nơi anh. Anh Ngọc và Phạm Tiến Duật
    trong cuốn Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp cũng đều thể
    hiện những tình cảm sâu sắc cùng sự trân trọng đối với những gì mà Lưu
    Quang Vũ và Xuân Quỳnh để lại cho chúng ta.
    Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã có những nhận định, đánh giá khái
    quát vẻ đẹp thơ Lưu Quang Vũ trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, cũng có
    thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ tình Lưu Quang Vũ nói riêng mới chỉ dừng
    lại ở những bài viết riêng lẻ, những nhận xét ban đầu nhiều hơn là những công
    trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích tổng hợp thực sự. Mặt khác,
    hầu hết các bài nghiên cứu về giá trị thơ tình Lưu Quang Vũ đều tiếp cận từ
    góc độ văn học. Còn từ góc độ ngôn ngữ học thì chưa thấy có một chuyên
    luận nào đi sâu, khảo sát, đánh giá các sáng tác của Lưu Quang Vũ một cách
    đầy đủ và toàn diện.
    Do đó, luận văn này trên cơ sở đi sâu, khảo sát, tìm hiểu, phân tích những
    đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trên hai phương diện hình thức và ngữ nghĩa trong
    thơ tình Lưu Quang Vũ, chỉ ra nét đặc trưng tiêu biểu của Lưu Quang Vũ
    trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lưu Quang Vũ như một gương
    mặt tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng như thơ ca của
    thế kỉ XX. Những ý kiến của người đi trước là những gợi dẫn quý báu để
    chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu
    Quang Vũ.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận văn tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên cả hai
    phương diện:
    - Phương diện hình thức: xét ở các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ, tìm
    hiểu các thể thơ, thanh điệu, vần thơ, nhịp thơ.
    - Phương diện ngữ nghĩa: nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ, khả
    năng biểu đạt, xây dựng các hình ảnh, biểu tượng của ngôn ngữ thơ.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Với đề tài này, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài, nhằm xác lập khung lý
    thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài: khái niệm thơ, đặc điểm
    ngôn ngữ thơ, khái niệm bài thơ, khổ thơ, câu thơ, vần , nhịp
    - Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện hình
    thức và ngữ nghĩa: thể hiện ở cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ, với các thể thơ,
    thanh điệu, vần, nhịp, về đặc điểm sử dụng từ ngữ và các biểu tượng ngôn từ.
    - Từ sự phân tính nói trên, khái quát lên những đặc điểm chung nhất về ngôn
    ngữ thơ Lưu Quang Vũ, hướng tới nhận xét về đặc điểm phong cách thơ Lưu
    Quang Vũ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Trong sự nghiệp của Lưu Quang Vũ, thơ là niềm đam mê lớn nhất. Hội
    Nhà văn Hà Nội đã trao giải “Thành tựu trọn đời về thơ” cho thơ Lưu Quang
    Vũ. Ông viết về nhiều đề tài khác nhau, song dấu ấn đậm nét nhất vẫn là
    những bài thơ tình.
    Vì thế, trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những bài thơ
    tình của Lưu Quang Vũ.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Thơ tình Lưu Quang Vũ có thể được xem xét dưới nhiều góc độ. Ngoài sự
    phân tích từ góc độ văn học, có thể xem xét thơ tình Lưu Quang Vũ từ nhiều
    phương diện, với nhiều khía cạnh thuộc góc độ ngôn ngữ học: thể thơ, nhịp
    thơ, vần thơ, các phương tiện tu từ, các quan hệ tổ hợp, cú pháp, câu Tuy
    nhiên, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
    thơ tình Lưu Quang Vũ thể hiện ở từng cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ với
    việc xem xét thể thơ, thanh điệu, vần, nhịp, và thể hiện ở các lớp từ ngữ đặc
    trưng (trường từ vựng), các biểu tượng ngôn từ tiêu biểu, trên cơ sở khảo sát
    115 bài thơ tình được in trong cuốn Lưu Quang Vũ- Thơ tình - Nhà xuất bản
    Văn học, 2002.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu trên, luận văn sử dụng
    những phương pháp nghiên cứu sau:
    5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
    Phương pháp này sử dụng khi khảo sát, để thống kê tần số xuất hiện, phân
    loại các yếu tố hình thức và ngữ nghĩa trong thơ tình Lưu Quang Vũ, từ đó là
    cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ
    thơ tình Lưu Quang Vũ.
    5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
    Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tín hiệu ngôn ngữ trong thơ tình
    Lưu Quang Vũ như việc sử dụng từ ngữ, các biểu tượng ngôn từ, các hình
    thức: thể thơ, vần, nhịp chúng tôi sẽ khái quát những đặc điểm cơ bản về
    ngôn ngữ thơ và phong cách thơ Lưu Quang Vũ.
    5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
    Phương pháp so sánh được sử dụng để thấy rõ nét sự tương đồng và khác
    biệt của Lưu Quang Vũ so với các nhà thơ cùng thời, sự vận động và phát
    triển của chính bản thân hồn thơ Lưu Quang Vũ, (giữa hiện đại với truyền
    thống), để từ đó thấy được sự sáng tạo, cách tân, và bản sắc riêng của thơ tình
    Lưu Quang Vũ.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Về mặt lí luận :
    Đây là lần đầu tiên có một luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn
    diện đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên hai phương diện hình
    thức và ngữ nghĩa, theo cách tiếp cận ngôn ngữ học. Kết quả của luận văn có
    thể sẽ góp thêm tư liệu, bổ sung cách nhìn tiếp cận văn chương từ góc độ
    ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng.
    - Về mặt thực tiễn :
    Đề tài góp những cứ liệu vào việc nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ ngôn
    ngữ thơ.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích ít nhiều cho việc nghiên
    cứu, học tập, giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo hướng
    tiếp cận tác phẩm văn học từ bình diện nghệ thuật sử dụng ngôn từ, phân tích
    ngữ nghĩa các đơn vị từ vựng, các đặc điểm hình thức thơ, nhằm nâng cao
    chất lượng giảng dạy của giáo viên và năng lực cảm thụ văn chương của học
    sinh cũng như của độc giả yêu thích văn chương, đặc biệt đối với các tác
    phẩm thơ, trong đó có thơ tình của Lưu Quang Vũ.
    7. Bố cục luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương:
    Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
    Chương 2: Ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện hình thức.
    Chương 3 : Ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang Vũ trên phương diện ngữ nghĩa.
    Cuối luận văn là Phụ lục gồm một số ảnh, bút tích của nhà thơ.

    Ch-¬ng 1
    c¬ së lý thuyÕt
    1.1.Thơ và ngôn ngữ thơ
    1.1.1. Khái niệm thơ
    Thơ là một thể loại văn học nảy sinh và phát triển rất sớm, được xem là
    hình thái văn học đầu tiên của nhân loại. Ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong
    một thời gian tương đối dài, thuật ngữ thơ được dùng để chỉ chung cho văn
    học. Kể từ khi ra đời cho đến nay, thơ ca đã không ngừng vận động và biến
    đổi cùng tiến trình văn học, ở mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa, quan niệm về nội
    dung thơ, hình thức thơ khác nhau. Vì thế, rất khó để tìm một định nghĩa thơ tiêu
    biểu, ổn định cho thơ. Cho đến nay người ta vẫn không thể thống kê có được bao
    nhiêu định nghĩa về thơ. Khi bàn về vấn đề này, mỗi học giả lại có một cách nhìn
    nhận riêng, đặc biệt khi họ tiếp cận thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
    Platôn xem nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng như một hiện tượng
    thần bí, cao siêu. Đối lập với quan niệm này, Arisstotle coi thơ ca là hiện
    tượng do con người tạo ra theo những quy luật khác nhau, những quy tắc tổ
    chức chặt chẽ.
    Ở Trung Hoa, nói đến thơ ca, các học giả thường nhấn mạnh tới chức năng xã
    hội của nó. Tuân Tử, Trang Tử cho rằng:“Thi dĩ ngôn chí”, “Thi dĩ đạo chí”,
    tức là thơ ca là để giáo hóa đạo hóa, di dưỡng tính tình, để khí ngôn cảm hoài.
    Ở Việt Nam, quan niệm về thơ trước kia gần như xuất phát từ nội dung.
    Xem nội dung nói về điều gì, đó là điều quan trọng hàng đầu của thơ. Phan
    Chu Tiên, thế kỷ XV, khi biên soạn Việt Nam thi tập tân san - là quyển hợp
    tuyển thơ ca các đời - từ đời Trần đến đời Lê, đã viết: “trong lòng có điều gì,
    tất hình thành ở lời; cho nên thơ để nói chí vậy” (dẫn theo 66, tr.10]. Lê Quý
    Đôn khẳng định: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Theo Phan Huy Ích
    “Thơ là để nói chí hướng. Bậc quân sĩ lúc nhà rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại
    hình trạng, thường thường biểu hiện ra thiên chương truyền lại cho người
    sau, dùng làm niên phải để lại lâu dài. Đó thực là kho báu trong nhà, đâu chỉ
    phô bày ý tứ văn vẻ, phẩm bình phong vật mà thô ” [26, tr.7]. Đây được coi
    là một nguyên tắc mĩ học của thơ ca Trung Quốc và Việt Nam thời trung đại.
    Quan niệm này đã chi phối, định hướng sáng tác của các thi sĩ nho gia nhiều
    thế kỉ.
    Bước sang thế kỉ XX, đời sống xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu
    sắc, lớp người mới với cách sống mới, suy nghĩ mới, tình cảm mới xuất hiện.
    Mở đầu là Tản Đà, rồi các nhà thơ mới với những cách tân táo bạo đã làm đổi
    thay bộ mặt thơ ca nước nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ ca cả nội
    dung lẫn hình thức. Từ đấy đến nay, các ý kiến về thơ cũng mở ra một cái
    nhìn mới xác hợp với đặc trưng của thơ ca hơn. Có định nghĩa thiên về xu
    hướng thần bí hoặc dựa trên nội dung phản ánh hoặc dựa trên cấu trúc ngôn
    ngữ hoặc dựa vào tính nội dung của hình thức
    “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp
    nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
    ngôn ngữ này”[37, tr.132]
    “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu
    để thể hiện nội dung một cách hàm súc” [43, tr.1478]
    Định nghĩa về thơ của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
    Khắc Phi có thể xem là chung nhất, khái quát nhất cho tất cả các quan niệm
    nêu trên:
    “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, những tâm trạng,
    những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có
    nhịp điệu” [16, tr.309].
    Các định nghĩa trên tuy khác nhau về góc nhìn, nhưng đều có sự thống nhất
    tương đối về đặc điểm của thơ, đó là:
    - Thơ có hệ thống, có tổ chức riêng
    - Có nhịp, vần điệu

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. A.ristote, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thi ca, Văn tâm điêu long, Nxb Văn
    học, Hà Nội.
    2. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới.
    4. Võ Bình (1975), “Bàn thêm một số vấn đề về thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số
    3), tr.29-34.
    5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
    6. Đỗ Hữu Châu (1992), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia
    Hà Nội.
    8. Doãn Châu (1994), Niềm bí ẩn của sáng tạo và sự chết, Nxb Hội Nhà văn.
    9. Anh Chi (2008), “Nhà thơ mộng ước và cái đẹp”, Báo Văn nghệ, (số 29 )
    10. Vũ Thị Sao Chi (2005), “Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ
    Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 3).
    11. Nguyễn Việt Chiến (1993),“Bầy ong trong đêm sâu”, Báo Hà Nội mới.
    12. Mai Ngọc Chừ (2009 ), Văn hóa và ngôn ngữ Phương Đông , Nxb
    Phương Đông.
    13. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
    Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
    14. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    15. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    16. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ
    Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    18. Hêghen (1930), Tác phẩm, T.L, Matxcơva- Leningracl.
    19. Lê Anh Hiền (1973), “Vần thơ và cái nền của nó trong thơ Việt Nam”,
    Tạp chí Ngôn ngữ, (số 4), tr. 1-7;17.
    20. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa - Thông
    tin, Hà Nội.
    21. Vũ Thị Khánh (1989), Lưu Quang Vũ, cuộc đời và năm tháng, Hội Văn
    học nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng.
    22. Lê Đình Kỵ (1969), “Hương cây- Bếp lửa- Đất nước và đời ta”, Báo
    Văn nghệ.
    23. Đinh Trọng Lạc (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    24. Nguyễn Lai (1993), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb
    Giáo dục, Hà Nội.
    25. Mã Giang Lân (1977), Tìm hiểu về thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    26. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc
    gia, Hà Nội.
    27. Phong Lê (2004), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam đại,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    28. Phong Lê (1998), “Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ -Tình yêu và số phận”,
    Tạp chí Văn học, (số 8).
    29. Nguyễn Văn Long (1973), “Hướng đi mới của một số nhà thơ trẻ”, Báo
    văn nghệ, (số 59).
    30. IU.M.Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương,
    Đinh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    31. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, (1986), Lý luận văn học, Giáo
    dục, Hà Nội.
    32. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
    nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    33. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn (1995), Một thời
    đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
    34. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ tìm hiểu và thưởng thức , Nxb Tác
    phẩm mới.
    35. Việt Nga (2004), “Vài nét về thơ tình Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Giáo dục
    và Đào tạo Hải Dương, (số 2).
    36. Anh Ngọc (2000), Một hồn thơ dào dạt, Nxb Thanh niên.
    37. Phan Ngọc (2002), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb trẻ,
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    38. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam- Hình thức và
    thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    39. Phạm Xuân Nguyên (1998), “Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió”, Tạp chí
    Văn học, (số 8).
    40. Vương Trí Nhàn (2005), Một mảng đời, một mảng thơ thường bị lãng
    quên, Nxb Hội Nhà văn.
    41. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam1975-2000, Nxb Đại học
    Quốc gia, Hà Nội.
    42. Hoàng Phê (2008), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ
    điển học, Hà Nội- Đà Nẵng.
    43. Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.
    44. Đỗ Khánh Phượng (2008), Khảo sát thể thơ tự do giai đoạn 1945-1975,
    Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    45. Huỳnh Như Phương (1993), “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn”, Báo
    Phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh.
    46. Vũ Quần Phương (1989), “Đọc thơ Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Văn học, ( số 4).
    47. F.de.Saussure ( 2005 ), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa
    học Xã hội, Hà Nội.
    48. Nguyễn Hoàng Sơn ( 1999 ), “Và anh tồn tại”, Báo Văn nghệ, (23/10/1999).
    49. Trần Đình Sử (2011), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học và
    Giáo dục chuyên nghiệp.
    50. Nguyễn Thị Minh Thái (1994), “Thơ tình Lưu Quang Vũ”, Thế giới mới,
    (số 80).
    51. Hoài Thanh (1996), “Một cây bút nhiều triển vọng”, Tạp chí Văn học, (số 12).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...