Thạc Sĩ Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/9/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iv
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU iv
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU . vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỆN TÍN HÀNG
    HẢI VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu điện tín hàng hải 5
    1.2. Cơ sở lý luận 8
    1.3. Tiểu kết . 46
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI VỀ CẤU
    TRÚC VĨ MÔ 48
    2.1. Nhận diện văn bản điện tín hàng hải 48
    2.2. Cấu trúc tổ chức văn bản điện tín hàng hải 66
    2.3. Đặc điểm lớp từ vựng trong điện tín hàng hải . 93
    2.4. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ điện tín hàng hải . 94
    2.5. Tiểu kết . 95
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI VỀ CẤU
    TRÚC VI MÔ 97
    3.1. Đặc điểm từ ngữ . 97
    3.2. Đặc điểm cú pháp . 122
    3.3. Đặc điểm cấu trúc đoạn văn trong điện tín hàng hải 136
    3.4. Tiểu kết . 144
    KẾT LUẬN 147
    NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    NGUỒN XUẤT XỨ TƯ LIỆU . 159
    PHỤ LỤC . 159
    v
    DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT
    Kí hiệu
    [ ] Ví dụ
    [1] I am a student
    [ ] Số thứ tự trong tài liệu tham khảo
    Bolee [90]
    Chữ viết tắt
    Tiếng Việt
    CB Chủ biên
    BNV Bộ nội vụ
    BĐNN Biến đổi ngôn ngữ
    DQB Diệp Quang Ban
    ĐT Điện tín
    ĐTATHH Điện tín an toàn hàng hải
    ĐTDVTT Điện tín dịch vụ thời tiết
    ĐTDS Điện tín dân sinh
    ĐTHH Điện tín hàng hải
    ĐTTTHH Điện tín thông tin hàng hải
    LATS Luận án tiến sỹ
    NNĐ Người nhận điện tín
    NSĐ Người soạn điện tín
    PTNV Phân tích ngữ vực
    TNT Trần Ngọc Thêm
    THT Thế tố
    Tr. Trang.
    Tiếng Anh
    A Trạng ngữ
    O Tân ngữ
    V Động ngữ
    S Chủ ngữ
    Od Tân ngữ trực tiếp
    Oi Tân ngữ gián tiếp
    VISHIPEL Công ty thông tin điện tín hàng hải Việt Nam
    GMDSS Hệ thống định vị toàn cầu
    IMO Tổ chức hàng hải quốc tế
    ITU Tổ chức viễn thông quốc tế
    UT Giờ quốc tế
    GMT Giờ quốc tế
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    Danh mục Bảng:
    Bảng 2.1. Cấu trúc vĩ mô của văn bản điện hàng hải âm 54
    Bảng 2.2. Cấu trúc vĩ mô thư tín thương mại và điện tín hàng hải . 73
    Bảng 2.3. Tỉ lệ các loại tỉnh lược theo quan điểm của Quirk . 75
    Bảng 2.4. Tần suất phương tiện thế trong điện tín hàng hải . 77
    Bảng 2.5. Tần suất liên tố trong điện tín hàng hải . 78
    Bảng 2.6. Tần suất sử dụng các chiếu tố . 79
    Bảng 2.7. Thống kê tần suất xuất hiện chiếu tố 92
    Bảng 3.1. Tần suất thực từ và hư từ trong văn bản điện tín hàng hải . 98
    Bảng 3.2. Tần suất xuất hiện các loại danh từ . 100
    Bảng 3.3. Tần suất danh từ riêng 101
    Bảng 3.4. Tần suất danh từ chung . 101
    Bảng 3.5. Thời của động từ trong điện tín tiểu loại thông tin hàng hải 105
    Bảng 3.6. Thời động từ trong điện tín tiểu loại dịch vụ thời tiết 107
    Bảng 3.7. Thời của động từ trong điện tín hàng hải an toàn . 108
    Bảng 3.8. Thức trong các loại văn bản điện tín hàng hải 110
    Bảng 3.9. Tần suất giới từ trong điện tín hàng hải 111
    Bảng 3.10. Đặc điểm danh từ ghép trong điện tín hàng hải tiếng Anh . 117
    Bảng 3.11.Thống kê loại từ tắt 119
    Bảng 3.12. Kiểu cấu trúc ghép câu trong điện tín hàng hải . 122
    Bảng 3.13. Loại câu trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk 123
    Bảng 3.14. Loại cú trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk 124
    Bảng 3.15. Đặc điểm cú SV trong điện tín hàng hải 127
    Bảng 3.16. Đặc điểm cú SVC trong điện tín hàng hải . 128
    Bảng 3.17. Đặc điểm kiểu cú SVA trong điện tín hàng hải 129
    Bảng 3.18. Đặc điểm kiểu cú SVO trong điện tín hàng hải . 130
    Bảng 3.19. Đặc điểm cú SVOO trong điện tín hàng hải 132
    Bảng 3.20. Đặc điểm cấu trúc SVOC trong điện tín hàng hải 132
    Bảng 3.21. Đặc điểm kiểu cú SVOA trong điện tín hàng hải . 133
    Bảng 3.22. Cấu trúc dạng bị động trong văn bản điện tín hàng hải . 134
    vii
    Bảng 3.23. Tần suất dạng câu trong điện tín hàng hải 136
    Bảng 3.24. Phân bổ kiểu cú trong tiểu loại điện tín . 137
    Bảng 3.25. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại hàng hóa 139
    Bảng 3.26. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại cung ứng hàng hóa 140
    Bảng 3.27. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu dịch vụ . 141
    Bảng 3.28. Khuôn điện tín hàng hải tình trạng thời tiết 141
    Bảng 3.29. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại dự báo thời tiết 142
    Bảng 3.30. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ tàu 143
    Bảng 3.31. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ đất liền . 143
    Bảng 3.32. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu trợ giúp y tế 143
    Bảng 3.33. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu cứu hộ 144
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
    Danh mục biểu:
    Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ thực từ và hư từ trong điện tín hàng hải 98
    Biểu đồ 3.2. Tần suất thực từ trong văn bản ĐTHH . 99
    Biểu đồ 3.3. Tần suất xuất hiện của hư từ trong điện tín hàng hải 110
    Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ từ tắt trong điện tín hàng hải 119
    Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ dạng câu bị động và chủ động trong điện tín hàng hải 136
    Danh mục sơ đồ:
    Sơ đồ 1.1. Phương thức liên kết theo quan điểm của Halliday . 20
    Sơ đồ 2.2. Phân loại điện tín hàng hải . 58
    Sơ đồ 2.3. Tóm tắt quy trình phát điện tín . 59
    Sơ đồ 2.4. Tóm tắt quy trình ĐTHH âm và dương . 60
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thông tin liên lạc trên biển đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo một
    chuyến đi biển an toàn. Nó được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương tiện khác
    nhau và mỗi loại lại có vai trò, thế mạnh nhất định. Khi tàu gần nhau, người ta sử
    dụng lời nói. Khi ở vị trí xa nhau nhưng quan sát được bằng mắt, phương tiện phi
    ngôn ngữ như cờ hiệu, đuốc hiệu hay pháo sáng được sử dụng. Khi ở khoảng cách
    xa không thể quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng phương tiện duy nhất là điện
    tín hàng hải (ĐTHH) dưới dạng chữ viết.
    Năm 1973, Ủy ban An toàn hàng hải [126, tr.12] đã chọn tiếng Anh làm ngôn
    ngữ giao dịch trong ngành hàng hải. Do trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của thủy
    thủ còn hạn chế và thủy thủ lại nói thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau nhiều khi xảy ra sự
    bất đồng trong giao tiếp. Để khắc phục vấn đề này, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO
    - International Maritime Organization) cho xuất bản cuốn cẩm nang “Từ vựng hàng
    hải tiêu chuẩn” (Standard Marine Navigational Vocabulary). Cuốn sách giới thiệu
    các câu chuẩn mực đối với các tình huống giao tiếp và yêu cầu thủy thủ phải nói
    theo đúng như thế. Tuy vậy, IMO mới chỉ giải quyết được khó khăn khi giao tiếp
    bằng khẩu ngữ. Hiện nay việc soạn thảo ĐTHH bằng tiếng Anh dưới dạng chữ viết
    còn bỏ trống các quy định nên việc soạn điện tín hết sức tùy tiện, dễ gây hiểu nhầm
    dẫn đến tổn thất hàng hải. Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ ĐTHH tiếng Anh để
    làm cơ sở để ra các quy định biên soạn điện tín trình cơ quan chủ quản cho phép áp
    dụng trong ngành là quan trọng và hết sức cấp thiết.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Khi triển khai đề tài này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu đặc điểm
    ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam là để góp
    phần minh chứng cho lí thuyết về văn bản học và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ
    được sử dụng trong văn bản điện tín hàng hải, một loại hình văn bản đặc biệt thuộc
    thể loại thư tín thương mại. Đặc điểm ngôn ngữ điện tín được nhìn nhận qua các
    phương diện như: Khái niệm, thể loại văn bản, đặc điểm ngôn ngữ vĩ mô và vi mô.
    2
    Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: (i) Xác
    định thể loại văn bản điện tín hàng hải; (ii) Xác định cấu trúc văn bản điện tín hàng
    hải;(iii) Chỉ ra đặc điểm văn bản và các yếu tố ngôn ngữ giúp cho việc soạn điện tín
    ngắn gọn và NNĐ có thể phục hồi và đọc hiểu chính xác nội dung điện tín; (iv) Xác
    lập mô hình các tiểu loại điện tín hàng hải.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong
    văn bản điện tín hàng hải bằng tiếng Anh, được lưu hành trong ngành hàng hải Việt
    Nam. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trong điện tín hàng hải nói riêng và trong
    điện tín nói chung được viết hết sức ngắn gọn vắn tắt do bị chi phối bởi thời gian
    đọc điện và tiền cước phải trả. Chính vì vậy cấu trúc văn bản điện tín và ngôn ngữ
    sử dụng trong đó dường như méo mó và rất khó hiểu đối với người ngoài chuyên
    môn hàng hải và người mới vào nghề. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên,
    chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể là đặc điểm vi mô và vĩ mô ngôn
    ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam.
    Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các bức ĐTHH đã được sử dụng giữa tàu
    biển với nhau và với đất liền. Để đảm bảo tính khách quan và các bức ĐTHH thuộc
    ngành hàng hải Việt Nam, chúng tôi sưu tầm các bức ĐTHH này từ đài phát vô
    tuyến hàng hải ven bờ biển, tàu biển trên vùng biển Việt Nam và từ thuyền trưởng
    và nhân viên người Việt Nam công tác tại đài phát vô tuyến điện ven biển trực tiếp
    làm công việc đọc và soạn điện tín. Cụ thể là các bức điện được nhận từ giám đốc
    đài vô tuyến ven bờ khu vực Bắc Bộ Inmarsat Hải Phòng.v.v và các cán bộ công
    tác trên các tàu như M/S Maple; M/S Mashall,: M/S Double Providence.v.v trong
    các năm 2010, 2011,2012,2013. Từ nguồn ngữ liệu trên, chúng tôi lựa chọn được
    1530 bức điện chủ yếu có kèm văn bản phục hồi từ NNĐ. Đối với một số bức điện
    không có bản phục hồi, chúng tôi hợp đồng với nhân viên công ty dịch vụ thông tin
    hàng hải và thuyền trưởng công ty vận tải biển đang nghỉ phép trên đất liền phục
    hồi toàn văn bức điện.
    Theo quy trình soạn điện tín [123, tr.96], người soạn điện (NSĐ) phải lập một
    văn bản đầy đủ sau đó dùng các thủ pháp ngôn ngữ học lược bỏ những phần có thể
    3
    hiểu ngầm. Văn bản lưu hành là văn bản siêu ngắn gọn. Khi nhận được điện tín,
    người nhận điện (NNĐ) phải phục hồi bức điện về nguyên dạng ban đầu. Trong
    thực tế, quy trình này chỉ áp dụng trong đào tạo và giai đoạn thực tập. Khi có kinh
    nghiệm, NSĐ chỉ hoạch định sẵn trong đầu rồi soạn ngay ra văn bản điện đã rút
    ngắn. NNĐ cũng đọc hiểu ngay nội dung văn bản điện và chỉ tái lập các bản điện
    quan trọng để phục vụ khiếu nại hay các vấn đề liên quan đến pháp lý. Các nhà
    chuyên môn hàng hải gọi văn bản giao dịch là điện tín dương và văn bản phục hồi là
    điện tín âm. Luận án lấy ngữ liệu khảo sát là 1530 văn bản điện tín dương. Mặc dù
    vậy, do luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ có liên quan đến câu nên chúng tôi
    dựa vào điện tín âm để thống kê loại câu và xác lập cấu trúc đầy đủ của nó. Để ngắn
    gọn và tránh lặp lại từ, trong luận án này, chúng tôi dùng thuật ngữ điện tín hàng
    hải có hàm ý trong ngành hàng hải Việt Nam và cụm từ “ nghiên cứu điện tín hàng
    hải” được sử dụng thay cho “nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải”
    Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là đặc điểm ngôn ngữ vi mô và vĩ mô
    trong văn bản điện tín hàng hải dương và âm được lưu hành trong thực tế lao động
    sản xuất trong ngành hàng hải Việt Nam.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Triển khai đề tài này, chúng tôi áp dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên
    cứu sau:
    - Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả cấu trúc và nội dung bức điện.
    - Thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra tần số, tần suất của từng trường hợp
    được phân tích, qua đó giúp thấy được mức độ xuất hiện phổ biến hay không của
    chúng.
    - Thủ pháp so sánh - đối chiếu được áp dụng khi so sánh văn bản điện âm và văn
    bản điện dương giúp tìm ra đặc điểm để soạn và đọc hiểu các bức điện một cách
    nhanh chóng và chính xác.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Luận án có một số đóng góp mới về khoa học như sau:
    - Chứng minh điện tín hàng hải là một tiểu loại thư tín thương mại đặc biệt
    4
    - Cụ thể hóa lí thuyết văn bản rút ngắn bằng việc trình bày một văn bản dị biệt
    ngắn gọn
    - Bổ sung vào kết quả nghiên cứu thư tín thương mại đã có
    6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
    Về lí thuyết: Luận án chứng minh điện tín hàng hải là một tiểu loại thư tín
    thương mại đặc biệt không bao gồm các yếu tố lịch sự rào đón như thường thấy
    trong thư tín thương mại thông thường khác. Điện tín hàng hải là một loại văn bản
    rút ngắn điển hình ở cấu trúc vĩ mô và vi mô. Việc rút gọn được thực hiện triệt để, ở
    vi mô, điện tín hàng hải chủ yếu chỉ giữ lại từ vựng quan trọng và việc rút gọn được
    thực hiện tới cấp độ kí tự trong việc sử dụng từ tắt,một đặc điểm phổ biến trong văn
    bản điện tín hàng hải. Ở vĩ mô, điện tín hàng hải bao gồm một đoạn văn chỉ có
    thành phần triển khai. Các thành phần khác trong cấu trúc vĩ mô được lược bỏ.
    Về thực tiễn: Kết quả của luận án là cơ sở để biên soạn cẩm nang ĐTHH
    chuẩn hóa, giúp rút ngắn quá trình đào tạo và biên soạn điện. Ngoài ra, luận án còn
    hữu ích đối với các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực thư tín nói chung và ĐTHH
    nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp rút ngắn văn bản điện một cách khoa học hơn
    và người nhận điện sẽ đọc hiểu chính xác hơn. Ngoài ra, việc rút ngắn văn bản điện
    còn giúp chủ tàu giảm được tiền cước phải trả và giúp thuyền trưởng đọc hiểu
    nhanh nội dung văn bản điện tín để kịp ra quyết định nhanh chóng và kip thời.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng
     
Đang tải...