Thạc Sĩ đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang động núi đá vôi vùng hà tiên - kiên lương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Từ buổi sơ khai, người nguyên thủy đã sử dụng các hang động làm nơi
    trú ẩn, tránh mưa, gió, bão và thú dữ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hang
    động lưu giữ các dữ liệu có giá trị của nhân loại như: khảo cổ, địa chất, cổ sinh,
    khoáng vật, đa dạng sinh học, cung cấp nước ngầm và nghiên cứu y sinh
    (Gillieso, 1996). Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cũng muốn dùng những hang
    động tự nhiên như các phòng thí nghiệm, nơi mà bằng chứng về cổ khí hậu đã
    được để lại qua các thời đại [17].
    Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có đá vôi lộ
    thiên, chúng là những khối núi sót, phân bố riêng lẻ trên đồng bằng thấp ven
    biển và ngoài khơi, với diện tích tổng cộng khoảng 3,6 km2. Các núi đá vôi này
    trải qua các giai đoạn địa chất; chịu tác động của nước mặt, nước ngầm và mài
    mòn do nước biển, hình thành nên một cảnh quan karst vô cùng giá trị, đặc biệt
    là các hang động karst.
    Theo nghiên cứu của các nhà sử học, di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam
    tồn tại vào khoảng 2.500 năm cách đây, được tìm thấy tại các hang động như:
    Chùa Hang, hang Tiền (Malleret, 1975). Các hang động này còn gắn liền với
    truyền thuyết Vua Gia Long và lịch sử mở mang bờ cõi, bảo vệ lãnh thổ Việt
    Nam [9]. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, hang động còn được
    sử dụng làm nơi trú ẩn, bệnh viện dã chiến, nơi sản xuất và cất giữ vũ khí của
    quân đội. Ngoài ra, các hang động còn được sử dụng làm nơi tu hành của các
    nhà sư, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa. Với cảnh quan đặc sắc,
    các hang động ở Hà Tiên – Kiên Lương đã thu hút được hàng ngàn khách tham
    quan du lịch mỗi năm.
    Các hang động ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương chưa được nghiên cứu
    khoa học một cách hệ thống, nhiều giá trị chưa được làm sáng tỏ. Hơn nữa,
    việc sử dụng và khai thác chúng chưa hợp lý, đã làm nhiều hang động đang bị
    hủy hoại thậm chí có thể bị biến mất vĩnh viễn nếu không có giải pháp bảo tồn.
    Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm môi trường và giải pháp bảo tồn hang
    động núi đá vôi vùng Hà Tiên – Kiên Lương” được thực hiện nhằm làm sáng
    tỏ các giá trị khoa học, hiện trạng sử dụng của các hang động. Trên cơ sở đó, đề
    xuất các giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài làm sáng tỏ các đặc điểm trắc lượng hình thái, phân loại các kiểu hang
    động; các thông số môi trường, hiện trạng sử dụng và quản lý hang động.
    2. Nội dung nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề sau:
    - Đo đạc hình thái các hang động đá vôi.
    - Đo đạc các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
    - Khảo sát tình hình khai thác và quản lý hang động.
    - Tham khảo các mô hình quản lý hang động trên thế giới, để xây dựng
    các giải pháp bảo tồn.
    3. Đối tượng, phạmvi nghiên cứu
    Toàn bộ hang động thuộc Hà Tiên và huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng và kết hợp các
    phương pháp chính sau đây:
    4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
    Thu thập các tài liệu nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hang động; các loại bản đồ
    địa hình, địa chất liên quan như: Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc – Hà Tiên
    (C-48-XIV & C-48-XV) (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1996), Báo cáo đo vẽ địa
    chất và tìm kiếm khoáng sản Nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000
    (Trương Công Đượng và nnk, 1998)
    Thu thập, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về hang động trên thế giới, Việt Nam
    và đặc biệt là các công trình liên quan đến hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương
    như: Guidelines for Cave and Karst Protection của tổ chức IUCN (1997), Cave and
    Karst of Ha Long Bay của tác giả Tony Waltham (2000), Limestone Biodiversity
    Study, Hon Chong của tổ chức IFC (2002), Encyclopedia of caves and karst science
    của tác giả Jonh Gunn (2004), Trans – Karst 2004 của tổ chức Research Institute of
    Geology and Mineral Resouces – RIGMR (2004), Encyclopedia of caves của tác
    giả Davic C. Culver vàWilliamB. White (2005), Sinh học hang động của tác giả Lê
    Công Kiệt (1995),
    Ngoài ra, các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội tại khu vực
    nghiên cứu cũng được thu thập.
    4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
    Công tác khảo sát thực địa nhằm: khảo sát, đo đạc hình thái, yếu tố môi
    trường của các hang động, như:
    - Đo đạc hình thái các hang động, gồm: chiều dài, chiều rộng, độ cao,
    phương vị bằng các thiết bị như: đo xa điện tử, địa bàn, GPS, thước dây. Từ đó
    vẽ bình đồ và mặt cắt các hang động.
    - Đo đạc yếu tố môi trường, các chỉ tiêu gồm: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió,
    được đo đạc bằng các thiết bị như: ẩm độ kế điện tử, máy đo nhiệt độ cầm tay
    và máy đo tốc độ gió cầm tay, nhằm xác định các yếu tố môi trường sinh thái
    tại cửa và trong hang.
    Kết quả qua 2 đợt khảo sát thực địa tại vùng Hà Tiên – Kiên Lương, học
    viên tiến hành đo đạc hình thái, yếu tố môi trường và vẽ bình đồ tổng số 14
    hang động. Bao gồm: núi Đá Dựng: tổng số 14 hang; Núi Thạch Động: Hang
    Thạch Động (thị xã Hà tiên); Núi Mo So: hang Quân Y, hang Cây Me, hang
    Hàng Sa Số Phật, hang Vòi Rồng; Núi Hang Tiền: hang Tiền; Hòn Chông:
    Chùa Hang, hang Kim Cương, hang Giếng Tiên, hang Phật Cô Đơn; Núi Hòn
    Nghệ: hang Chính, hang Đạt Ma Sư Tổ, hang Phật (Khu vực huyện Kiên
    Lương).
    4.3. Phương pháp bản đồ và GIS
    Các tư liệu bản đồ sử dụng:
    Trong quá trình nghiên cứu và đi thực tế, tác giả đã sử dụng những tư liệu bản đồ
    sau:
    - Bản đồ địa chất nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỉ lệ 1:50.000 do Trương
    Công Đượng chủ biên, 1995 - 1998.
    - Bản đồ kiến tạo nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỉ lệ 1:200.000 do Trương
    Công Đượng chủ biên, 1998.
    Hệ thống thông tin địa lí (GIS):
    Sử dụng phần mềm MapInfo 9.5, để xây dựng các lớp thông tin về các vị trí khảo
    sát thực địa, sự phân bố các hang động, bình đồ các hang động.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ góp phần nhận thức chung về kiểu loại và
    lịch sử hình thành hang động của Việt Nam.
    Ý nghĩa thực tiễn: Nêu bật được các giá trị khoa học, vai trò của hang động trong
    quá khứ và việc sử dụng chúng trong hiện tại.
    6. Tính mới của đề tài
    Lần đầu tiên hệ thống hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương được điều tra,
    đo đạc chi tiết.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANHMỤC BẢNG BIỂU . iii
    DANHMỤC HÌNH ẢNH . iv
    MỞ ĐẦU 1
    1. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    2. Nội dung nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng, phạmvi nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2
    4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 3
    4.3. Phương pháp bản đồ và GIS 3
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    6. Tính mới của đề tài . 4
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN . 5
    1.1. Tổng quan hang động 5
    1.1.1. Khái niệm . 5
    1.1.2 Quá trình karst và hình thành hang động 7
    1.1.3. Sử dụng hang động . 9
    1.2. Tổng quan nghiên cứu hang động trên thế giới và Việt Nam . 11
    1.2.1. Châu Mỹ . 12
    1.2.2. Châu Âu . 13
    1.2.3. Châu Úc 14
    1.2.4. Châu Á . 14
    1.2.5. Việt Nam 15
    1.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 21
    1.3.1 Đặc điểm tự nhiên . 21
    1.3.2. Kinh tế, xã hội 23
    CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HANG ĐỘNG VÙNG HÀ
    TIÊN – KIÊN LƯƠNG 25
    2.1 Phân loại các hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương . 25
    2.2. Định dạng mô tả hang động 31
    2.3. Mô tả đặc điểm môi trường hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 31
    2.4. Yếu tố môi trường khí hậu trong hang 81
    CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CÔNG TÁC QUẢN
    LÝ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN HANG ĐỘNG 87
    3.1. Tác động môi trường đến các hang động 87
    3.1.1. Khai thác khoáng sản . 87
    3.1.2. Hoạt động nông nghiệp 89
    3.1.3. Hoạt động du lịch . 90
    3.1.4. Sử dụng trong chiến tranh 93
    3.1.5. Tác động của tự nhiên và biến đổi khí hậu đến các hang động đá vôi 94
    3.2. Hiện trạng sử dụng và quản lý các hang động tại vùng Hà Tiên –
    Kiên Lương . 95
    3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn hang động khu vực Hà Tiên – Kiên
    Lương . 96
    3.3.1. Cơ sở quản lý và bảo tồn các hang động 96
    3.3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn hang động vùng Hà Tiên – Kiên Lương 99
    KẾT LUẬN . 107
    TÀI LIỆU THAMKHẢO 109
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...