Tiểu Luận đặc điểm mô hình tổ chức hành chính của quốc gia đang phát triển. Mô hình hành chính vương quốc thái

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm mô hình tổ chức hành chính của quốc gia đang phát triển. Mô hình hành chính vương quốc Thái Lan – Kingdom of ThaiLand

    ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN (VƯƠNG QUỐC THÁI LAN – KINGDOM OF THAILAND)

    - Tại các nước đang phát triển thường tồn tại mâu thuẫn giữa xu hướng hiện tại và bảo thủ truyền thống.
    - Các cơ quan hành pháp và lập pháp thường thiếu khả năng để kiểm soát các cơ quan hành chính dân sự hoặc quân sự.
    - Hệ thống chính sách không hoàn toàn đầy đủ và chưa có sự tách biệt tương đối rõ ràng giữa việc hoạch định và ban hành chính sách, giữa hoạt động chính trị và hoạt động hành chính.
    - Tính cục bộ địa phương do thời kì thuộc địa để lại khá rõ nét tại nhiều nước.
    - Bộ máy hành chính của các nước sau khi giành được độc lập chịu một số sức ép nhất định.
    - Nền hành chính ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng sâu sắc của các truyển thống văn hóa dân tộc và tôn giáo bản địa.
    - Năng lực của nhà nước còn nhiều hạn chế trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.
    - Thường xuyên tồn tại xung đột giữa mong muốn tập quyền và nhu cầu phân quyền.

    ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
    KHÁI QUÁT VỀ THÁI LAN
    Vương quốc Thái Lan, thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
    Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa.
    Thái Lan có diện tích 513.000 km[SUP]2[/SUP] (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
    Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo là 94,7%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Người Hồi giáo chiếm 4,6% và các tôn giáo khác chiếm 0,7% dân số. Văn hóa và truyền thống Thái Lan chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Trung Hoa và cùng với Myanma, Lào, Campuchia chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ ở mức độ ít hơn. Từ năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công nghiệp mới trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Băng Cốc và Phuket và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

    BỘ MÁY HÀNH CHÍNH THÁI LAN
    Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.
    Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
    Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
    Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.
    I. THỂ CHẾ:
    Thái Lan là nhà nước quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nuớc là nhà vua thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Thực tế, quyền lực của nhà vua lớn hơn rất nhiều so với qui định của hiến pháp do ảnh hưởng của uy tín và giành được sự tôn trong của tuyệt đại người dân. Tham mưu cho nhà vua có hội đồng cơ mật gồm hai thành viên. Nhà vua Thái là nguyên thủ quốc gia theo chế độ kế vị, nắm quyền bổ nhiệm thủ tướng.
    Quốc hội Thái Lan là cơ quan lập pháp của Thái Lan. Đây là một quốc hội lưỡng viện, bao gồm: Thượng viện và Hạ viện. Theo Hiến pháp ngày 24/8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Hàng năm Quốc hội Thái Lan họp từ tháng 1 - 5 và từ tháng 8 - 11.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...