Thạc Sĩ Đặc điểm lịch sử - văn hóa của địa danh huyện Hoa Lư - Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đặc điểm lịch sử - văn hóa của địa danh huyện Hoa Lư - Ninh Bình

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Địa danh học là một ngành khoa học nghiên cứu tên đất trên các
    mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của nó nhằm thiết thực phục vụ
    cho nhiều ngành khoa học khác.
    1.2. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hóa, cư dân của một
    vùng nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tích của lịch sử, văn hóa, phong
    tục, tập quán của cư dân ở một vùng đất. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp nghiên
    cứu văn hóa, lịch sử của vùng đất ấy.
    Địa danh là một trong những chứng cứ quan trọng để tìm hiểu quá trình
    hình thành của một bộ tộc, một dân tộc ở các mặt địa lý, tổ chức xã hội . qua
    các thời kì. Địa danh giúp khám phá sự ảnh hưởng và tác động của những
    nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín
    ngưỡng, lịch sử tộc người .
    1.3. Địa danh cũng là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ,
    là biểu hiện của ngôn ngữ. Nghiên cứu địa danh cũng đồng thời góp phần
    phản ánh đời sống ngôn ngữ.
    1.4. Hoa Lư - vùng đất tươi đẹp, giàu tiềm năng và truyền thống cách
    mạng - xưa kia từng là kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam trong
    suốt gần nửa thế kỉ. Khảo sát hệ thống dịa danh huyện Hoa Lư sẽ làm sáng rõ
    một chặng đường lịch sử lâu dài và hào hùng của dân tộc ta, giúp chúng ta
    học tập, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần vào việc
    phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, và mở rộng phát triển du lịch của huyện
    Hoa Lư nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung.
    Với những lý do trên, chúng tôi chon đề tài “Đặc điểm lịch sử - văn
    hóa của địa danh huyện Hoa Lư - Ninh Bình” làm đối tượng nghiên cứu của
    luận văn.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các địa danh địa hình thiên nhiên,
    đơn vị dân cư, và công trình nhân tạo của huyện Hoa Lư và đặc điểm ngôn
    ngữ, văn hóa, lịch sử của một số địa danh thuộc huyện Hoa Lư.
    3. Lịch sử vấn đề
    3.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
    Việc nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới. Ở Trung
    Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32- 39), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa
    danh, trong đó một số đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa.
    Ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào
    cuối thế kỉ XIX. Năm 1872, JJ.Eghi (Thụy Sĩ) viết cuốn "Địa danh học”.
    Năm 1903, J.W Nagl (Áo) cũng cho ra đời tác phẩm "Địa danh học”. Thời kì
    đầu, các tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh.
    Từ thế kỉ XX, bước vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh,
    Gi.Glliénon viết "Át lát ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng
    phát triển địa lý học. Năm 1926, A.Dauzat (Pháp) đã viết: "Nguồn gốc và sự
    phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp văn hóa địa lý học để nghiên cứu
    các lớp niên đại của địa danh.
    Từ những năm 60 của thế kỉ XX, hàng loạt công trình nghiên cứu về
    vấn đề này ra đời, đáng chú ý là các công trình nghiên cứư của các nhà địa
    danh học Xô Viết. Chẳng hạn, E.M.Murzaev với tác phẩm "Những khuynh
    hướng nghiên cứu địa danh học” (1965). A.V.Superanxkaja với tác phẩm
    "Địa danh là gì?” (1985) đã đi sâu vào vấn đề nhận diện và phân tích địa
    danh. A.I.Popov (1964) lại đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tác
    nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai nguyên tắc chính là phải dựa vào
    tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lí học, sử học và phải thận
    trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích n gữ vi của địa danh. Tác
    giả I.A.Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa danh học về mặt đồng đại,
    N.V.Podonxkaja khi phân tích, lý giải địa danh mang những thông tin gì cũng
    đã góp phần làm cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất.
    Bên cạnh những công trình của các nhà địa danh học Xô Viết, các nhà
    nghiên cứu địa danh ở nhiều quốc gia cũng có những đóng góp không nhỏ
    trong lĩnh vực này. Ch.Rostaing (1965) với tác phẩm "Les noms de lieux” đã
    nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của
    các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên
    kiến thức ngữ âm học địa phương. Chuyên luận này đã bổ sung thêm cho vấn
    đề mà A.I.Popov đã nêu ra trước đó.
    Ngày nay, địa danh học ngày càng được chú ý và phát triển. Những
    công trình nghiên cứu ở nhiều nước đã minh chứng cho sự phong phú, đa
    dạng của địa danh cũng như những vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này.
    3.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm. Các tài liệu:
    "Tiền Hán thư", "Địa lí chí", "Hậu Hán thư", "Tấn thư" thời Bắc thuộc có đề
    cập đến địa danh Việt Nam nhưng do người Hán viết, phục vụ trực tiếp cho
    công cuộc xâm lược nước ta.
    Từ thế kỉ XV, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên c ứu
    Việt Nam chú ý. Lúc này các địa danh được thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc
    và ý nghĩa. Tiêu biểu là các tác phẩm "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Lịch
    triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Phủ biên tạp lục" của Lê
    Quý Đôn .
    Cùng với xu hướng phát triển của ngôn ngữ học, đặc biệt là của địa
    danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có được
    những bước tiến đáng kể hơn từ những năm 1960 trở đi. Năm 1964, Hoàng
    Thị Châu với bài viết "Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua
    một vài tên sông" được xem như là người cắm cột mốc đầu tiên trong nghiên
    cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Năm 1991, Lê Trung Hoa với tác
    phẩm "Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh" đã đưa ra những vấn đề lý thuyết
    làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý
    nghĩa . của các địa danh thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1996,
    Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS "Những đặc điểm chính của địa danh
    Hải Phòng" đã phát triển, bổ sung thêm những vấn đề mà Lê Trung Hoa đã
    đưa ra trước đó. Tiếp sau đó là luận án TS của Từ Thu Mai "Nghiên cứu địa
    danh Quảng Trị” (2004), Phan Xuân Đạm với "Địa danh Nghệ An” (2005).
    Ngoài ra còn có khá nhiều các luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khảo sát địa
    danh ở nhiều địa phương đã được công bố. Những công trình này đều có
    những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu địa danh học dưới góc độ
    ngôn ngữ học.
    Ngoài ra, còn một số công trình ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay
    như các công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân V ịnh . Các công trình
    này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lý
    thuyết chưa cao.
    3.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở huyện Hoa Lư
    Địa danh Hoa Lư là đối tượng hết sức mới mẻ, chưa có công trình nào
    đi sâu nghiên cứu. Hiện chỉ có một số bài báo, cuốn sách đề cập tới một vài
    địa danh nổi tiếng của huyện Hoa Lư như cuốn sách "Cố đô Hoa Lư lịch sử
    và danh thắng" (1998) của Lã Đăng Bật, cuốn “Hoa Lư - di tích và danh
    thắng” (2009) của Nguyễn Thị Kim Cúc hay những tác phẩm ghi lại những
    truyền thuyết liên quan đến một vài vùng đất ở Hoa Lư như "Truyền thuyết
    Đinh - Lê" (2000) của Trương Đình Tưởng
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích nghiên cứu
    Qua việc nghiên cứu hệ thống địa danh của huyện Hoa Lư, luận văn
    hướng tới việc tìm ra quy luật cơ bản cũng như những nét đặc thù về cấu tạo,
    ý nghĩa, nguồn gốc, phương thức định danh và mối q uan hệ với các nhân tố
    lịch sử, địa lí, văn hóa . của hệ thống địa danh huyện Hoa Lư.
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về địa danh và địa danh học.
    - Điều tra, khảo sát các địa danh của huyện Hoa Lư.
    - Miêu tả, phân tích hệ thống địa danh về các mặt: cấu tạo, ý nghĩa,
    phương thức định danh.
    - Chỉ ra đặc điểm văn hóa - lịch sử qua hệ thống địa danh của huyện
    Hoa Lư.
    5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
    5.1. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các
    phương pháp sau:
    - Phương pháp điều tra điền dã để thu thập tất cả các địa danh của
    huyện Hoa Lư.
    - Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp giúp chúng tôi
    tập hợp và phân loại các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư, và công
    trình nhân tạo của huyện Hoa Lư trên cơ sở thu thập địa danh qua các nguồn
    khác nhau.
    - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để phản ánh những
    đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo trong phức thể địa danh.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc
    điểm tâm lý của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, nghiên cứu
    một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng
    trong huyện Hoa Lư.
    5.2. Tư liệu nghiên cứu
    Với mục đích phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh của huyện
    Hoa Lư, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ những nguồn sau:
    - Niên giám thống kê của tỉnh Ninh Bình và huyện Hoa Lư.
    - Tư liệu điều tra điền dã để thu thập tư liệu, ghi chép, bổ sung các
    thông tin của từng địa danh.
    - Bản đồ các loại của huyện Hoa Lư.
    - Một số công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, lịch sử của huyện
    Hoa Lư.
    - Những tài liệu lưu giữ ở chính quyền địa phương.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Từ trước tới nay địa danh Hoa Lư hầu như không được khảo sát và
    nghiên cứu. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, tìm hiểu một cách đầy đủ,
    toàn diện, và hệ thống địa danh ở đ ịa bàn này về các phương diện cấu tạo,
    phương thức định danh và ý nghĩa các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị
    dân cư và công trình nhân tạo. Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra một vài đặc
    trưng ngôn ngữ - văn hóa - lịch sử của địa danh trong mối quan hệ với địa lý,
    lịch sử, dân cư và ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của luận văn về địa danh có
    thể là tư liệu quý cho ngành địa phương học, cho việc nghiên cứu lịch sử -văn hóa Hoa Lư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của địa
    phương. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham
    khảo bổ ích trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, trong giáo dục truyền
    thống, giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm ba chương:
    Chương 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa
    danh học
    Chương này sẽ trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc
    triển khai các chương mục tiếp theo. Bên cạnh đó, những vấn đề về địa lý,
    lịch sử, dân cư, văn hoá trên địa bàn huyện Hoa Lư cùng một số kết quả thu
    thập và phân loại các địa danh trên địa bàn cũng được trình bày tóm tắt, làm
    cơ sở cho các phần nội dung của luận văn.
    Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Hoa Lư
    Chương này sẽ xác định cấu trúc phức thể địa danh của huyện Hoa Lư
    gồm thành tố chung và tên riêng. Nội dung của chương sẽ đi sâu tìm hiểu
    những dặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Hoa Lư và các phương thức đinh
    danh những địa danh đó.
    Chương 3: Đặc điểm lịch sử - văn hóa của huyện Hoa Lư được
    phản ánh qua hệ thống địa danh.
    Chương này sẽ đi sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện địa
    lý, dân cư, lịch sử, văn hoá đối với các địa danh của huyện Hoa Lư, làm nổi
    bật một số đặc điểm văn hoá - lịch sử thể hiện trong địa danh huyện Hoa Lư.
    Đồng thời ở chương này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một số địa danh gắn với
    đới sống lịch sử, văn hoá ở huyện Hoa Lư.

    CHƯƠNG 1:
    NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH
    VÀ ĐỊA DANH HỌC
    1.1. KHÁI NIỆM ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
    1.1.1. Khái niệm địa danh
    Bất cứ một thực thể nào trong thế giới thực tại, khi đã được con người
    nhận thức, nhận diện, đều được con người gọi tên, đặt tên theo cách này hay
    cách khác tuỳ theo từng mục đích, dựa trên những quy ước nhất định ở trong
    từng hoàn cảnh và không gian sinh tồn cụ thể. Do đó, đặt tên, gọi tên là một
    nhu cầu thường trực, tất yếu và quan trọ ng của con người.
    Tên đất, tên núi, tên rừng, tên sông, tên biển, tên đường phố đều là
    những địa danh (toponym). Một địa danh, xét về mặt lo gíc học, tương đương
    với một khái niệm; xét về mặt ngôn ngữ học, được cấu tạo từ từ, từ những
    đơn vị tương đương với từ. Thuật ngữ địa danh, nguyên thuỷ trong tiếng Hy
    Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận: topos (địa điểm) và anyma (tên gọi). Như
    vậy, ý nghĩa chung nhất của thuật ngữ này là “ tên gọi điểm địa lý”.
    Khái niệm địa danh cần phải hiểu theo đúng phạm vi xuất hiện của nó.
    Nếu hiểu đúng theo lối chiết tự thì “địa danh” là tên đất. Tuy nhiên, khái niệm
    này cần phải hiểu rộng hơn vì đây chính là đối tượng nghiên cứu của một
    ngành khoa học. Cụ thể, địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý
    tồn tại trên trái đất. Nó có thể là tên gọi của các đối tượng địa hình thiên nhiên,
    đối tượng địa lý cư trú hay là công trình do con người xây dựng tạo lập nên.
    Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, được
    dùng để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lý. Vì thế, nó hoạt động và chịu sự
    tác động, chi phối của các quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ
    vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp.
    Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau
    về địa danh. Nhà ngôn ngữ học người Nga A.V.Superanskaja trong cuốn
    “Địa danh là gì?” đã cho rằng: địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi
    “những địa điểm, mục tiêu địa lý”, “ những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là
    những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái
    đất” [41, tr.13].
    Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận địa danh từ hai góc độ
    khác nhau là nghiên cứu địa danh từ góc độ địa lý - văn hoá và nghiên cứu địa
    danh từ góc độ ngôn ngữ học. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thứ nhất,
    Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh là tên đất, tên sông, núi, làng mạc
    hay là tên các địa phương, các dân tộc” [3, tr.15].
    Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thứ hai là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên
    Trường, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm
    Lê Trung Hoa cho rằng “ Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được
    dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các
    đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ” [28, tr.21].
    Nguyễn Kiên Trường quan niệm: “Địa danh là tên riêng của các đối
    tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [47,
    tr.16].
    Phan Xuân Đạm định nghĩa: “ Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt, được
    định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và
    nhân văn” [23, tr.12].
    Từ Thu Mai cho rằng “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các
    đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [33, tr21].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà
    Nội.
    2. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam,
    Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoa Lư (1998), Lịch sử Đảng bộ
    huyện Hoa Lư, Tập I (1930- 1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    5. Ban chấp hành Đảng bộ Ninh Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
    Ninh Bình, Tập I (1930- 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    6. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh An (2005), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh An, Tập I (1945- 1975), Công ty TNHH in Thành Lộc, Ninh Bình.
    7. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh An (2010), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh An, Tập II (1975-2005), Công ty TNHH in Thành Lộc, Ninh Bình.
    8. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Hoà (2006), Lịch sử Đảng bộ xã Ninh
    Hoà (1931-2005), Công ty cổ phần In và văn hoá phẩm Ninh Bình, Ninh Bình.
    9. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Mỹ (2003), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh Mỹ, Tập I (1945- 1975), Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.
    10. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Giang (1996), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh Giang, Tập I (1930- 1975), Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.
    11. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Thắng (2008), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh Thắng (1945-1975), Công ty TNHH in Thành Lộc, Ninh Bình.
    12. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Vân (1999), Lịch sử Đảng bộ xã
    Ninh Vân, Tập I (1945- 1975), Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.
    13. Ban chấp hành Đảng bộ xã Trường Yên (2010), Lịch sử Đảng bộ xã
    Trường Yên (1930- 2005), Công ty TNHH in Thành Lộc, Ninh Bình.
    14. Lã Đăng Bật (1998), Cố đô Hoa Lư - lịch sử và danh thắng, Nxb
    Thanh niên, Hà Nội.
    15. Lã Đăng Bật (2004), Di tích danh thắng Hoa Lư - Ninh Bình, Nxb
    Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    16. Cục thống kê Ninh Bình (2008), Niên giám thống kê 2008, Nxb
    Thống kê.
    17. Nguyễn Thị Kim Cúc (2009), Hoa Lư - di tích và danh thắng, Nxb
    Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    18. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb
    KHXH, Hà Nội.
    19. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
    Hà Nội.
    20. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn
    hoá Thông tin, Hà Nội.
    21. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông
    Nam Á, Nxb KHXH. Hà Nội.
    22. Đại Việt sử lược (1993), Nxb TP HCM.
    23. Phan Xuân Đạm (2005), Khảo sát các địa danh Nghệ An, Luận án
    Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, Vinh.
    24. Hoàng Thị Đường (2008), Khảo sát địa danh ở thành phố Thái
    Nguyên, Luận văn Cao học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    25. Thuận Hải (1997), Bản sắc văn hoá lễ hội, văn hoá dân gian đặc sắc
    qua những lễ hội truyền thống trong năm, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
    26. Trần Thị Phương Hằng (2009), Nghiên cứu địa danh thành phố
    Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, Luận văn Cao học, Đại học Thái Nguyên,
    Thái Nguyên.
    27. Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và
    tiếng Việt văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.
    28. Lê Trung Hoa (2002), Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong
    việc nghiên cứu địa danh, Tạp chí ngôn ngữ, số 7, tr8- 11.
    29. Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn,
    Luận văn Cao học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    30. Nguyễn Văn Khang (2006), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    31. Vũ Ngọc Khánh (2000), Kể chuyện địa danh Việt Nam, Nxb Thanh
    niên, Hà Nội.
    32. Vũ Khiêu (cb) (2000), Văn hoá Việt Nam: xã hội và con người,
    Nxb KHXH, Hà Nội.
    33. Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án tiến
    sĩ KH Ngữ văn, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội.
    34. Nguyễn Từ Mẫn (2001), Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên,
    Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    35. Hà Quang Năng (chủ nhiệm đề tài) (2009), Đại danh Quảng Nam,
    Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
    Quảng Nam, Hà Nội- Quảng Nam.
    36. Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb
    Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    37. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông
    tin, Hà Nội.
    38. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Hoa Lư (2008), Bảng thống kê
    đỉnh chùa , miếu, phủ toàn huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...