Thạc Sĩ Đặc điểm lịch sử - văn hóa của các địa danh huyện Việt Yên - Bắc Giang

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    Địa danh là một loại cứ liệu rất có giá trị đối với việc nghiên cứu vốn từ vựng nói riêng và lịch sử của một ngôn ngữ nói chung. Ngôn ngữ là một thành tố hữu cơ của văn hoá cho nên địa danh không chỉ góp phần nghiên cứu ngôn ngữ của một
    vùng miền, một đất nước mà còn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá của một dân tộc. " Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ - một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay" [8 ]
    Địa danh không chỉ gắn bó chặt chẽ với văn hoá, mà còn có mối quan hệ khăng khít với địa lý cũng như lịch sử dân cư của một vùng nhất định . Mỗi địa danh đều gắn với những chủ thể nhất định ở các giai đoạn lịch sử nhất định . Qua địa danh nào đó ta có thể tìm thấy được quá trình lịch sử - xã hội của một dân tộc, thấy được đặc trưng văn hoá, cuộc sống sinh hoạt, thậm chí cả năng lực tri nhận, nhận thức cũng như tâm lý của họ. Trong một vùng đất có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống thì địa danh nơi đó cũng mang dấu tích của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Có thể một vùng đất có nhiều tên gọi , mỗi tên gọi được hình thành trong những điều kiện văn hoá, lịch sử nhất định mang những dấu ấn nhất định . Nhiều địa danh mang tên con người, cây cỏ, muông thú, sự vật . đặc trưng của vùng đất mà chúng gọi tên. Những địa danh ấy đã trở thành “vật hoá thạch " ," như những đài kỉ niệm bằng ngôn ngữ độc đáo, lưu trữ các thông tin văn hóa" về thời đại mà nó chào đời , còn lưu giữ mãi về sau .[7] ; [40 ]
    Việt Yên thuộc vùng Kinh Bắc xưa. Đây là một vùng đất cổ của người Việt rất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến. Nghiên cứu hệ thống địa danh Việt Yên chúng ta sẽ hiểu được trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, Việt Yên đã năng động tạo nên những truyền thống tốt đẹp của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội : kinh tế, văn hóa, khoa cử ., thấy được các thế hệ cha ông ngày trước

    đã tạo ra cho mảnh đất này nhiều công trình kiến trúc - điêu khắc độc đáo, nhiều truyền thuyết dân gian đặc sắc in dấu trong nhiều địa danh - di tích nổi tiếng. Đó là những di sản vô cùng quý giá cần được giữ gìn và phát huy trong thời đại hiện nay .


    II . LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới

    Việc nghiên cứu địa danh đã được phát triển từ lâu trên thế giới .Ở Trung Quốc, ngay từ thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, trong đó có một số địa danh đã được giải thích rất rõ về nguồn gốc và ý nghĩa . Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN) trong " Thủy Kinh chú sớ " Lịch Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn địa danh, số được giải thích ngữ nguyên là hơn 2300. [ dẫn theo 35 ]
    Ở các nước phương tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1872 J.J . Eghi (Thụy Sĩ ) viết cuốn "Địa danh học". Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX , Ủy ban địa danh của các nước Mỹ, Thụy Điển, Anh lần lượt ra đời .
    Tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lí luận về lí thuyết địa danh là các nhà địa danh học Xô Viết. Những năm 60 của thế kỉ XX tại Liên Xô đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ra đời . E.M.Murzaev viết cuốn"Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học"(1965) và A. V. Superanskaia đã xuất bản công trình " Địa danh là gì " (1985). Còn A.I .Popov (1964) lại đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lý học, sử học và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vĩ của địa danh. Ngoài ra I. A. Kapenco (1964) đã phát biểu những ý kiến bàn về địa danh học đồng đại. N.V.Podonxkaija đã phân tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì. Công trình của bà đã góp phần làm cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất. Nhà nghiên cứu A. V. Superanskaia trong cuốn" Địa danh là gì "(1985) đã đặt ra những vấn đề vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát cao.Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu vào những vấn đề thiết thực liên quan đến

    việc phân tích điạ danh . Ngoài việc trình bày cách hiểu về khái niệm địa danh, bà còn nêu lên các vấn đề khác như tính liên tục của tên gọi , không gian tên riêng và các loại địa danh(địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh ước vọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo địa hình. Có thể nói đây là công trình lớn, có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, đặt nền móng vững chắc cho các công trình nghiên cứu về địa danh học tiếp theo.
    Bên cạnh những công trình của các nhà địa danh học Xô Viết, các nhà nghiên cứu địa danh của các nước khác cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực này . Ch. Rostaing (1965) trong tác phẩm"Les noms de lieux " đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh. Đó là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương .Chuyên luận này đã bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I .Popov đã nêu ra trước đó
    2 .Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

    Ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm . Các tài liệu Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Tấn thư thời Bắc thuộc có đề cập đến địa danh Việt Nam , trong đó mục đích chính trị được đặc biệt chú ý . Các tài liệu này đều do người Hán viết để phục vụ cho công cuộc xâm lược nước ta.
    Từ thế kỉ XV việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam chú ý. Lúc này các địa danh được thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa . Tiêu biểu là "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), " Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ( 1821), " Phương Đình dư địa chí " của Nguyễn Văn Siêu (1900)
    Theo xu hướng phát triển của ngôn ngữ học, đặc biệt là của địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có được bước tiến đáng kể từ những năm 60 cuả thế kỉ XX. Năm 1964, Hoàng Thị Châu với bài viết " Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại Đông Nam Á qua một vài tên sông " được xem như người cắm cột mốc đầu tiên trong nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Sau này các công trình nghiên cứu tiếp theo của bà cũng theo khuynh hướng đó nhưng
    thiên về hướng nghiên cứu phương ngữ học. Năm 1991, Lê Trung Hoa xuất bản tác

    phẩm " Địa danh thành phố Hồ Chí Minh ". Ông đã trình bày những vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho sự phân tích các địa danh, đồng thời vận dụng vào tìm hiểu và chỉ ra đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa, sự phản ánh hiện thực và quá trình chuyển biến của các địa danh thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường trong luận án PTS " Những đặc điểm chính về địa danh Hải Phòng” đã phát triển bổ sung thêm những vấn đề về lí thuyết địa danh mà Lê Trung Hoa đã nêu ra trước đó . Luận án này đã khái quát được những đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh Hải Phòng trong sự đối sánh với địa danh các vùng khác của Việt Nam. Tiếp sau đó là luận án TS của Từ Thu Mai " Nghiên cứu
    địa danh Quảng Trị " (2004) và Phạm Xuân Đạm với " Địa danh Nghệ An "( 2005). Những công trình này đều có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu địa danh học dưới góc độ ngôn ngữ học .
    Trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh học, cần phải kể đến hàng loạt bài viết của Trần Trí Dõi về địa danh theo hướng so sánh - lịch sử. Chẳng hạn, "Về địa danh Cửa Lò"(2000),"Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa”(2000)," Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh( qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam ) "(2001) và " Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam: một vài nhận xét và những kiến nghị "(2001)
    Nếu như các tác giả trên đều nghiên cứu địa danh theo cách tiếp cận ngôn ngữ học, xuất phát từ chính bản thân đối tượng địa danh, thì Nguyễn Văn Âu (2000) trong " Một số vấn đề địa danh học Việt Nam" lại nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lí- lịch sử - văn hóa .
    Gần đây nhất, năm 2008, có thêm một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về địa danh của một số địa phương cụ thể, chẳng hạn, Hà Thị Hồng với luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn [ 17 ], hay Phạm Thị Thu Trang với luận văn Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội .
    Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam còn chưa tạo được chỗ đứng vững vàng. Các công trình nghiên cứu ấy mới bước đầu vận dụng các luận điểm lí thuyết địa danh học của thế giới vào khảo sát các địa danh thuộc từng vùng cụ thể

    hoặc mới chỉ bao quát về địa danh dưới góc độ văn hóa - lịch sử. Đôi khi cũng có một vài luận án nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ học thuần tuý. Cho đến nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ tâm lí ngôn ngữ học tộc người . Công trình của chúng tôi thuộc loại thử nghiệm đàu tiên nghiên cứu địa danh huyện Việt Yên theo hướng khoa học liên ngành này.
    3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở huyện Việt Yên – Bắc Giang

    Các địa danh của huyện Việt Yên là đối tượng nghiên cứu còn hết sức mới mẻ. Cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống địa danh này . Hiện chỉ có một số bài viết nhỏ giải thích về một vài địa danh trong huyện với những tên đất, tên làng mang màu sắc văn hóa dân gian.
    Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho công trình luận văn của mình là: "Đặc điểm lịch sử - văn hóa của các địa danh huyện Việt Yên - Bắc Giang ".



    MỤC LỤC

    Mục lục .3

    Mở đầu .6
    I. Lý do chọn đề tài . 6

    II . Lịch sử vấn đề 7

    III . Mục đích nghiên cứu 10

    IV. Đối tượng nghiên cứu .10

    V. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10

    VI. Phương pháp nghiên cứu 11

    VII. Tư liệu và cách xử lý tư liệu . 11

    VIII. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 12

    IX Kết cấu luận văn . 12

    Chương 1 :ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG .14
    1.1 Những đặc điểm về địa lí tự nhiên của huyện Việt Yên 14

    1.1.1. Vị trí địa lý 14

    1.1.2 . Khí hậu - thời tiết . 15

    1.1.3. Giao thông thủy bộ 15

    1.2 Những đặc điểm về dân cư của huyện Việt Yên .16

    1.3 Những đặc điểm về lịch sử của huyện Việt Yên .18

    1.4 Những đặc điểm về địa giới hành chính của huyện Việt Yên 25

    1.5 Những đặc điểm về văn hóa của huyện Việt Yên . 27

    1.6 TIỂU KẾT CHưƠNG 32

    Chương 2 :MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỊA DANH HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH VIỆT YÊN 34
    2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH . 34

    2.1.1. Khái quát chung về định danh ngôn ngữ .34

    2.1.2 Một số vấn đề lí thuyết về địa danh 36

    2.1.2.1. Định nghĩa về địa danh . 36

    2.1.2.2 Các cách phân loại địa danh 39

    2.1.2.3 Các phương diện nghiên cứu địa danh 41

    2.1.3 Đặc điểm địa danh từ góc độ định danh ngôn ngữ . 42

    2.1.3.1 Về nguồn gốc của các định danh . 42

    2.1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh 43

    2.1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh 43

    2.1.4. Mô hình cấu tạo của phức thể địa danh 46

    2.1.4.1 Thành tố chung 46

    2.1.4.2 Địa danh (tên riêng ) 47

    2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VIỆT YÊN 48

    2.2.1 Phân loại địa danh Việt Yên theo tiêu chí tự nhiên - không

    tự nhiên 48

    2.2.2. Đặc điểm định danh của các địa danh thuộc Việt Yên 49

    2.2.2.1 Đặc điểm của các địa danh thuộc Việt Yên xét theo nguồn gốc của

    chúng 49

    2.2.2.2. Đặc điểm của các địa danh thuộc Việt Yên xét theo kiểu ngữ nghĩa

    của chúng . 51

    2.2.2.3. Đặc điểm của các địa danh thuộc Việt Yên xét theo cách thức biểu

    thị của chúng 53

    2.2.2.4 Đặc điểm việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh

    thuộc Việt Yên . 56

    2.2.3 Đặc điểm cấu tạo của phức thể địa danh Việt Yên 63

    2.2.3.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Việt Yên . 64

    2.2.3.2 Về kiểu cấu tạo của địa danh Việt Yên . 68

    2.2.4 Hiện tượng chuyển hoá của địa danh Việt Yên . 72

    2.3. TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 74

    Chương 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA HUYỆN VIỆT YÊN ĐưỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH 78
    3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA . 78

    3.1.1. Khái niệm “văn hóa” . 78

    3.1.2. Mối quan hệ giữa “ngôn ngữ” và “văn hóa” 79

    3. 2. SỰ PHẢN ÁNH ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA - LỊCH SỬ TRONG ĐỊA DANH

    VIỆT YÊN 80

    3.2.1. Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của

    địa danh Việt Yên 80

    3.2.1.1 Đặc trưng địa - văn hóa được thể hiện qua các thành tố chung trong địa danh Việt Yên . 80
    3.2.1.2. Tính đa tầng và hội nhập văn hóa được thể hiện qua địa danh Việt

    Yên 81

    3.2.2.Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hóa trong địa danh Việt

    Yên . 84

    3.2.2.1. Sự thể hiện của văn hóa vật thể ở Việt Yên qua hệ thống địa danh

    84

    3.2.2.2 Sự thể hiện của văn hóa phi vật thể ở Việt Yên qua hệ thống địa danh

    85

    3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hóa – lịch sử trong địa danh

    Việt Yên . 91

    3.2.3.1. Sự thể hiện phương diện văn hóa sinh hoạt của cư dân Việt Yên 91

    3.2.3.2. Sự thể hiện phương diện văn hóa sản xuất của cư dân Việt Yên . 94

    3.2.3.3 Sự thể hiện phương diện văn hóa lịch sử - quân sự của cư dân Việt Yên qua địa danh 96
    3.3. TIỂU KẾT CHưƠNG 3 98

    KẾT LUẬN . 101

    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...