Luận Văn Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Ngay từ buổi đầu dựng nước, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã là quốc gia đa tộc người. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Việt Nam lại đón nhận thêm nhiều tộc người khác đến sinh sống cũng như ghi nhận sự đóng góp của họ đối với sự phát triển đất nước. Lịch sử của dân tộc càng dài bao nhiêu thì sự đóng góp ấy càng lớn bấy nhiêu, được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều nội dung.
    Từ ngày ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính sách dân tộc của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Cốt lõi đó không bao giờ đổi thay. Tuy nhiên tùy theo nhiệm vụ cách mạng qua các thời kì mà chính sách dân tộc của Đảng có những sự phát triển mới, nhất là giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Chính vì vậy, việc hiểu rõ và nắm vững “ Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam” là điều cần thiết.
    II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Vấn đề dân tộc, tộc người không phải là vấn đề mới. Nhiều cuộc tranh luận, hội thảo khoa học đã diễn ra nhằm giải quyết vấn đề này cũng như xác định vị trí của các tộc người trong quá trình dựng nước và giữ nước. Thực hiện đề tài “Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam” tác giả tham khảo chủ yếu những tài liệu sau:
    1. Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    Sách gồm 3 phần chính, nội dung lý giải một cách khoa học hàng loạt các khái niệm cơ bản và mối quan hệ giữa các khái niệm: tộc người, dân tộc, quốc gia . Từ đó tác giả phân tích quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Đó là quá trình lâu dài trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đó là đặc điểm đa dạng, phức tạp về mặt tộc người nhưng lại thống nhất về mặt quốc gia, cùng chung sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển của từng tộc người, nhóm địa phương trên đất nước ta
    Ở phần kết luận, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển đối với vùng đồng bào thiểu số và miền núi trong sự nghiệp đổi mới và phát triển chung của quốc gia dân tộc.
    2. Viện dân tộc học (1975), Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    Đây là tác phẩm tập hợp những bản báo cáo của hai hội nghị khoa học vào tháng 6 và tháng 11, bàn về công tác xác định thành phần dân tộc, về các thành phần dân tộc ở miền Bắc nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số. Các bản báo cáo được sắp xếp theo vấn đề chứ không theo trình tự thời gian đã đọc ở hội nghị. Ngoài những vấn đề cơ bản được làm rõ, còn những vấn đề cụ thể cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu được giới thiệu đến người đọc.
    3. Đặng Nghiêm Vạn ( 2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Sách gồm 3 phần:
    - Phần 1: Quá trình hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng dân tộc người.
    - Phần 2: Cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam đa tộc người.
    - Phần 3: Các tộc người ở Việt Nam
    Cuốn sách là sự kế thừa nội dung của “Quan hệ các tộc người trong một quốc gia dân tộc”, đưa ra một số vấn đề lí luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người, những diễn biến, những đặc điểm của chúng; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành. Qua đó tác giả muốn làm nổi bật những ý kiến về vấn đề phức tạp xung quanh định nghĩa về dân tộc, tộc người và những nét lớn về tình hình, đặc điểm cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và 54 tộc người anh em.
    4. Phan Hữu Dật ( 2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
    Sách gồm 765 trang, là tập hợp trên 20 trong tổng số 45 công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố trong sách báo, tạp chí ở trung ương và địa phương trong 5 năm từ 1998-2003. Nội dung cuốn sách tập trung vào 3 vấn đề:
    - Một số vấn đề tổng quan về dân tộc học.
    - Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam
    - Dân tộc học và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
    Tác giả đã nêu một cách toàn diện những vấn đề cơ bản về dân tộc học trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu và những nhận thức mới, đặc biệt quan tâm về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, văn hóa và phát triển (ví dụ tác giả đã nghiên cứu đặc điểm tình hình các dân tộc Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra về chính sách phát triển). Khi đề cập đến văn hóa và phát triển, tác giả cũng góp phần bàn về mối quan hệ giữa kinh tế - sinh thái - văn hóa nhân văn, những yêu cầu đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
    5. Đặng Nghiêm Vạn ( 2001), Dân tộc văn hóa tôn giáo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    Là tác phẩm tập hợp một số trong hơn 200 công trình nghiên cứu của tác giả thuộc ba lĩnh vực Dân tộc, Văn hóa, Tôn giáo. Sách dày 1043 trang bàn về những vấn đề chung mang tính lý luận như dân tộc, tộc người, văn hóa, tôn giáo; bên cạnh đó còn có những bài có tính phát hiện, giới thiệu về một miền như Tây Nguyên hay về một tộc người: Xơ Đăng, Ca Dong ít quen thuộc, một nhân vật như Man Nương, Hoàng Công Chất
    6. Viện dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam: Các tỉnh phía Bắc, Khoa học xã hội.
    Giới thiệu đặc điểm lịch sử, văn hóa các dân tộc theo từng khu vực lịch sử - dân tộc học các dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc từ Bình Trị Thiên đến biên giới Việt – Trung, Việt – Lào.
    Sách gồm ba phần:
    - Phần 1: Những vấn đề chung về địa lí, một số vấn đề về lịch sử tộc người, đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội, ngôn ngữ.
    - Phần 2: Giới thiệu cụ thể về các dân tộc: các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Môn – Khơme, Tày – Thái, Mèo - Dao, Tạng - Miến, Hoa và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ khác.
    - Phần 3: Đời sống các dân tộc ít người và quan hệ giữa các dân tộc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    III. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu, tìm hiểu “Đặc điểm lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam” nhằm làm rõ những đặc điểm của các tộc người và dân tộc trong quá trình phát triển của lịch sử.
    Để hoàn thành đề tài, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
    - Tìm hiểu về đặc điểm của các tộc người Việt Nam.
    - Tìm hiểu về đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Trong quá trình làm tiểu luận, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
    + Phương pháp tiếp cận hệ thống: cần phải coi toàn bộ quá trình vận động phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam là một hệ thống liên hoàn, bao gồm các yếu tố hợp thành và có mối liên hệ hữu cơ. Phương pháp tiếp cận hệ thống là cơ sở để trình bày các vấn đề trong tiểu luận.
    + Phương pháp phân tích và suy nghĩ gián tiếp: Phân tích tổng thể các điều kiện khách quan và chủ quan khiến cho sự giao lưu vận động văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam diễn ra sớm về mặt thời gian, rộng về mặt phạm vi và chặt chẽ về mức độ.
    + Phương pháp liên ngành: Tác giả đặc biệt chú trọng phương pháp này trong quá trình thực hiện bài viết.
    Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịch sử, chân thực lịch sử, trình bày lịch sử đúng với những gì như nó đã từng tồn tại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...