Luận Văn Đặc điểm lây nhiễm ở bệnh nhân HIV/AIDS và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng tại p

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Theo các nhà khoa học và chuyên gia y tế thì thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của HIV/AIDS ở châu Á. Khi dịch đã bùng nổ ở các nước chậm phát triển, nơi mà điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém, bệnh tật, đói nghèo với phong tục tập quán lạc hậu thì việc thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS một cách hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và biện pháp can thiệp
    Trong những năm gần đây do sự gia tăng của tệ nạn ma tuý đặc biệt là sự chuyển đổi hình thức sử dụng ma tuý từ hút, hít sang tiêm chích ngày càng tăng đã kéo theo sự bùng phát HIV/AIDS ở nhiều châu lục đặc biệt là châu Á. Số người nghiện chích ma tuý nhiễm HIV chiếm 76% tổng số người nhiễm HIV ở Malaysia; 64 % ở Việt Nam; 55 % ở Myama và 50 % ở Trung Quốc. [12]
    Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tháng
    12/1990 ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 – 1992 phát hiện thêm 11 người, năm 1993 dịch bùng nổ lần đầu tiên phát hiện 1.100 người nhiễm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam, hầu hết trong các nhóm nghiện chích ma tuý. Từ cuối năm 1993 – 1997, dịch tiếp tục lan tràn trong nhóm nghiện chích ma tuý mại dâm có ít nhất 65% số phát hiện là người NCMT. Năm 1997 – 1999 dịch bùng nổ lần thứ 2, xảy ra ở các tỉnh phía Bắc trong nhóm NCMT, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi trẻ từ 18 – 29. Số nhiễm HIV lên tục tăng qua các năm [12] [15]: Tính đến 31/6/2009 số người nhiễm HIV được phát hiện là 149.653 người; Số người nhiễm AIDS là 32.400 người; Số người tử vong do AIDS 43.265 người. [51]
    Bắc Giang là một tỉnh có khu công nghiệp lớn của Việt Nam. Tại Bắc
    Giang, đã phát hiện các trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1996, sau đó là
    2 đối tượng NCMT, 100% số huyện/thành phố có người nhiễm, 172/229 (71%) số xã/phường/thị trấn có người nhiễm, từ đó cho tới nay số nhiễm HIV/AIDS liên tục tăng hàng năm. Tính đến ngày 31/5/2009 con số người nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Giang đã lên tới 2889 người, trong đó 1.511 người chuyển sang giai đoạn
    AIDS, 519 người đã chết do AIDS, [45]. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng đây là số liệu báo cáo, con số phát hiện chưa phản ánh đúng tình hình nhiễm HIV ở Bắc Giang, con số phát hiện này có thể được ví như là một phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề đặt ra hiện nay là số nhiễm HIV ngày càng tăng, số người phát triển thành AIDS ngày càng nhiều. Trong khi đó, công tác quản lý, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại nhà còn nhiều bất cập, sự kỳ thị, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng rất phổ biến và chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, nhu cầu về chăm sóc, điều trị của người nhiễm HIV/AIDS và những người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS còn ít được các nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng vẫn chưa được nghiên cứu đầu tư để làm cơ sở cho việc chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, để sớm tìm ra các giải pháp can thiệp nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch từ các nhóm đối tượng có nguy cơ cao vào cộng đồng, với mong muốn làm giảm các tác động của đại dịch HIV/AIDS, nâng cao chất lượng tư vấn, chăm sóc, điều trị và quản lý quy trình điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lây nhiễm ở bệnh nhân HIV/AIDS và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” nhằm các mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm lây nhiễm ở người nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
    2. Nhận xét sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS tại địa điểm nghiên cứu nói trên.

    CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    AIDS: (Acquired Immunodeficiency Syndrome): là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm một loại vi rút HIV gây nên.
    BCS : Bao cao su
    BKT : Bơm kim tiêm
    BLTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
    CDC : (Center for Disease Control and Prevention) ELISA : (Enzyme – Linked Immunsorbent Assay)
    GMD : Gái mại dâm
    HIV : (Human Immunodeficiency Virus): Vi rút gây
    suy giảm miễn dịch HVNC : Hành vi nguy cơ NCMT : Nghiện chích ma tuý
    NN HIV/AIDS : Người nhiễm HIV/AIDS NTCH : Nhiễm trùng cơ hội QHTD : Quan hệ tình dục
    TCMT : Tiêm chích ma tuý
    TVXNTN : Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
    UNAIDS : Chương trình AIDS Liên Hợp Quốc
    (Joinut United Nations Program on HIV/AIDS)
    WHO : (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 7
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1. 1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 9
    1. 2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Giang 12
    1. 3. Thực trạng, người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại phòng 14
    khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang.
    1. 4. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối 16
    với NN HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh
    Bắc Giang
    Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
    2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Thông tin chung của người nhiễm HIV/AIDS 24
    3.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN 32
    HIV/AIDS.
    3.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người 38
    NN HIV/AIDS
    Chương 4 BÀN LUẬN
    4.1. Thực trạng về người nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị tại 43
    phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang
    4.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN 45
    HIV/AIDS.
    4.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người 52
    NN HIV/AIDS
    KẾT LUẬN 57
    KIẾN NGHỊ 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
    PHỤ LỤC 68
    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    Bảng 3. 1 Phân bố người nhiễm HIV/AIDS theo nhóm đối tượng
    24
    Bảng 3. 2 Phân bố người nhiễm HIV/AIDS theo độ tuổi và giới tính 25
    Bảng 3. 3 Phân bố theo nghề nghiệp của NN HIV/AIDS 26
    Bảng 3. 4 Phân bố NN HIV/AIDS theo trình độ học vấn và nơi cư trú. 27
    Bảng 3. 5 Tình trạng hôn nhân của NN HIV/AIDS 28
    Bảng 3. 6 Tình trạng có con của người nhiễm HIV/AIDS 29
    Bảng 3. 7 Tình trạng sống chung của người nhiễm HIV/AIDS 30
    Bảng 3. 8 Thời gian biết nhiễm HIV của người nhiễm HIV/AIDS 31
    Bảng 3. 9 Lý do xét nghiệm HIV của người nhiễm HIV/AIDS 31
    Bảng 3. 10 Thời gian sử dụng ma tuý và TCMT ở NN HIV/AIDS 32
    Bảng 3. 11 Tiêm chích ma tuý trong tháng qua và dùng chung BKT ở 33
    người NN HIV/AIDS
    Bảng 3. 12 Mức độ TCMT trong 1 tháng qua ở người TCMT bị nhiễm 33
    HIV/AIDS
    Bảng 3. 13 Loại bạn tình trong 12 tháng qua của người nhiễm HIV 34
    Bảng 3. 14 Trung bình số lần QHTD trong 30 ngày qua với các loại bạn 35 tình
    Bảng 3. 15 Tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần nhất và luôn luôn BCS trong 35
    12 tháng qua với các loại bạn tình
    Bảng 3. 16 Đã sinh con và có ý định sinh con sau nhiễm HIV của NN 36
    HIV/AIDS đã lập gia đình
    Dự định lập gia đình và sinh con của NN HIV/AIDS chưa lập
    Bảng 3. 17
    GĐ 37
    Bảng 3.18
    Tình hình xét nghiệm HIV của vợ/chồng/người yêu
    37

    Bảng 3. 19 Tư vấn xét nghiệm HIV của người nhiễm HIV/AIDS 38
    Bảng 3. 20 Thái độ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS 38
    Bảng 3. 21 Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS 39
    Bảng 3. 22 Đơn vị hỗ trợ và loại hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS 39
    Bảng 3. 23 Người nhiễm HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ cho phòng 40
    chống HIV trong 6 tháng qua
    Bảng 3. 24 Nơi khám, chữa khi ốm đau của NN HIV/AIDS 41
    Bảng 3. 25 Mong muốn /nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS 42
     
Đang tải...