Thạc Sĩ Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser YAG Q-Switched tại Bệnh viện Da liễu Hà Nộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN THẠC SĨ Y HỌC


    ĐẶT VẤN ĐỀ . . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
    1.1. Cấu trúc da và quá trình tạo sắc tố da 13
    1.1.1. Cấu trúc da . 13
    1.1.2 .Quá trình tạo sắc tố da . 14
    1.2. Phân loại da . 16
    1.3. Khái niệm cơ bản về Laser . 18
    1.3.1. Lịch sử phát minh Laser 18
    1.3.2. Cấu trúc và tính chất cơ bản của laser 20
    1.3.3. Tương tác của tia laser với tổ chức sống 21
    1.4. Bớt Ota . 22
    1.4.1. Một vài nét về lịch sử phát hiện và điều trị bớt Ota 22
    1.4.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của bớt Ota 24
    1.4.3. Sự biến đổi ác tính và kết hợp các bệnh lý khác của bớt Ota . 25
    1.4.4. Chẩn đoán bớt Ota . 27
    1.4.5. Các phương pháp điều trị bớt Ota 29

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 35
    2.2.2. Cỡ mẫu . 35
    2.2. 3. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu 36
    2.2.4. Các bước tiến hành 37
    2.2.5. Xử lý số liệu 42
    2.2.6. Biện pháp khống chế sai số . 42
    2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 42
    2.4. Đạo đức nghiên cứu 43
    2.5. Tổ chức nghiên cứu . 43
    2.6. Hạn chế của đề tài 44

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
    3.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng bớt Ota 45
    3.1.1. Một số đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư của BN bớt Ota . 45
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bớt Ota . 47
    3.2. Hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser QS YAG . 54
    3.2.1. Cải thiện về kích thước và màu sắc bớt Ota sau điều trị laser . 54
    3.2.2. Tuổi điều trị của bệnh nhân và kết quả điều trị 56
    3.2.3. Màu sắc bớt Ota với kết quả điều trị 58
    3.2.4. Vị trí bớt Ota với kết quả điều trị . 60
    3.2.5. Tác dụng không mong muốn kh i đ iều trị bớt Ota bằng Laser
    QS Y AG 62
    3.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với kết quả điều trị . 62

    Chương 4: BÀN LUẬN. . 64
    4.1. Đặc điểm lâm sàng bớt Ota 64
    4.1.1. Đặc điểm giới, tuổi, nghề nghiệp, địa dư của bệnh nhân bớt Ota 64
    4.1.2. Các đặc điểm lâm sàng bớt Ota 67
    4.2. Hiệu quả điều trị bớt Ota bằng laser YAG Q-Switched . 73
    4.2.1. Cải thiện kích thước và sắc tố bớt Ota sau điều trị laser YAG Q- Switched 74
    4.2.2. Liên quan tuổi điều trị với kết quả điều trị . 77
    4.2.3. Màu sắc bớt với kết quả điều trị . 78
    4.2.4. Vị trí thương tổn và kết quả điều trị . 79
    4.2.5. Tác dụng không mong muốn khi điều trị . 80
    4.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau điều trị . 83

    KẾT LUẬN 86
    KHUYẾN NGHỊ . 87

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bớt Ota là một bớt sắc tố bẩm sinh, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1939 bởi hai bác sỹ người Nhật là Ota và Tamino [25]. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những dát màu nâu, nâu tím, tím xanh hoặc xanh đen, vị trí thương tổn có thể vùng má, thái dương hoặc trán, chủ yếu tập trung ở vùng chi phối của nhánh mắt và nhánh hàm trên dây thần kinh sọ số V. Thương tổn của bớt Ota cũng có thể xuất hiện ở kết mạc mắt hoặc niêm mạc miệng hay mũi. Về dịch tễ, trên thế giới bớt Ota không thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh với người Canada 0,014%, châu Á 0,2 -0,6%, bệnh hay gặp nhất tại Nhật với tỷ lệ 1,1% dân số [25], [41].

    Bớt Ota nếu không được điều trị người bệnh sẽ phải mang một mảng tăng sắc tố suốt đời ngày càng đậm lên và lan rộng trên mặt. Bớt Ota tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, làm họ tự ti, mặc cảm với xã hội, hạn chế khả năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy việc điều trị bớt Ota là hết sức cần thiết và chính đáng, giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống.
    Trên thế giới điều trị bớt Ota được tiến hành từ rất sớm, các biện pháp điều trị bao gồm: lột da vùng bệnh lý bằng hóa chất, bào mòn bề mặt da, phẫu thuật cắt bỏ, tạo hình vạt da hoặc vá da rời. Tuy nhiên những biện pháp trên hiệu quả không cao và có nhiều biến chứng như tạo sẹo xấu, tăng sắc tố. Công nghệ Laser ra đời và ứng dụng trong điều trị các bệnh sắc tố da đã mang lại kết quả hết sức khả quan và ít biến chứng. Một số loại La ser thường được sử dụng trong điều trị bớt Ota như Laser Q-switched Alexaderite (bước sóng 755 nm), Laser Q-switched Ruby (bước sóng 694 nm) và Laser Q-
    switched Nd:Y AG (bước sóng 1064 nm/523nm) đã mang lại những kết quả rất cao.
    Tại Việt Nam điều trị bớt Ota được thực hiện chủ yếu ở chuyên khoa Phẫu Thuật Tạo Hình và chuyên khoa Da Liễu. Tu y chưa có công bố nào về tỷ lệ mắc bệnh Ota trong dân số, nhưng hàng năm số lượng bệnh nhân bớt Ota đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương và Bệnh viện Da Liễu Hà Nội khá cao. Điều trị bớt Ota là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và thiết thực của người bệnh, giúp mang lại cho họ sự tự tin. Mặc dù vậy chúng tôi cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về bớt Ota và hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser YAG Q-Switched tại Việt Nam.
    Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser YAG Q-Switched tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội nhằm đạt được những mục tiêu sau:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bớt Ota
    2. Đánh giá hiệu quả điều trị bớt Ota bằng Laser YAG Q-Switched tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội
     
Đang tải...