Tiến Sĩ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự đột biến gen K- ras ở bệnh nhân polyp và ung thư đại trực tràn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ung thư (UT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Dựa trên ước tính tình hình ung thư toàn cầu năm 2008 (GLOBOCAN 2008), trên thế giới có khoảng 12.700.000 trường hợp UT và 7.600.000 trường hợp tử vong do UT trong năm 2008 [75].
    Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là nguyên nhân gây tử vong cao hàng thứ 3 trong các tử vong do UT nói chung. Theo Hiệp hội phòng chống UT quốc tế (Union for International Cancer Control - UICC), ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 1.000.000 trường hợp UTĐTT mới được phát hiện và khoảng hơn 500.000 người chết vì căn bệnh này [36]. Tỉ lệ mắc bệnh giữa các vùng miền, các châu lục có sự khác nhau. Ở Việt Nam, UTĐTT đứng thứ 5 sau các UT của dạ dày, phổi, vú và vòm họng. Trong UT đường tiêu hóa thì UTĐTT đứng thứ 2, sau UT dạ dày. Theo thống kê của Bệnh viện K Hà Nội, tỉ lệ mắc UTĐTT là 9% tổng số bệnh nhân (BN) UT nói chung. Tuy nhiên, so với các UT của đường tiêu hóa thì UTĐTT là loại có tiên lượng tốt nhất [1], [8], [18], [19].
    Cơ chế hình thành và phát triển của UTĐTT là do biến đổi và tích lũy các gene trong tế bào của niêm mạc đại trực tràng (ĐTT). Sự tích lũy dần các biến dị di truyền thường phải trải qua nhiều năm (từ 10 - 20 năm), và điều này phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ học di truyền về diễn biến của UTĐTT trải qua nhiều bước [32], [76].
    Sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghệ y sinh, hiện nay đã cho phép xác định tương đối chính xác, đầy đủ và nhanh hầu như tất cả các dạng đột biến quan trọng trong những dòng tế bào UT phổ biến như UT phổi, u lympho ác tính, UTĐTT . Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù mang nhiều đột biến nhưng khả năng phát triển của tế bào UT dường như lại lệ thuộc chủ yếu vào nguồn tín hiệu sinh trưởng của một hoặc một nhóm gene sinh UT (oncogene) nhất định. Những oncogene này mã hóa các protein đóng vai trò mắt xích trong các con đường tín hiệu nội bào. Những đột biến này làm cho các tế bào UT có khả năng tăng sinh vô hạn, liên tục phân chia và thực hiện quá trình xâm lấn, di căn Tuy nhiên, chính đặc điểm này cũng làm phơi bày “gót chân Achilles” của tế bào UT. Bằng việc “đánh sập” các oncogene chủ chốt như HER2, K-RAS, β-catenin, cyclin E, B-Raf bằng công nghệ iRNA, các nhà khoa học đã thành công trong việc ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào UT in vitro [49]. Những nghiên cứu trên mô hình chuột biến đổi gene tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các gene đích trong nhiều bệnh UT, trong đó có oncogene K-ras trong UTĐTT [74] . Từ những bằng chứng trên, một thế hệ mới các thuốc điều trị UT có khả năng tác động chính xác tới các đích tiềm năng trong tế bào UT đã ra đời - đó là liệu pháp điều trị đích.
    Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về UTĐTT, nhưng chủ yếu là về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học (MBH), còn ít thấy có những nghiên cứu về đột biến gene trong UT nói chung và trong UTĐTT nói riêng. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sự đột biến gene K-RAS và mối liên quan đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư đại trực tràng” được tiến hành nhằm 2 mục tiêu chính sau:
    1. Nghiên cứu tình trạng đột biến gene K-RAS ở bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến gene K-RAS với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và nồng độ CEA ở bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...