Thạc Sĩ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh chảy máu trong sọ là tình trạng chảy máu trong não, vị trí chảy máu có thể là ngoài màng cứng, dưới màng cứng,khoang dưới nhện, nhu mô não, quanh não thất và trong não thất. Đây là tình trạng bệnh cấp cứu hay gặp với tỉ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề.Bệnh có tính đa dạng về đặc điểm dịch tễ , lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh theo từng lứa tuổi.
    Theo Malcomlm và cộng sự (1978) [35] 70% trường hợp mổ xác sơ sinh có XHNMN ở mức độ khác nhau và xuất huyết trong não thất hay gặp nhất. Theo nghiên cứu của Đại học Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ(2003-2005) [51], trong số trẻ sinh non từ 23-33 tuần có 13% trẻ bị XHNT, tỉ lệ này phân bố khác nhau ở các nhóm theo cân nặng: 501-1000 gr là 37%, 1001-1500 là 10%, 1501-2000gr là 5%. Theo Vũ Thị Thu Nga (2008) nghiên cứu tại khoa sơ sinh, viện Nhi Trung ương, trẻ đẻ non dưới 37 tuần tỉ lệ mắc bệnh là 30,9%, tỉ lệ mắc bệnh có chiều hướng tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng[4]. Theo Murphy và cộng sự [53]tỉ lệ tử vong do XHNMN là 5,3% ở trẻ đẻ non dưới 2100gr tại Viện nhi Paris( 1992- 1994).
    Nguyên nhân gây chảy máu trong sọ ở trẻ sơ sinh có thể do chấn thương sản khoa, giảm tỉ lệ prothrombin, đặc điểm của hệ cầm máu ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, thời gian chuyển dạ, ngạt do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt thường gặp ở trẻ đẻ non, thấp cân.
    Ở trẻ bú mẹ ngoài lứa tuổi sơ sinh, nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết não là thiếu vitamin K. Bệnh gặp nhiều ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam: Hà Nội có tỉ lệ mắc bệnh 110,5/100.000 trẻ sinh, Hà Tây 124,2/100.000 trẻ sinh. Tỉ lệ này cao gấp 20 lần của các nước Đức, Hà Lan và gấp 2-4 lần so với Thái Lan. Từ những thập niên 60 các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Hà Lan đã đặt ra vấn đề tiêm phòng vitamin K cho tất cả các trẻ sơ sinh, đến thập niên 80 chương trình này được khuyến cáo áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ thực hiện chương trình này nên bệnh chảy máu trong sọ hầu như hoàn toàn biến mất ở các nước có áp dụng chương trình. Ngoài ra, có một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: bệnh lý gan mật bẩm sinh, RLĐM
    Đối với trẻ lớn ngoài lứa tuổi bú mẹ đến thanh thiếu niên tỉ lệ mắc bệnh thấp , theo Rochester và Minnesota [44] cho thấy tỉ lệ mắc hang năm là 2,52/100.000 trẻ. Con số này rất thấp so với tỉ lệ mắc bệnh 100-130/ 100.000 trẻ sinh của nhóm sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chảy máu trong sọ chủ yếu là do dị dạng mạch máu não. Theo nghiên cứu của khoa Phẫu thuật thần kinh, bệnh viện Tuen Mun , Hồng Kông từ tháng 1-1992 đến 12-2008[pubmed] tìm thấy 40 trẻ có dị dạng mạch não và trong số đó có 32 trẻ(80%) có biểu hiện của xuất huyết não, tuổi từ 7-204 tháng với tuổi trung bình là 100,5 tháng.
    Trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển: xét nghiệm sinh học và đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh với kĩ thuật CLVT, MRI , chụp mạch não mã hóa số nền , bệnh chảy máu trong sọ được phát hiện ngày càng nhiều và ở giai đoạn sớm. Kèm theo đó là trình độ nhân viên y tế được nâng cao. Vì vậy, số trẻ được cứu sống tăng lên.
    Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn(1998-1999)[5] tỉ lệ tử vong do XHNMN ở trẻ sơ sinh từ 4,3%-6,7% , đứng tứ 9 trong 10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em Việt Nam.Theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự [3]đã xác định được tỉ lệ mắc bệnh chảy máu trong sọ ở Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây là 110-130/100.000 trẻ sinh, tỉ lệ tử vong đối với nhóm tuổi này từ 14-25% trường hợp ở bệnh viện Hà Nội và địa phương. Theo nhiên cứu gần đây XHNMN ở trẻ nhỏ do giảm tỉ lệ Prothrombin có xu hướng gia tăng. Hàng năm có khoảng 150-200 trẻ mắc bệnh vào Viện nhi Hà Nội.
    Qua đó chúng tôi thấy được tầm quan trọng của vấn đề và để góp phần hiểu rõ hơn về bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em giúp công tác phòng, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi" với mục tiêu sau:

    1.Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi.
    2.Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ 1-24 tháng tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...