Chuyên Đề Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La
    Về xã hội: Sơn La là một tỉnh miền núi, có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10 huyện) với 12 dân tộc cùng sinh sống. Dân số của tỉnh, theo số liệu thống kê năm 2006, là trên 1 triệu người. Trong đó, dân số ở khu vực nông thôn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 88,7%; khu vực thành thị chiếm 11,3%. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 541 ngàn người, chiếm 54% dân số toàn tỉnh. Lao động nông, lâm nghiệp chiếm gần 90% tổng số lao động. Lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và chế biến chiếm khoảng 10%.
    Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống cách mạng, đoàn kết, yêu nước. Chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng trên địa bàn luôn được đảm bảo.
    Trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của lao động ở Sơn La còn thấp so với yêu cầu phát triển. Cả tỉnh hiện nay chỉ có 01 trường đại học, 01 trường cao đẳng, một số trường trung cấp và trung tâm đào tạo nghề. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và lao động ở tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội và các tỉnh khác. Điều này cũng gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Về kinh tế: Trong những năm qua, với sự giúp đỡ nhiều mặt của Trung ương, sự nỗ lực cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế của tỉnh Sơn La đã có những bước chuyển biến tích cực.
    Tổng GDP của tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2006-2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...