Luận Văn Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của công ty dệt kim Thăng Long

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Cty dệt kim Thăng Long



    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau quá trình học tập trên ghế nhà trường, mỗi một sinh viên trước khi ra trường đều phải qua một thời gian rèn luyện trong môi trường thực tế , đó là thời gian đi thực tập tại các công ty, các cơ quan Nhà nước sao cho phù hợp với những kiến thức mà mình đã được học .
    Với những kiến thức học được về chuyên ngành QTKDTH em đã đi thực tập tại Công ty dệt kim Thăng Long.
    Thông qua thực tập tốt nghiệp để củng cố và nâng cao kiến thức đã học, bước đầu vận dụng kiến thức vào quản trị kinh doanh ở công ty dệt kim Thăng Long. Đồng thời quán triệt nguyên lý giáo dục “ gắn nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn”.
    Vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang bị vào việc phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh, bước đầu có những kiến nghị hợp lý và thiết thực tại Công ty dệt kim Thăng Long.
    Cũng qua thời gian thực tập tại đây, em cũng sẽ rèn luyện được phương pháp công tác, tác phong của người cán bộ, quan điểm thái độ lao động, ý thức phục vụ, năng lực tổ chức vận động quần chúng .
    Được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Huyền và các cô chú trong phòng kế hoạch vật tư tại công ty dệt kim Thăng Long, sau hai tuần thực tập tại đây em đã hoàn thành được báo cáo thực tập tổng hợp.
    Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính
    I: Quá trình xây dựng và phát triển của công ty dệt kim Thăng Long
    cho đến nay.
    II: Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của công ty dệt kim Thăng Long.
    III: Hiệu quả kinh doanh trong một số năm gần đây và phương hướng
    phát triển trong các năm tới.

    I : QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG CHO ĐẾN NAY.
    Công ty dệt kim Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội được thành lập năm 1959 trên cơ sở công tư hợp doanh giữa Nhà nước và xưởng dệt Cự Doanh của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Căn với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp dệt kim Cự Doanh.
    Tính đến nay, công ty dệt kim Thăng Long đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh được hơn 40 năm. Quá trình hình thành và phát triển được xem xét qua 2 giai đoạn như sau:
    1 Giai đoạn từ 1959- 1991:
    Từ khi thành lập cho đến năm 1975, công ty mang tên là Xí nghiệp Dệt Cự Doanh với sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là áo may ô, áo lót nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và trang bị cho quân đội với sản lượng từ 1-2 triệu chiếc/ năm.
    Từ năm 1976, công ty bắt đầu tham gia sản xuất hàng xuất khẩu trong khuôn khổ Nghị định thư với các nước XHCN anh em như Liên Xô, Hungary, Tiệp Khắc, CHDC Đức v.v . với sản lượng hàng năm 3-4 triệu sản phẩm, trong đó 60% là xuất khẩu.
    Năm 1977, Công ty được Nhà nước đầu tư hơn 30 chiếc may dệt kim tròn và 200 máy may chuyên dùng do CHDC Đức sản xuất để thay thế những máy móc cũ do Cự Doanh để lại nhằm tăng hơn nữa sản phẩm xuất khẩu.
    Năm 1981, được sự đồng ý của Nhà nước, Xí nghiệp Cự Doanh và hãng PLEAS của Tiệp Khắc đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất dài hạn trong khuôn khổ Nghị định thư theo đó phía PLEAS sẽ cung cấp sợi theo điều kiện CIF Hải Phòng, phía Dệt kim Cự Doanh chịu trách nhiệm sản xuất quần áo dệt kim theo mẫu mã của bạn đưa sang và xuất khẩu sản phẩm theo điều kiện FOB Hải Phòng.
    Tuy nhiên, trong thời gian này các doanh nghiệp dệt may nói chung và Xí nghiệp dệt Cự Doanh nói riêng đều không được phép xuất-nhập khẩu trực tiếp mà phải thông qua các Tổng công ty chuyên ngành. Do đó toàn bộ việc xuất khẩu của Xí nghiệp lúc đó đều phải uỷ thác qua Tổng công ty Xuất nhập khẩu hàng dệt Việt Nam ( TEXTIMEX ).
    Đây là năm đầu thực hiện hợp đồng, sản lượng đã tăng hơn 5 triệu chiếc/ năm trong đó xuất khẩu sang Tiệp Khắc là 3 triệu sản phẩm, Liên Xô 1 triệu sản phẩm, còn lại là cung cấp cho quốc phòng và người tiêu dùng trong nước.
    Do sự phát triển sản xuất của Xí nghiệp dệt Cự Doanh nhưng lại hạn chế vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, năm 1982 UBND Thành phố Hà Nội cho phép Xí nghiệp dệt Cự Doanh sát nhập với xí nghiệp may mặc Hà Nội ( là một xí nghiệp chuyên may hàng dệt thoi có mặt bằng nhà xưởng rộng khoảng 7.000m2 nhưng đang trong thời kỳ thiếu việc làm ) và đổi tên thành Công ty
    Dệt kim Thăng Long như hiện nay.
    Năm 1982-1991, có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của công ty dệt kim Thăng Long. Công ty luôn có hợp đồng ổn định, mặt bằng nhà xưởng rộng rãi, công ty đã đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất và xuất khẩu một cách nhanh chóng. Với hơn 2000 lao động, sản lượng sản phẩm mỗi năm một tăng lên. Từ năm 1985 trở đi sản lượng luôn duy trì ở mức 8-9 triệu sản phẩm/ năm, trong đó 6 triệu sản phẩm xuất khẩu sang Tiệp Khắc với hơn 40 chủng loại mặt hàng, 1,5 triệu xuất khẩu sang Liên Xô còn lại là tiêu thụ trong nước.
    Tính đến ngày 1/1/1986 tổng số vốn và tài sản của công ty dệt kim Thăng Long là:
    Vốn cố định: 22.837.600 VND
    Vốn lưu động: 74.791.800 VND
    Như vậy, công ty đang hoạt động trong giai đoạn nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn khủng hoảng về nhiều mặt. Đúng vào thời điểm này, Đảng và nhân dân ta đang cố gắng hết sức mình để cho ra đời nhiều chính sách mới, đặc biệt là Đại hội Đảng VI đã đánh dấu bước quyết định cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đi lên của nền kinh tế Việt Nam. Ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế, Công ty dệt kim Thăng Long đã coi đây là một thách thức để khẳng định mình trên thị trường.
    2 Giai đoạn từ năm 1991-2001
    Vào giữa năm 1991, khi Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, là một sự kiện gây nhiều khó khăn cho cả ngành Dệt may Việt Nam bởi trước đây hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta chủ yếu xuất sang các nước này. Trước sự khó khăn chung của toàn ngành, Công ty dệt kim Thăng Long cũng gặp không ít khó khăn:
    Mất thị trường truyền thống;
    Thiếu việc làm;
    Công nhân thu nhập thấp;
    Khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường thấp do máy móc thiết bị đã xuống cấp;
    Trình độ quản lý hạn chế do còn nhiều năm làm việc trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ổn định.
    Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, lãnh đạo công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm thêm 10 máy dệt mới, 1 máy nhuộm cao cấp của Hàn Quốc, hơn 100 máy may chuyên dụng của Nhật và Đài Loan để có thể sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
     
Đang tải...