Luận Văn Đặc điểm khoáng hóa vàng khu vực Suối Linh – Sông Mã Đà và triển vọng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Khu vực Suối Linh–Sông Mã Đà thuộc vùng quặng Vĩnh An, phía tây nam
    đới Đà Lạt. Khoáng hóa vàng phân bố chủ yếu trong granitoid thuộc phức hệ Định Quán; ít
    hơn trong đới tiếp xúc với các trầm tích lục nguyên-carbonat tuổi Jura thuộc 2 hệ tầng Đăk
    Rông và Mã Đà. Các đá vây quanh bị biến đổi nhiệt dịch mạnh mẽ là sericit hóa, thạch anh
    hóa, clorit hóa và epidot hóa. Thân quặng dạng mạch, đới mạch, theo các phương khác nhau:
    chủ yếu là đông bắc-tây nam và tây bắc-đông nam; thứ yếu là á kinh tuyến và á vĩ tuyến.
    Chúng liên quan với đứt gãy chính đông bắc-tây nam. Khoáng vật quặng 5ư20%, chủ yếu
    pyrit, arsenopyrit, galena, sphalerit, chalcopyrit, vàng tự sinh và electrum.Khoáng hóa có
    nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình-thấp(125ư2700C) liên quan đến granitoid vôi-kiềm
    hình thành trong cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ vào Mesozoi muộn, thuộc kiểu mỏ
    vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch với 2 kiểu khoáng: vàng thạch anh–pyrit– arsenopyrit và
    vàng-thạch anh-sulphur đa kim; đây cũng là 2 giai đoạn tạo sản phẩm. Chỉ bị bóc mòn đến
    phần trên của đới giữa quặng nên khoáng hóa vàng có triển vọng với quy mô mỏ khoáng nhỏ.
    Với đặc điểm khoáng hóa trên, điểm vàng khu vực này có tiềm năng, cần được tiếp tục quan
    tâm nghiên cứu.
    Từ khóa: Suối Linh, khoáng hóa vàng, kiểu mỏ, kiểu khoáng, vàng – thạch anh – sulphur
    dạng mạch, vàng thạch anh–pyrit– arsenopyrit, vàng-thạch anh-sulphur đa kim.
    Khu vực Suối Linh – Sông Mã Đà thuộc vùng quặng Vĩnh An, phía tây nam đới sinh
    khoáng Đà Lạt; gồm 2 vùng liền kề: vùng Suối Linh (phía đông), thuộc xã Hiếu Liêm, huyện
    Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và vùng Sông Mã Đà (phía tây) thuộc xã Tam Lập, huyện Phú Giáo,
    tỉnh Bình Dương.
    Sau 1975, các thành tạo địa chất được xác lập đến nay vẫn thể hiện tính đúng đắn như: loạt
    Bản Đôn (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1980), phức hệ Định Quán (Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân
    Bao, 1979). Sau đó, loạt Bản Đôn được tách thành điệp Dray Linh (Nguyễn Đức Thắng và
    nnk, 1986) hoặc hệ tầng Dray Linh (Ma Công Cọ và nnk, 1987); về sau, được tách thành các
    hệ tầng: Mã Đà và Đăk Rông (Ma Công Cọ và nnk, 2007).
    Từ 1985, vàng gốc được phát hiện và khai thác trong đới tiếp xúc granitoid với đá trầm
    tích lục nguyên-carbonat tuổi Jura ở vùng Suối Linh; đến 1994, Liên đoàn Địa chất 6, tìm
    kiếm chi tiết hóa. Sau đó, Cty Donavik và Cty Khoáng sản Đồng Nai khai thác thử nghiệm ở
    khu Tổng Kho (1994-1996). Công ty Địa chất-Khoáng sản 6 tìm kiếm đánh giá điểm vàng
    Suối Linh vào 1995-1998. Tác giả và nnk (1998, 2001) nghiên cứu bổ sung xác định kiểu và
    nguồn gốc khoáng hóa vàng ở đây. Điểm vàng Sông Mã Đà được Đoàn Địa chất I phát hiện và
    điều tra chi tiết vào 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...