Thạc Sĩ Đặc điểm hoàn lưu và mưa khu vực Việt Nam thời kỳ front Mei-yu điển hình

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/7/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Mưa, đặc biệt mưa lớn diện rộng trên địa hình phức tạp, là một vấn đề hết sức quan
    trọng, cấp thiết và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mưa nhiều có thể dẫn
    đến các hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất làm thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và
    các hoạt động kinh tế xã hội. Trong dự báo Synốp, mưa lớn mùa hè tại khu vực Bắc
    Bộ của Việt Nam có liên quan tới một vài dạng hình thế thời tiết cơ bản, một trong
    những kiểu hình thế thời tiết đó là front Mei-yu. Front Mei-yu là front tựa tĩnh cận
    nhiệt đới đã được rất nhiều các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản nghiên cứu
    vì nó là nguyên nhân gây ra mưa lớn cùng lũ lụt ở Nam Trung Quốc và Đài Loan
    trong Tháng 5, Tháng 6 và Nhật Bản trong Tháng 6, Tháng 7. Ví dụ như công trình
    nghiên cứu của các tác giả Qian, Tao và Lau (2004) đã sử dụng mô hình MM5 của
    Đại học Pennsylvania – NCAR và mô hình đất – khí quyển – mây của Trung tâm
    Hàng không Goddard – NASA để nghiên cứu “Các cơ chế gây mưa lớn gắn với sự
    phát triển của front Mei-yu trong thời kỳ gió mùa ở biển Đông năm 1998”, qua đó
    các tác giả đã chỉ ra lượng ẩm được vận chuyển bởi dòng xiết mực thấp tây nam ở
    phần đông nam của cao nguyên Tibet làm tăng cường lượng giáng thủy Mei-yu.
    Trong nghiên cứu về “Hệ thống mây đối lưu qua cao nguyên Tibet và sự tác động
    của chúng đối với những nhiễu động qui mô vừa trong dải front Mei-yu”, Yasunari
    (2006) đã sử dụng số liệu phân tích gió mùa Châu Á và số liệu vệ tinh khí tượng địa
    tĩnh để chỉ ra dòng nhiệt mực thấp qui mô cao nguyên gắn với các mây đối lưu là
    nguyên nhân hình thành nên đường hội tụ và sự vận chuyển ẩm từ phía nam cao
    nguyên Tibet cần thiết để phát triển các ổ mây đối lưu. Nghiên cứu của Xu và các
    đồng tác giả (2009) về “Đặc trưng mưa và những đặc điểm đối lưu của hệ thống
    giáng thủy Mei-yu qua phía nam Trung Quốc, Đài Loan và biển Đông qua hệ thống
    đo mưa vệ tinh TRMM” đã chỉ ra những biến đổi đa dạng của cấu trúc đối lưu trong
    các giai đoạn tồn tại cũng như gián đoạn của dải mưa Mei-Yu. Hai tác gỉa Sampe
    và Xie (2010) đã sử dụng số liệu tái phân tích để chỉ ra “Động lực qui mô lớn của
    dải mưa Mei-yu với lực tác động môi trường là dòng xiết gió tây”, trong đó nhấn
    mạnh vai trò của bình lưu nhiệt và hội tụ ẩm. Theo các nghiên cứu nói trên, rõ ràng
    là front Mei-yu cũng là hệ thống tác động chính đến lượng mưa mùa hè tại phía bắc
    Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa
    4
    được thực hiện mặc dù trong nhiều trường hợp front này có thể xuất hiện trên hoặc
    sát khu vực Việt Nam. Do vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu sâu và
    đúng đắn hơn về tác động của kiểu hình thế thời tiết này đến chế độ mưa tại Việt
    Nam, tôi đã tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hoàn lưu và mưa khu vực Việt Nam thời kỳ front Mei-yu điển hình”.
    Bố cục luận văn gồm các phần:
    Chương 1: Tổng quan về front Meiyu
    Chương 2: Cấu hình mô phỏng số và nguồn số liệu
    Chương 3: Một số kết quả mô phỏng bằng mô hình RAMS.
    Kết luận.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FRONT MEIYU 5
    1.1. Khái niệm về front Meiyu . 5
    1.2. Các giai đoạn phát triển của front Meiyu . 5
    1.3. Mối liên hệ giữa Meiyu và Baiu 6
    1.4. Hoàn lưu và các quá trình nhiệt, ẩm của front Meiyu . 7
    1.5. Các nhân tố tác động đến front Meiyu – Baiu .12
    1.5.1. Vai trò của địa hình 12
    1.5.2. Vai trò của dòng xiết gió tây trên cao .13
    1.5.3. Vai trò của các nhiễu động qui mô vừa .16
    1.6. Các đặc điểm về mưa Meiyu 17
    1.6.1. Sự phân bố của dải mưa Meiyu 17
    1.6.2. Phân bố mưa 18
    CHƯƠNG II. CẤU HÌNH MÔ PHỎNG SỐ VÀ NGUỒN SỐ LIỆU .21
    2.1. Giới thiệu về mô hình RAMS .21
    2.2. Cấu hình miền tính 23
    2.3. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu 24
    2.4. Trường tái phân tích của một số trường hợp mô phỏng front Meiyu 24
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG .41
    3.1. Trường hợp 1: Năm 2003 41
    3.1.1. Đặc điểm hoàn lưu thời kỳ front Meiyu 41
    3.1.2. Vận chuyển ẩm 43
    3.1.3. Mưa Meiyu 45
    3.1.4. Vai trò của dòng xiết trên cao .48
    3.2. Trường hợp 2: Năm 2005 52
    3.2.1. Đặc điểm hoàn lưu thời kỳ front Meiyu 52
    3.2.2. Vận chuyển ẩm 54
    3.2.3. Mưa Meiyu 55
    3.2.4. Vai trò của dòng xiết trên cao .59
    3.3. Trường hợp 3: Năm 2006 62
    3.3.1. Đặc điểm hoàn lưu thời kỳ front Meiyu 63
    3.3.2. Vận chuyển ẩm 65
    3.3.3. Mưa Meiyu 66
    3.3.4. Vai trò của dòng xiết trên cao .69
    3.4. Trường hợp 4: Năm 2007 73
    3.4.1. Đặc điểm hoàn lưu thời kỳ front Meiyu 73
    3.4.2. Vận chuyển ẩm 75
    3.4.3. Mưa Meiyu 76
    3.4.4. Vai trò của dòng xiết trên cao .79
    KẾT LUẬN .83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...