Thạc Sĩ Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Lịch sử vấn đề 2
    4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 8
    6. Ý nghĩa khoa học . 9
    7. Kết cấu của luận án . 9
    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1 .Tiểu dẫn 10
    1.2. Hình thức và những vấn đề liên quan đến hình thức của văn bản .11
    1.2.1. Khái niệm hình thức .11
    1.2.2. Những vấn đề liên quan đến hình thức của văn bản thơ ca dân gian 12
    1.3. Ngữ nghĩa và những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của văn bản . 27
    1.3.1. Khái niệm ngữ nghĩa 27
    1.3.2. Những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của văn bản .30
    1.4. Thơ ca dân gian và thơ ca dân gian Quảng Nam 44
    1.4.1. Thơ ca dân gian . 44
    1.4.2. Thơ ca dân gian Quảng Nam .47
    1.5. Tiểu kết chương 1 51
    Chương 2
    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ CA DÂN GIAN QUẢNG NAM
    2.1. Đặc điểm hình thức thể hiện qua vần, nhịp 53
    2.1.1. Vần trong thơ ca dân gian Quảng Nam . 53
    2.1.2. Nhịp trong thơ ca dân gian Quảng Nam 68
    2.2 Đặc điểm hình thức thể hiện qua từ ngữ . 75
    2.2.1. Lớp từ địa phương . 75
    2.2.2. Lớp từ địa danh . 97
    2.3. Đặc điểm hình thức thể hiện qua các phương tiện và biện pháp tu từ 113
    2.3.1. Nghệ thuật chơi chữ . 113
    2.3.2. Nghệ thuật dẫn ngữ . 125
    2.4. Tiểu kết chương 2 132
    Chương 3
    ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THƠ CA DÂN GIAN
    QUẢNG NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HÌNH THỨC VÀ NGỮ NGHĨA
    3.1. Cấu trúc thông tin . 134
    3.2. Nghĩa chủ đề và nghĩa liên nhân 138
    3.2.1. Nghĩa chủ đề 138
    3.2.2. Nghĩa liên nhân thể hiện qua vai giao tiếp . 146
    3.3. Nghĩa câu chữ và hàm ý . 155
    3.3.1. Nghĩa câu chữ trong thơ ca dân gian Quảng Nam 155
    3.3.2. Hàm ý trong thơ ca dân gian Quảng Nam 158
    3.4. Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa trong thơ ca dân gian Quảng Nam 169
    3.4.1. Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa qua trật tự tuyến tính . 169
    3.4.2. Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa qua liên kết 178
    3.4.3. Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa qua một số văn bản cụ thể 180
    3.5. Tiểu kết chương 3 202
    KẾT LUẬN . 204
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1 Ngày nay, việc tiếp cận các đặc trưng hình thức - ngữ nghĩa của các thể loại thơ ca từ góc độ ngôn ngữ học là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm và thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn. Nhưng thơ ca dân gian Quảng Nam chỉ mới dừng lại ở mức độ sưu tầm, giới thiệu. Việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại để xem xét các yếu tố hình thức, các yếu tố nghĩa cũng như mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa của đối tượng này chưa được đề cập một cách có hệ thống.
    1.2 Quảng Nam là một tỉnh có bề dày về truyền thống văn hoá, lịch sử. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian của tỉnh nhà là việc làm cần thiết, góp phần quảng bá vốn văn hoá địa phương.
    1.3 Văn học dân gian Quảng Nam là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân gian Quảng Nam còn giấu mình trong những đặc trưng riêng biệt của vùng đất và con người xứ Quảng - nhất là bộ phận thơ ca dân gian. Hiện tại chúng vẫn chưa được nghiên cứu, giới thiệu một cách xứng đáng.
    1.4 Việc giảng dạy văn học dân gian địa phương, phương ngữ học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay thật sự cần những công trình nghiên cứu văn học dân gian địa phương ở phương diện ngôn ngữ.
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn: “Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam là tìm hiểu đặc trưng của mặt “cái biểu hiện” trong quan hệ với “cái được biểu hiện”. Bởi hình thức của ngôn ngữ bao giờ cũng ẩn chứa một nội dung, ý nghĩa nhất định. Qua việc nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng làm bộc lộ các đặc điểm về nếp nghĩ, về hành động và về văn hóa của người dân địa phương.
    3. Lịch sử vấn đề
    Nếu như thơ ca dân gian của các khu vực khác đã được nghiên cứu nhiều, với nhiều công trình có giá trị, nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến thì hầu hết các công trình về thơ ca dân gian Quảng Nam chỉ dừng lại ở công việc sưu tầm, giới thiệu. Tiêu biểu nhất là các công trình sưu tầm, giới thiệu của Nguyễn Văn Bổn. Các công trình của ông đã tập hợp tương đối đầy đủ thơ ca dân gian Quảng Nam. Đây chính là nguồn ngữ liệu quý báu cho việc nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, còn có một số bài viết riêng lẻ được đăng ở các tạp chí của địa phương
    Kế thừa và trân trọng những thành quả của các tác giả đi trước, chúng tôi xem đây là những tư liệu hết sức quý báu giúp tìm hiểu đề tài này.
    4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam. Do vậy, nguồn ngữ liệu chính là thơ ca dân gian ở địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng, thường gọi chung là xứ Quảng hay Quảng Nam đã được sưu tầm thành văn trong các tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn và một số tư liệu điền dã.
    Những nhiệm vụ chính của đề tài là:
    - Thu thập tư liệu để thấy được sự phong phú về số lượng, đa dạng về hình thức của các thể thơ ca dân gian Quảng Nam.
    - Phân loại tư liệu theo yêu cầu của từng phần để xác định những hiện tượng thuộc về hình thức, những hiện tượng thuộc về nghĩa
    - Làm rõ đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam.
    - Làm rõ quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam để khẳng định tính thống nhất của văn bản. Khi cần thiết, có thể so sánh với thơ ca dân gian nói chung hay của địa phương khác để thấy được những đặc trưng riêng biệt của thơ ca dân gian Quảng Nam.
    Từ đó, vẽ một bức tranh đa diện về thơ ca dân gian Quảng Nam, tìm hiểu thêm và sâu hơn một số cơ sở xác định về vốn văn hóa dân gian Quảng Nam cũng như những giá trị về nhận thức, văn hóa của vùng đất này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp được lựa chọn sử dụng để nghiên cứu đề tài là: phương pháp điều tra điền dã, thống kê ngôn ngữ học, phân tích và so sánh.
    Việc giải quyết các vấn đề đặt ra đòi hỏi phải vận dụng vốn kiến thức của ngôn ngữ học hiện đại vào việc phân tích nguồn ngữ liệu đã được thu thập và chọn lựa. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích hình thức và ngữ nghĩa để tìm ra những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa nổi trội của các thể thơ ca dân gian xứ Quảng.
    Ngoài ra, các thủ pháp nghiên cứu chung như thống kê, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp cũng được sử dụng.
    6. Ý nghĩa khoa học
    - Giúp khẳng định các đặc điểm về mặt hình thức và ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam, là cơ sở để hiểu thêm về phong tục, tập quán và con người địa phương và là cơ hội góp phần quảng bá vốn văn hóa địa phương.
    - Góp thêm một cứ liệu trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá, văn học dân gian và văn hoá dân gian.
    - Là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian địa phương, ngôn ngữ địa phương trong nhà trường.
    - Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương.
    7. Kết cấu luận án
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương:
    Chương 1 Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
    Chương 2 Đặc điểm hình thức của thơ ca dân gian Quảng Nam.
    Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thơ ca dân gian Quảng Nam và mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa.
    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1. Hình thức và những vấn đề liên quan đến hình thức của văn bản
    1.1.1. Khái niệm hình thức
    Hình thức là một trong hai mặt của sự vật. Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt là hình thức và nội dung. Hình thức thường được hiểu là cái bên ngoài, còn nội dung là cái bên trong. Hai mặt này vừa đối lập vừa thống nhất với nhau. Theo F. de Saussure, trong ngôn ngữ học, hình thức là cái biểu hiện trong quan hệ với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện và cái được biểu hiện không tồn tại như những thực thể tách rời nhau mà chúng thống nhất với nhau.
    Trong văn học, hình thức là tất cả các phương tiện ngôn ngữ được tổ chức thành văn bản nghệ thuật. Hình thức văn bản nghệ thuật thường được phân biệt thành hình thức bên ngoài và hình thức bên trong.
    1.1.2. Những vấn đề liên quan đến hình thức của văn bản thơ ca dân gian
    Những vấn đề thuộc về hình thức của văn bản thơ ca dân gian là vần thơ, nhịp điệu, các lớp từ vựng được sử dụng, các phương tiện và biện pháp tu từ. Bên cạnh đó là bố cục, kết cấu và cấu trúc của văn bản.
    1.1.2.1. Vần, nhịp
    Vần là bộ phận quan trọng trong cơ cấu âm tiết tiếng Việt, mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Và vần trong âm tiết là cơ sở để tạo nên vần trong thơ. Theo Mai Ngọc Chừ (2005), “Vần là sự hoà âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp”. Sự có mặt của vần trong thơ đã đem lại cho thơ những tác dụng nhất định.
    Nhịp hay nhịp điệu và vần là hai hiện tượng khác nhau trong thơ ca nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Đối với thơ ca, sự tồn tại của nhịp điệu mang tính tất yếu. Nhịp có vai trò, tác dụng lớn trong thơ, việc phát hiện nhịp thơ giúp cho việc hiểu đúng văn bản. Nhịp thơ thường được nhận diện thông qua các dấu hiệu như: chỗ ngừng, chỗ nghỉ được phân bố trong dòng thơ, vị trí gieo vần và những “điểm nhấn” trong câu thơ cũng như căn cứ vào ý nghĩa câu thơ, vào mạch thơ, vào dòng cảm xúc của người sáng tác.
    1.1.2.2. Từ
    Từ vựng tiếng Việt được chia thành nhiều lớp khác nhau tùy theo những căn cứ phân loại. Trong thơ ca dân gian Quảng Nam, hai lớp từ được sử dụng nhiều, gây ấn tượng mạnh là từ địa phương và từ địa danh.

    THƯ MỤC TÀI LIỆU
    I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.1. Tài liệu tiếng Việt
    1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam , Tập 4, quyển 1 - Tục ngữ, ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    2. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt tự điển, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn.
    3. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    4. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng Nam (2004), Tìm hiểu con người xứ Quảng.
    5. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    6. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    8. Diệp Quang Ban (2003) Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    9. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    11. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    12. Nguyễn Nhã Bản (1993), “Bàn thêm về hình thức của hát dặm Nghệ Tĩnh”, Văn hoá dân gian, số 1.
    13. Nguyễn Nhã Bản (1995), “Nhát cắt thời gian trong tâm thức người Nghệ”, Ngôn ngữ, số 4, Hà Nội.
    14. Nguyễn Nhã Bản, Phan Thị Vẽ (1997), “Chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, số 2, Hà Nội.
    15. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hoá thông tin.
    16. Nguyễn Nhã Bản, Phan Xuân Đạm (2000), “Địa danh trong thơ ca dân gian Nghệ - Tĩnh”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
    17. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hoá của người Nghệ - Tĩnh (trên dẫn liệu ngôn ngữ), Nxb Nghệ An.
    18. Nguyễn Nhã Bản (2003), Cuộc sống của thành ngữ tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.
    19. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ, thành ngữ trong ca dao, Nxb Nghệ An.
    20. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    21. Võ Bình (1985), “Vần trong thơ lục bát”, Ngôn ngữ, số 1 (số phụ), Hà Nội.
    22. Nguyễn Văn Bổn (2001), “Con người Quảng Nam, từ văn học dân gian nhìn ra phía trước”, Kỷ yếu hội thảo Văn hoá Quảng Nam - những giá trị đặc trưng, Sở Văn hoá TT Quảng Nam.
    23. Hoàng Trọng Canh (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, số 1.
    24. Ngô Văn Cảnh (2000), “Các biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi trong hát Phường Vải Nghệ - Tĩnh”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
    25. Ngô Văn Cảnh (2003), Đặc trưng hình thức của thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.
    26. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH và GDCN, Hà Nội.
    27. Phan Mậu Cảnh (1998), “Bàn về phát ngôn đơn phần tiếng Việt” (khái niệm, phạm vi, phân loại), Ngôn ngữ, số 1, Hà Nội.
    28. Phan Mậu Cảnh (2000), "Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt", Ngôn ngữ số 8, Hà Nội.
    29. Phan Mậu Cảnh (2003), “Bàn thêm về tính lôgic và những kết cấu phi lý trong văn bản”, Ngôn ngữ và Đời sống, số 8, Hà Nội.
    30. Lê Cận, Phan Thiều (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    31. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), “Thử bàn thêm về thơ lục bát”, Văn hóa dân gian, số 3 và 4, Hà Nội.
    32. Đỗ Hữu Châu (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
    33. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    34. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Nxb GD.
    35. Đỗ Hữu Châu (1998), Giản yếu về Ngữ dụng học, ĐH Huế - Trung tâm đào tạo từ xa.
    36. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    37. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    38. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    39. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    40. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội
    41. Hoàng Thị Châu (1964), “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên riêng”, Thông báo khoa học Văn học - Ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    42. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    43. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1984), Ca dao Nghệ Tĩnh, Sở Văn hóa thông tin Nghệ Tĩnh.
    44. Nguyễn Văn Chiến (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, Hà Nội.
    45. Mai Ngọc Chừ (1984), “Mấy suy nghĩ về nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ ca Việt Nam”, Ngôn ngữ, số 1 (số phụ), Hà Nội.
    46. Mai Ngọc Chừ (1989), “Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của thể lục bát”, Văn hoá dân gian, số 2, Hà Nội.
    47. Mai Ngọc Chừ (1991), “Những đặc điểm của âm tiết tiếng Việt và vai trò của nó trong thơ ca”, Ngôn ngữ số 3, Hà Nội.
    48. Mai Ngọc Chừ (1991), “Những đặc điểm ngữ âm của câu thơ”, Khoa học, số 4, Hà Nội.
    49. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Văn học số 2, Hà Nội.
    50. Mai Ngọc Chừ (2005, tái bản), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
    51. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    52. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (1993), Câu sai và câu mơ hồ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    53. Nguyễn Đức Dân (1997), Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    54. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    55. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Văn học, số 5, Hà Nội.
    56. Xuân Diệu (1967), Đi trên đường lớn, Nxb Văn học, Hà Nội.
    57. Trần Trí Dõi (1996), "Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt - Mường", Ngôn ngữ, số 3, Hà Nội.
    58. Phan Huy Dũng (1998), Kết cấu thơ trữ tình, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
    59. Phan Xuân Đạm, Nguyễn Nhã Bản (2009), Tiếng Việt trong lòng đất và trên mặt đất, Nxb Nghệ An.
    60. Phan Thị Đào (1998), Thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...