Thạc Sĩ Đặc điểm hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:

    MỞ ĐẦU


    1.1. Ngữ dụng học - chuyên ngành mới của Ngôn ngữ học - nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng, trong quan hệ với ngữ cảnh. "Xương sống" của Ngữ dụng học là lí thuyết về hành động ngôn ngữ. Việc nghiên cứu tiếng Việt dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ trong thực tế đã được quan tâm từ nhiều thập kỷ nay và sớm trở thành một ngành nghiên cứu khoa học. Nó quan tâm đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào chức năng ngữ học cũng như ngữ pháp, từ vựng của người nói và người nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp của người nói. Chính vì vậy, trong những năm gần đây việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhất là các hành động ngôn ngữ riêng biệt như hành động cam kết, điều khiển, bộc lộ v.v . Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về sự phối hợp các hành động ngôn ngữ trong thực hiện một mục đích giao tiếp lớn hơn, trong đó có các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn.
    1.2. Phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và trên truyền hình nói riêng giữ một vị trí quan trọng, góp phần thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu những tấm gương tiêu biểu, những phát minh, những cách làm mới, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác .v.v . Cùng với các thể loại báo chí khác, phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin, trong đó, hành động ngôn ngữ là một mắt xích quan trọng trong phỏng vấn. Nếu phóng viên, biên tập viên hay người dẫn chương trình không thể diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, rành mạch, thì hiệu quả đem lại từ cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ không cao.


    Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến, nó xuất hiện ngay từ khi nghề báo mới ra đời. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất. Cùng với đó, báo chí là loại hình sử dụng ngôn ngữ để phục vụ đời sống xã hội, có tác dụng định hướng dư luận và được coi là một trong những chuẩn mực về ngôn ngữ để mọi người học và làm theo, qua đó góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách linh hoạt để vừa đạt được mục đích thông tin tuyên truyền vừa đảm bảo tính lịch sự trong phỏng vấn đối với người xem truyền hình là cần thiết.
    1.3. Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, là diễn đàn của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên trong quá trình hình thành và phát triển cũng luôn đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới về nội dung và hình thức, trong đó có việc đổi mới về các phương pháp và kỹ năng phỏng vấn. Trong hầu hết các chương trình phát sóng hàng ngày, những chương trình liên quan đến phỏng vấn chiếm một thời lượng đáng kể. Để thực hiện những chương trình như vậy, mỗi phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình luôn phải quan tâm, nghiên cứu đến các lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc tìm hiểu về chuẩn ngôn ngữ cũng như các hành vi ngôn ngữ phi lời. Mặc dù các chương trình phỏng vấn luôn được chuẩn bị hết sức công phu (đặc biệt là những cuộc phỏng vấn trong các chương trình truyền hình trực tiếp), tuy nhiên nội dung mỗi cuộc phỏng vấn cũng còn những hạn chế nhất định, trong đó có hạn chế về thực hiện hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phép lịch sự.

    Từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn nghiên cứu về "Đặc điểm hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình" làm đề tài của luận văn. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi không khảo sát một cách toàn diện tất cả những vấn đề liên quan đến các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình mà chỉ đề cập đến những khia cạnh liên quan đến tính lịch sự của các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình.



    MỤC LỤC


    Trang


    MỞ ĐẦU .4


    1. Lý do chọn đề tài 4

    2. Lịch sử vấn đề 6

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8

    5. Phương pháp nghiên cứu .8

    6. Ý nghĩa của đề tài 9

    7. Bố cục của luận văn .9

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .11

    1.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ 11

    1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành động phát

    ngôn) 11

    1.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ 11

    1.1.2.1. Tiêu chí phân loại của J. Austin .11

    1.1.2.2. Tiêu chí phân loại của T. Searle .12

    1.1.2.3. Tiêu chí phân loại của D. Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và R.M.

    Harnish 1 4

    1.1.3. Điều kiện thực hiện hành động ngôn ngữ .15

    1.1.3.1. Điều kiện nội dung mệnh đề 15

    1.1.3.2. Điều kiện chuẩn bị .15

    1.1.3.3. Điều kiện chân thành .16

    1.1.3.4. Điều kiện căn bản 16

    1.2. Khái quát về lịch sự .16

    1.2.1. Lịch sự quy ước 16

    1.2.2. Lịch sự chiến lược 17

    1.2.2.1. Quan điểm của R. Lakoff .20

    1.2.2.2. Quan điểm của J. N. Leech .21

    1.2.2.3. Quan điểm của P. Brown và S. C. Lenvinson 22

    1.2.3. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt 24

    3. Hành động ngôn ngữ và lịch sự 30

    3.1. Hành động ngôn ngữ thỏa mãn tính lịch sự .30

    3.2. Hành động ngôn ngữ không thỏa mãn tính lịch sự 30

    4. Phỏng vấn và phỏng vấn truyền hình .30

    4.1. Khái niệm về phỏng vấn 31

    4.2. Phỏng vấn truyền hình .32

    4.3. Đặc điểm cơ bản của phỏng vấn truyền hình 35

    4.4. Yếu tố lịch sự trong phỏng vấn truyền hình 35

    Chương 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THỎA MÃN TÍNH LỊCH SỰ TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 37
    2.1 Hành động xưng hô .37

    2.1.1 Hình thức xưng hô 42

    2.1.2. Thành phần tham gia .42

    2.2. Hành động chào, cảm ơn, chúc tụng 43

    2.2.1. Hành động chào 43

    2.2.2. Hành động cảm ơn, chúc tụng 46

    2.3. Hành động khen .51

    2.3.1. Vài nét về hành động khen .51

    2.3.2. Một số đề tài khen trong phỏng vấn .51

    Tiểu kết .55

    Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ KHÔNG THỎA MÃN TÍNH LỊCH SỰ TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 56
    3.1 Hành động hỏi .56



    3.1.1. Khái niệm hành động hỏi 56

    3.1.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động hỏi 58

    3.1.2.1. Những yếu tố trong hành động hỏi 58

    3.1.2.2. Mức độ đe dọa thể diện của hành động hỏi .58

    3.2. Hành động yêu cầu, đề nghị 64

    3.2.1. Khái niệm hành động yêu cầu, đề nghị 64

    3.2.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong các hành động yêu cầu, đề nghị .65
    3.3. Hành động chê 66

    3.3.1. Khái niệm hành động chê 66

    3.3.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê 67

    3.3.2.1. Những yếu tố trong hành động chê nhằm đe dọa thể diện 67

    3.3.2.2. Mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê 68

    3.4. Hành động phi ngôn ngữ 71

    3.4.1. Khái niệm hành động phi ngôn ngữ 71

    3.4.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động phi

    ngôn ngữ 72

    3.5. Những biện pháp để giảm thiếu hiệu lực đe dọa thể diện khi

    phỏng vấn . .74

    3.5.1. Sử dụng biểu thức rào đón 74

    3.5.2. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp .76

    3.5.3. Các biện pháp khác 78

    Tiểu kết 8 1

    KẾT LUẬN 83

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...