Thạc Sĩ Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, cũng như quá trình hình thành và phát triển của từng nhân cách. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với hoạt động, giao tiếp đã trở thành một phương thức tồn tại xã hội của con người. K.Marx đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp và gián tiếp với họ”[53; 183].
    1.2. Người nghỉ hưu là lớp người đã có nhiều cống hiến cho xã hội, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Người nghỉ hưu giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình, xã hội nên việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, tiếp tục phát huy vai trò của họ không những thể hiện tình cảm, đạo lý, truyền thống mà còn có ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ hiện nay. Đó cũng là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội.
    Đối với người nghỉ hưu, sự thay đổi căn bản hoạt động, vị trí và vai trò xã hội đã làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ nói chung, giao tiếp nói riêng. Từ chỗ tham gia hoạt động chuyên môn hàng ngày, có điều kiện tiếp xúc với nhiều người chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, môi trường hoạt động bị thu hẹp, quan hệ xã hội và giao tiếp chính thức giảm đi, thay vào đó là các giao tiếp không chính thức. Phạm vi, đối tượng, nội dung giao tiếp của người nghỉ hưu có sự thay đổi khiến cho cuộc sống của họ có nhiều biến động Nhiều người không thích nghi được với giai đoạn mới của cuộc sống đã rơi vào trạng thái stress, rối loạn tâm thần, gây tác động xấu đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của bản thân cũng như những người thân trong giao đình họ. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu những đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu để có thể hiểu sâu hơn về giao tiếp nói riêng, đời sống tâm lý của họ nói chung và đưa ra các biện pháp hỗ trợ giúp người nghỉ hưu điều chỉnh hoạt động, giao tiếp để họ thích nghi tốt hơn với cuộc sống mới là việc làm có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lý luận.
    1.3. Ở Việt Nam trước đây, do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, đói nghèo . trong một thời gian dài, vấn đề người cao tuổi cũng như người nghỉ hưu ít được chú ý tới. Những năm gần đây, vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý. Một số Viện nghiên cứu, tổ chức, cơ quan đã quan tâm, nghiên cứu đến người cao tuổi như: Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi (Bộ Y Tế), Viện xã hội học, Báo Người cao tuổi . Nội dung của các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho người cao tuổi. Một số cơ quan đã phối hợp mở các cuộc điều tra xã hội học về người cao tuổi nhằm đưa ra một hệ thống an sinh xã hội đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi. Nhìn chung còn thiếu những công trình tiếp cận về giao tiếp của người nghỉ hưu từ góc độ khoa học tâm lý.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Chỉ ra đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội, đề xuất một số biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp cho người nghỉ hưu.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biểu hiện đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu gồm: 305 người nghỉ hưu hiện đang sống ở Hà Nội.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    4.1. Do sự thay đổi hoạt động nên nhu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức giao tiếp của người nghỉ hưu cũng có sự thay đổi. Nhu cầu GT của người nghỉ hưu không cao, người nghỉ hưu chủ yếu giao tiếp với người thân trong gia đình, nội dung giao tiếp chủ yếu về các vấn đề sức khỏe, các vấn đề trong cuộc sống gia đình, cá nhân, hình thức giao tiếp phong phú.
    4.2. Có nhiều yếu tố tác động đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội, trong đó, sự cảm nhận của người nghỉ hưu về vị thế, vai trò XH sau khi nghỉ hưu, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người nghỉ hưu, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư hiện nay, tính cách (hướng nội, hướng ngoại) của người nghỉ hưu là những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu GT của người nghỉ hưu như khái niệm GT, đặc điểm GT của người nghỉ hưu, các cấu thành của giao tiếp, biểu hiện, tiêu chí xem xét và các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội.
    5.2. Làm rõ thực trạng đặc điểm GT và những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp cho người nghỉ hưu ở Hà Nội.
    6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
    6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
    - Luận án chỉ tập trung tìm hiểu về những khía cạnh cơ bản trong GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội như: Đặc điểm nhu cầu GT, đặc điểm đối tượng GT, đặc điểm nội dung GT, đặc điểm hình thức GT.
    - Chỉ lựa chọn một số yếu tố ảnh hưởng đến GT của người nghỉ hưu, đó là các yếu tố cá nhân (tính cách, cảm nhận của người nghỉ hưu về vị thế, vai trò của họ trong GĐ và XH khi nghỉ hưu), các yếu tố XH (mối quan hệ trong GĐ người nghỉ hưu, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư hiện nay).
    - Do người nghỉ hưu ít có hoạt động chung, nên chỉ đề xuất biện pháp và xem xét qua nghiên cứu trường hợp, chứ không làm thực nghiệm về tính khả thi của biện pháp đề xuất.
    6.2.Giới hạn về khách thể nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu 305 khách thể là công chức, viên chức, công nhân nghỉ hưu ở Hà Nội. Đây là những người nghỉ hưu hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
    Chỉ nghiên cứu người nghỉ hưu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đặc điểm địa lý, kinh tế, XH các vùng miền như là một biến số độc lập ảnh hưởng đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu không được đặt ra trong nghiên cứu này.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp tiếp cận
    - Phương pháp tiếp cận liên ngành tâm lý học XH và tâm lý học cá nhân: Giao tiếp được các ngành tâm lý học xã hội, công tác xã hội và tâm lý học cá nhân nghiên cứu, do đó đặc điểm giao tiếp của NNH cần được xem xét theo tiếp cận liên ngành các khoa học này.
    - Phương pháp tiếp cận hoạt động và GT: Với tính chất là một cá nhân, chủ thể nào cũng có NCGT, nhu cầu XH đầu tiên có ở con người. GT có mặt trong mọi hoạt động của con người. GT và hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ XH giữa chủ thể này với chủ thể khác. Do đó, muốn tìm hiểu đặc điểm GT của người nghỉ hưu phải nghiên cứu thông qua các hoạt động thực tiễn của họ trong GĐ, XH và trong mối quan hệ của họ với những người khác.
    - Phương pháp tiếp cận phát triển và hệ thống: Con người là một thực thể XH, GT của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố tâm lý XH. Do đó, GT của người nghỉ hưu phải được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố và giá trị nhân cách của từng người. Luận án nghiên cứu đặc điểm GT của người nghỉ hưu dựa trên mối quan hệ của một số yếu tố như yếu tố cá nhân và yếu tố XH.
    Về hưu là một bước trong quá trình phát triển của đời người. Khi hoạt động của người nghỉ hưu thay đổi (về phạm vi, tính chất .) dẫn đến những thay đổi về tâm lý của họ, trong đó có GT. GT của người nghỉ hưu có thể xem như một bước phát triển mới trong cuộc đời của người nghỉ hưu.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
    7.2.1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
    7.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
    7.2.1.2. Phương pháp chuyên gia
    7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
    7.2.2.3. Phương pháp quan sát
    7.2.2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
    7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
    7.2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    8.1. Đóng góp về mặt lý luận
    Làm rõ lý luận về GT, đặc điểm GT, đặc điểm GT của người nghỉ hưu và các cấu thành như: nhu cầu giao tiếp (NCGT), đối tượng GT, nội dung GT, hình thức GT, tiêu chí và một số yếu tố cá nhân và XH tác động đến đặc điểm GT của người nghỉ hưu cũng như quan điểm lý luận về việc đề xuất các biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp cho người nghỉ hưu ở Hà Nội. Những kết quả này góp phần bổ sung thêm lý luận về GT nói chung và GT của người nghỉ hưu nói riêng.

    8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
    Đã xác định được rõ đặc điểm GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội là có NCGT cao, đối tượng GT chủ yếu với người thân trong gia đình và bạn bè là những người quen biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp, nội dung GT chủ yếu về vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hương, tâm linh, cuộc sống GĐ, cá nhân, hình thức GT khá phong phú.
    Các yếu tố tâm lý cá nhân và XH ảnh hưởng đến GT của người nghỉ hưu ở Hà Nội ở các mức độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của người nghỉ hưu về vai trò, vị thế của họ trong GĐ và XH là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thức GT của người nghỉ hưu, mối quan hệ trong GĐ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nội dung GT, nhu cầu GT của người nghỉ hưu , cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức XH dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư hiện nay là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng GT của người nghỉ hưu .
    Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp tâm lý tăng cường GT cho người nghỉ hưu ở Hà Nội thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong GĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức XH dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư.
    Những kết quả lý luận và thực tiễn của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách xã hội ở Việt Nam (đặc biệt là những chính sách về an sinh xã hội và những chính sách về người nghỉ hưu) cũng như việc chăm sóc người nghỉ hưu ở nước ta hiện nay.
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục về tài liệu nghiên cứu, gồm 3 chương sau:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
    - Chương 2: Tổ chức thực hiện và phương pháp nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội
    - Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội


    [B]DANH MỤC Tài liệu tham khảo
    [B]Tài liệu Tiếng Việt
    1. Hoàng Anh (chủ biên, 2004)[I] Giáo trình tâm lý học giao tiếp. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
    [B]2. Hoàng Anh (chủ biên, 2007),[I] Hoạt động- Giao tiếp – Nhân cách. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
    [B]3. Bộ Lao động Thương binh và XH (1999),[I] Người cao tuổi Việt Nam thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản lao động XH.
    [B]4. Lê Thị Bừng (2005), [I]Giao tiếp ứng xử tuổi trăng tròn. Nhà xuất bản Phụ nữ.
    [B]5. Nguyễn Liên Châu (1995),[I] Một số đặc điểm giao tiếp của Hiệu trưởng trường tiểu học. Luận án Tiến sĩ.
    [B]6. Phạm Khắc Chương (2006), [I]Văn hoá ứng xử trong gia đình. Nhà xuất bản Thanh niên.
    [B]7. Bùi Thế Cường (1999),[I] Nghiên cứu xã hội về người cao tuổi ở Việt Nam: Thử nhìn lại một chặng đường. Viện XH học.
    [B]8. Nguyễn Xuân Cường, Lê Trung Sơn, [I]Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây.Tạp chí dân số và phát triển số 3 năm 2004.
    [B]9. Thái Trí Dũng (2003),[I] Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê.
    [B]10. Vũ Dũng (2003).[I] Tâm lý học giao tiếp, Trường Cao đẳng Lao động Xã hội.
    [B]11. A.V.Dmittrijev (1980),[I] Những vấn đề xã hội của lớp người đứng tuổi. Người dịch Thái Hà, tài liệu lưu trữ tại phòng Thông tin – Tư liệu – thư viện Viện XH học.
    [B]12. Nguyễn Văn Đồng (2007),[I] Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh viên, Luận án Tiến sỹ.
    [B]13. Nguyễn Văn Đồng (2009),[I] Tâm lý học giao tiếp (phần lý thuyết). Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
    [B]14. Trần Thị Minh Đức (1995),[I] Giáo trình Tâm lý học xã hội. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
    [B]15. Điều lệ Bản hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12 CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ.
    [B]16. Trần Thị Thanh Hà (2006)[I], Một số kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng của Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở, Luận án Tiến sỹ.
    [B]17. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988),[I] Tâm lý học tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
    [B]18. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu (1989),[I] Hoạt động, Ý Thức, Nhân cách. Nhà xuất bản Giáo dục.
    [B]19. Phạm Minh Hạc (2002), [I]Tuyển tập Tâm lý học. Nhà Xuất bản Giáo dục.
    [B]20. Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hòa, Trần Trọng Thủy (đồng chủ biên 2002),[I] Hoạt động, giao tiếp và chất lượng giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    [B]21. Phùng Thị Hằng (2007),[I] Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng. Luận án Tiến sĩ.
    [B]22. Ngô Công Hoàn (1995), [I]Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em. Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
    [B]23. Ngô Công Hoàn (1992),[I] Một số vấn đề giao tiếp Sư phạm.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
    [B]24. Ngô Công Hoàn (1997),[I] Tâm lý học xã hội trong quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    [B]25. Lê Văn Hồng (1999),[I] Người cao tuổi với thế hệ trẻ, Tạp chí Tâm lý học, số 4 năm 1999.
    [B]26. Mai Xuân Huy (2005),[I] Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
    [B]27. Nguyễn Thế Huệ, [I]Thực trạng sức khỏe và đời sống người cao tuổi tại Hải Dương, Quảng Bình và Đắc Lắc.Tạp chí dân số và phát triển số 10 năm 2004.
    [B]28. Hoàng Mộc Lan (2007),[I] Động cơ tiếp tục hoạt động lao động của người nghỉ hưu ở Hà Nội .Tạp chí Tâm lý học số 10 năm 2007.
    [B]29. Nguyễn Phương Lan (2000),[I] Tiếp cận văn hóa người cao tuổi. Nhà xuất bản văn hóa – Thông tin.
    [B]30. Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh, Trần Quý Long (2011), [I]Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình. Tạp chí Nghiên cứu GĐ và Giới. Số 2 – 2011.[/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...